Kiến thức kĩ năng cần đạt:
- Củng cố vị trí nhóm halogen trong BTH.
- Củng cố tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen
- Củng cố tính chất hoá học và điều chế Cl2.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi + bài tập
2. Học sinh : Sách vở ghi chép, học bài, làm bài tập ở nhà
14 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 22: Ôn tập về nhóm halogen và clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2012
Tuần : 22:
Ôn tập về nhóm halogen và clo
I. Kiến thức kĩ năng cần đạt:
- Củng cố vị trí nhóm halogen trong BTH.
- Củng cố tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm halogen
- Củng cố tính chất hoá học và điều chế Cl2.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi + bài tập
2. Học sinh : Sách vở ghi chép, học bài, làm bài tập ở nhà.
III. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định lớp
* HĐ 1: Cho biết tên và vị trí của các nguyên tố nhóm halogen trong BTH.
* HĐ 2: tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm halogen là gì? Vì sao?
* HĐ 3: từ F -> I tính oxi hoá biến đổi như thế nào?Vì sao?
* HĐ 4: cho biết các mức oxi hoá của các nguyên tố nhóm halogen?
* HĐ 5: trình bày tính chất hoá học của Cl2. Lấy ví dụ.
* HĐ 6:
Cho biết phương pháp điều chế Cl2 trong PTN, trong CN.
* HĐ 7:
Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau:
a) HNO3 + HCl NO2 + Cl2 + H2O
b) HClO3 + HCl Cl2 + H2O
* Hoạt động 8: Gv củng cố lại toàn bài, ra bài tập về nhà.
* HĐ 1: Hs trả lời
Nhóm halogen gồm các nguyên tố : F, Cl, Br, I
Thuộc nhóm VIIA, từ chu kỳ 2 đến chu kỳ 6, nằm trước các nguyên tố khí hiếm trong mỗi chu kỳ.
* HĐ 2: Hs trả lời
Các nguyên tố nhóm halogen có tính oxi hoá mạnh vì nguyên tử của chúng có 7e ở lớp ngoài cùng có khuynh hướng nhận thêm 1e để đạt cấu hình bền của khí hiếm gần nhất.
* HĐ 3: Hs trả lời
Từ F -> I tính oxi hoá giảm dần do bán kính nguyên tử tăng dần làm giảm khả năng hút e( nhận e), độ âm điện giảm dần => tính oxi hoá giảm dần.
* HĐ 4: Hs trả lời
- F : chỉ có số oxi hoá -1 trong tất cả các hợp chất vì F có độ âm điên lớn nhất.
- Cl, Br, I : có số oxi hoá -1 trong hợp chất với kim loại và H. có số oxi hoá +1,+3,+5,+7 trong hợp chất với O.
* HĐ 5: Hs lên bảng trình bày
- Cl2 có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với kim loại và H2.
3Cl2 + 2Fe 2FeCl3
Cl2 + H2 2HCl
- Cl2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử khi tác dụng với H2O
Cl2 + H2O HClO + HCl
* HĐ 6: Hs lên bảng trình bày
+ trong PTN: cho HCl đặc tác dụng với các chất oxi hoá MnO2, KMnO4…
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2+2 H2O
16HCl + 2KMnO4 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
+ Trong CN: điện phân dd NaCl có màng ngăn.
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
* HĐ 7: Hs lên bảng cân bằng
a) HNO3 + HCl NO2 + Cl2 + H2O
HNO3 : chất oxi hoá
HCl : chất khử
1 qt oxi hoá
2 qt khử
2HNO3 + 2HCl 2NO2 + Cl2 + 2H2O
b) HClO3 + HCl Cl2 + H2O
HClO3 : chất oxi hoá
HCl : chất khử
5 qt oxi hoá
1 qt khử
HClO3 + 5HCl 3Cl2 + 3H2O
* Hoạt động 8: Hs lắng nghe.
IV. Củng cố dặn dò – Bài tập về nhà:
Ôn tập lại toàn bộ lý thuyết. Làm bài tập trong SGK và SBT .
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Ngày soạn: 19/01/2012
Tuần : 23
Ôn tập về axit clohiđric và muối clorua
I. Kiến thức kĩ năng cần đạt:
- Củng cố kiến thức về tính chất của axit clohidric và muối clorua.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài tập nhận biết, hoàn thành sơ đồ phản ứng.
- Sửa bài tập trong SGK.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi + bài tập
2. Học sinh : Sách vở ghi chép, học bài, làm bài tập ở nhà.
III. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định lớp
* HĐ 1: Hãy cho biết tính chất hoá học của dd HCl. Viết ptpu chứng minh.
