Bài giảng Tuần 21 tiết 41 : luyện tập chương 3

A . Mục tiêu

+ Củng cố hệ thống lại các đơn vị kiến thức đã học về : Tính chất của phi kim , clo , cacbon , silic , oxit của cacbon và tính chất của muối cacbonat, cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học , hiểu được kĩ hơn về ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học .

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 21 tiết 41 : luyện tập chương 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Tiết 41 : Luyện tập chương 3 Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu + Củng cố hệ thống lại các đơn vị kiến thức đã học về : Tính chất của phi kim , clo , cacbon , silic , oxit của cacbon và tính chất của muối cacbonat, cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học , hiểu được kĩ hơn về ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học . + Rèn luyện kĩ năng : Chọn chất thích hợp, lập sơ đồ dãy biến đổi giữa các chất , viết ptpư , xây dựng sự biến đổi giữa các chất và cụ thể hoá thành dãy biến đổi cụ thể và ngược lại , viết được ptpư biểu diễn sự biến đổi đó , biết vận dụng bảng tuần hoàn một cách thành thạo . + Tiếp tục phát triển tư duy lôgic cho học sinh + Giáo dục cho các em tính cẩn thận , ý thức học tập bộ môn B . Chuẩn bị Gv : Hệ thống câu hỏi , bài tập để hướng dẫn học sinh hoạt động , bảng phụ Hs : Ôn tập các đơn vị kiến thức cơ bản của chương 3 C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ ) 3 . Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 I . Các kiến thức cần nhớ ( 13 phút ) Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập : Cho các chất sau đây : SO2 , S , Fe , H2S. Hãy lập sơ đồ biến đổi gồm các chất trên để thể hiện tính chất hoá học của phi kim lưu huỳnh . Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hoá trên Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại chất đó Gv : Cho học sinh nhận xét sửa sai . Gv : Cho sơ đồ biến đổi sau : HCl Cl2 NaClO FeCl3 Viết phương trình biểu diễn biến hoá trên . Dựa vào sơ đồ sự biến đổi giữa chất cụ thể trên . Em hãy lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất thể hiện tính chất hoá học của clo . Gv : Cho học sinh nhận xét bổ sung . Gv : Treo tiếp bảng phụ với nội dung bài tập . Viết phương trình phản ứng thực hiện biến hoá theo so đồ sau : ( Sơ đồ như sách giáo khoa ) Gv : Nêu cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ? Ô nguyên tố cho biết những gì ? Thế nào là chu kì ? Thế nào là nhóm nguyên tố ? Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học em biết được gì về nguyên tố ô thứ 16 . 1 . Tính chất hoá học của phi kim H2S S SO2 FeS Phương trình hoá học t0 S + H2 H2S t0 S + O2 SO2 t0 S + Fe FeS Hiđro oxi Hợp chất P. kim Oxitaxit kim loại Muối 2 Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể . Hs : Viết phương trình hoá học t0 Cl2 + H2 2 HCl Cl2+2 NaOH NaCl+NaClO+H2O t0 3 Cl2 + 2 Fe 2 FeCl3 Hs : Nêu sơ đồ như sơ đồ 2 sgk Hs : Viết phương trình phản ứng thực hiện biến hoá theo sơ đồ ( Có thể có các phương trình phản ứng khác nhau) Hs : Vai trò của các bon trong phản ứng : Luôn thể hiện tính khử 4 . Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học . a . Cấu tạo : Gồm có ô nguyên tố , chu kì , nhóm b . Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học c . ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học . Hoạt động 2 Luyện tập ( 30 phút ) Gv : Lần lượt dùng bảng phụ để giới thiệu nội dung bài tập Hs : Độc lập suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm và làm bài trên bảng nhóm Đại diện các nhóm nêu bài làm của nhóm . Các nhóm khác nhận xét bổ sung Gv : Uốn nắn sửa sai . Bài tập1 : Cho các nguyên tố : Cl ; S ; Si ; Ca ; Na ; Mg Hãy cho biết nguyên tố nào trong các nguyên tố trên : a , Cùng chu kì với S . b , Có công thức oxit cao nhất dạng RO3 c , Đơn chất tương ứng tác dụng với nước tạo ra 2 axit d , Có mặt trong thành phần thuỷ tinh thường . e , Có tính kim loại mạnh hơn Mg . f , Oxit cao nhất là thành phần chính của cát . Bài tập 2 : R là một nguyên tố phi kim ở nhóm VII trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học . Hợp chất khí của R với hiđro chứa 2,74 % hiđro về khối lượng . a , Xác định tên nguyên tố R b , So sánh tính phi kim của nguyên tố R với P , S , F Hs : Trao đổi nhóm và trình bày cách giải trên bảng nhóm . Đại diện nhóm nêu cách làm : a , R thuộc nhóm VII nên công thức với hợp chất khí giữa R với hiđro có dạng RH % R trong RH = 100 – 2,74 = 97,26 % Suy ra : R = 35,5 ( đvC ) . Do đó nguyên tố đó là nguyên tố Clo ( Cl ) b , Tính phi kim của R so với P , S , F : F > Cl > S > P Bài tập 3 : ( Bài tập 5 / 103 sgk ) Hs : Các nhóm thảo luận theo nhóm và trình bày lời giải trên bảng phụ . Gv : Thu bảng nhóm rồi cho học sinh nhận xét sửa sai . Hs : Trình bày lời giải a , Gọi công thức hoá học của oxit sắt : FexOy Phương trình hoá học : FexOy + y CO x Fe + y CO2 Số mol Fe : . Từ đó số mol của FexOy là Ta có ( 56 x + 16 y ) . = 32 . Từ đó ta có : Vậy công thức của oxit sắt là : Fe2O3 b , Khí sinh ra là CO2 cho vào bình nước vôi trong có phản ứng : CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Số mol của CO2 là : . Số mol của CaCO3 là 0,6 ( mol ) Khối lượng kết tủa thu được : 0,6 . 100 = 60 ( g ) 4 . Củng cố : Đã củng cố trong giờ 5 . Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) Hướng dẫn giải bài tập 6 / 103 sgk Làm bài tập còn lại trong sách giáo khoa Dặn dò và chuẩn bị cho tiết thực hành ở bài 33 /104 sgk D . Rút kinh nghiệm Tiết 42 Thực hành tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu + Học sinh được củng cố thêm về các tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của phi kim . + Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thiết bị thí nghiệm , kĩ năng viết các phương trình phản ứng xảy ra của thí nghiệm . + Tiếp tục phát triển tư duy logic cho học sinh thông qua việc nhận biết một số hợp chất trong bài toán nhận biết + Giáo dục cho các em tính cẩn thận trong quá trình tiến hành các thí nghiệm thực hành . B . Chuẩn bị Gv : Bộ giá thí nghiệm ( 4 bộ ) và các dụng cụ thí nghiệm như các thí nghiệm trong sgk Hs : Đọc trước bài mới C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ 3 . Bài mới 1 . Thí nghiệm 1 : ( 10 phút ) Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao . Tiến hành thí nghiệm : Lấy một thìa con hỗn hợp đồng ( II ) oxit và bột than cho vào ống nghiệm A Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thuỷ tinh , đầu ống dẫn được đưa vào trong ống nghiệm khác có chứa dung dịch Ca(OH)2 . Dùng ngọn đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm , sau đó tập trung đun vào đáy ống nghiệm chứa hỗn hợp CuO và C . Gv : Hướng dẫn học sinh vừa đun vừa quan sát sự chuyển đổi màu của CuO và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2. Sau đó khoảng 4-5 phút , bỏ ống nghiệm B ra khỏi ống dẫn . Quan sát kĩ hỗn hợp chất rắn trong ống nghiệm A . Viết phương trình phản ứng , giải thích hiện tượng quan sát được . GV : Lưu ý bột CuO được bảo quản trong lọ kín khô , than mới điều chế được nghiền nhỏ , sấy khô . Lấy khoảng 1 phần bột CuO với 2 –3 phần bột than trộn thật đều 2. Thí nghiệm 2 : ( 10- phút) Nhiệt phân muối NaHCO3 Tiến hành thí nghiệm : Lấy khoảng 1 thìa nhỏ NaHCO3 cho vào đáy ống nghiệm , đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm theo ống dẫn thuỷ tinh . Dẫn đầu ống thuỷ tinh vào ống nghiệm khác đựng dung dịch Ca(OH)2 . Dùng ngọn đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm , sau đó tập trung đun nóng đáy ống nghiệm chứa NaHCO3 Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng xảy ra , giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra 3 . Thí nghiệm 3 : Nhận biết muối cácbonat và muối clorua Tiến hành thí nghiệm : Gv hướng dẫn học sinh nhận xét để phân loại các chất và xác định cách tiến hành thí nghiệm như sách giáo khoa 4 . Viết bản tường trình : ( 10 phút ) Gv : Hướng dẫn học sinh viết bản tường trình 5 . Thu dọn và vệ sinh phòng học ( 2 phút ) 6 . Hướng dẫn về nhà ( 2 phút ) + Ôn lại các loại hợp chất vô cơ + Đọc trước bài : “ Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ ” D . Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA HOC 9 TUAN 21.doc
Giáo án liên quan