Gv cho Hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
* HĐ 2: Để nhận biết dung dịch HCl và muối clorua ta dùng thuốc thử nào? Hiện tượng gì xảy ra?
* HĐ 3: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
NaCl Cl2HCl
KClAgClCl2
* HĐ 4: Nhận biết các dung dịch sau: HCl, HNO3, NaOH, NaCl, NaNO3.
* HĐ 5: sửa bài 6 trang 106
Sục khí Cl2 qua dd Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Viết ptpu.
* HĐ 6: sửa bài 3 trang 106
Cho H2SO4(đ), H2O, KCl (rắn). Hãy điều chế HCl theo 2 cách.
* HĐ 7 : Gv củng cố lại toàn bài, ra bài tập về nhà.
* HĐ 1: Hs lên bảng trình bày
+ Dd HCl là một axit mạnh.
- làm quỳ tím hoá đỏ
- tác dụng với bazo, oxit bazo
3HCl + Fe(OH)3 FeCl3 + 3H2O
6HCl + Fe2O3 2FeCl3 + 3H2O
- tác dụng với muối
HCl + AgNO3 AgCl + HNO3
- tác dụng với kim loại đứng trước H2
2HCl + Zn ZnCl2 + H2
+ dung dịch HCl đặc có tính khử
Tác sụng với các chấy oxi hoá MnO2, KMnO4…
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
* HĐ 2: hs trả lời.
Nhận biết dd HCl và muối clorua ta dùng dd AgNO3.
Hiện tượng : có kết tủa trắng tạo thành.
HCl + AgNO3 AgCl+ HNO3
NaCl + AgNO3 AgCl+ NaNO3
* HĐ 3: Hs lên bảng hoàn thành sơ đồ phản ứng.
1. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
2. Cl2 + H2 2HCl
3. HCl + KOH KCl + H2O
4. KCl + AgNO3 AgCl + KNO3
5. 2AgCl 2Ag + Cl2
* HĐ 4: Hs lên bảng trình bày.
- Trích mẫu thử.
- Cho quỳ tím vào các mẫu thử , quan sát:
+ quỳ tím hoá đỏ: dd HCl, HNO3.
+ quỳ tím hoá xanh : dd NaOH.
+ quỳ tím không đổi màu : dd NaCl, NaNO3.
- Cho dd AgNO3 vào 2 mẫu thử : dd HCl, HNO3, qsat
+ Mẫu thử có kết tủa trắng : dd HCl
HCl + AgNO3 AgCl+ HNO3
+ Mẫu thử không có hiện tượng gì : dd HNO3
- Cho dd AgNO3 vào 2 m thử : dd NaCl, NaNO3, qsat
+ Mẫu thử có kết tủa trắng : dd NaCl
NaCl + AgNO3 AgCl+ NaNO3
+ Mẫu thử không có hiện tượng gì : dd NaNO3
* HĐ 5: Hs trả lời.
Cl2 + H2O HCl + HClO
2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2O
* HĐ 6: Hs lắng nghe, ghi chép.
C1 : H2SO4(đ) + KCl KHSO4 + HCl
C2 : 2KCl + 2H2O 2KOH + Cl2 + H2
Cl2 + H2 2HCl
* HĐ 7: Hs lắng nghe.
IV. Củng cố dặn dò – Bài tập về nhà:
Ôn tập lại toàn bộ lý thuyết. Làm bài tập trong SGK và SBT .
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Ngày soạn: 30/01/2012
Tuần : 24:
Ôn tập về tính chất của clo và hợp chất có oxi của clo
I. Kiến thức kĩ năng cần đạt:
- Củng cố ôn tập tính chất hoá học của Cl2 và hợp chất của clo.
- Chữa bài tập trong SGK + BTHH 10.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên :
Chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi + bài tập
2. Học sinh :
Sách vở ghi chép, học bài, làm bài tập ở nhà.
III. Tiến trình bài – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định lớp
* HĐ 1: Hãy cho biết một số hợp chất có oxi của clo mà em đã học?
* HĐ 2: Cho biết tính chất hoá học của các hợp chất trên?
* HĐ 3: điều chế nước Javen, clorua vôi như thế nào?
* HĐ 4: Trong PTN có các hoá chất : NaCl, MnO2, NaOH, H2SO4(đ). Ta có thể điều chế được nước Javen không?
* HĐ 5: Trong PtN có CaO, H2O, MnO2, H2SO4 70%( D = 1,61g/ml), NaCl. Hỏi phải dùng những chất gì và với lượng là bao nhiêu để điều chế 254g CaOCl2.
Điều chế HCl như thế nào? Viết pt.
Điều chế Cl2 như thế nào ? viết pt.
Điều chế Ca(OH)2 như thế nào? Viết pt.
Viết pt điều chế clorua vôi?
Gv hướng dẫn Hs làm phần định lượng.
* HĐ 7 : Gv củng cố lại toàn bài, ra bài tập về nhà.
* HĐ 1: Hs trả lời.
- Nước Javen, clorua vôi
* HĐ 2: hs trả lời.
Chúng đều có tính oxi hoá mạnh nên được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy…
* HĐ 3: Hs lên bảng trình bày.
+ Nước Javen
- Sục khí Cl2 vào dung dịch kiềm ở nhiệt độ thường.
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
- Điện phân dd NaCl không có màng ngăn
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
Hoặc NaCl + H2O NaClO + H2
+ Clorua vôi
Cl2 + Ca(OH)2(sữaCaOCl2 + H2O
* HĐ 4: Hs lên bảng trình bày.
Ta điều chế được nước Javen
H2SO4(đ) + NaCl NaHSO4 + HCl
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2+2 H2O
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
* HĐ 5: Hs nghe Gv hướng dẫn, ghi chép.
H2SO4(đ) + NaCl NaHSO4 + HCl (1)
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2+2 H2O (2)
CaO + H2O Ca(OH)2 (3)
Cl2 + Ca(OH)2(sữaCaOCl2 + H2O (4)
Theo (4) :
Theo (3) :
=> mCaO = 56.2 = 112 (g)
Theo (2) :
=> 2.87 = 176 (g)
Theo (2) :
Theo (1) :
=> mNaCl = 8.58,5 = 468(g)
= 98.8 = 784(g)
* HĐ 7: Hs lắng nghe.
IV. Củng cố dặn dò – Bài tập về nhà: Ôn tập lý thuyết. Làm bài tập trong SGK bài 5.22/39 và SBT bài 5.27/40.
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Ngày soạn: 05/2/2012
Tuần : 25
Ôn tập về flo, brom, iot
I. Kiến thức kĩ năng cần đạt:
- Củng cố kiến thức bài Flo – Brom – Iot .
- So sánh tính oxi hoá của F2, Cl2, Br2, I2.
- Sửa các bài tập trong SGK.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi + bài tập
2. Học sinh : Sách vở ghi chép, học bài, làm bài tập ở nhà.
III. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định lớp
* HĐ 1: So sánh tính oxi hoá của các đơn chất F2, Cl2, Br2, I2. viết ptpu chứng minh.
Gv cho Hs lên bảng trình bày.
Gv cho Hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
* HĐ 2: Phản ứng của các đươn chất halogen với nước xảy ra như thế nào? Viết ptpu.
* HĐ 3: Muối NaCl có lẫn tạp chất NaI.
a) Làm thế nàoCMR trong muối NaCl có lẫn NaI.
b) Làm thế nào để có NaCl tinh khiết.
Gv cho 1 Hs khá lên bảng.
* HĐ 4: quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dd KI có HTB. Viết ptpu.
* HĐ 5: Làm thế nào để phân biệt các dung dịch : NaCl, NaF, NaBr, NaI.
* HĐ 6:
I2 có lẫn tạp chất là NaI. Làm thế nào để thu được I2 tinh khiết.
* HĐ 7 : Gv củng cố lại toàn bài, ra bài tập về nhà.
* HĐ 1: Hs lên bảng trả lời.
Tính oxi hoá của F2 > Cl2 > Br2 > I2
F2 + H2 2HF
Cl2 + H2 2HCl
Br2 + H2 2HBr
I2 + H2 2HI
* HĐ 2: hs trả lời.
F2 + H2O 2HF + O2
Cl2 + H2O HCl + HClO
Br2 p/ư với H2O chậm hơn Cl2
Br2 + H2O HBr + HBrO
I2 + H2O
* HĐ 3: Hs khá lên bảng trình bày.
a) Lấy 1 ít muối NaCl có lẫn tạp chất hoà tan vào nước. Sau đó cho 1 ít hồ tinh bột vào dd trên. Sục khí Cl2 vào hỗn hợp, nếu thấy HTB hoá xanh => NaCl có lẫn NaI.
Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2
I2 + HTB dd màu xanh đặc trưng.
b) Hoà tan hỗn hợp vào H2O, sục khí Cl2 dư vào hỗn hợp trên.Cho xăng vào hỗn hợp rồi dùng phễu chiết tách riêng I2 và dd NaCl. Cô cạn dd được NaCl tinh khiết.
* HĐ 4: Hs khá trình bày.
- dung dịch xuất hiện màu xanh đặc trưng do có I2 tạo thành tác dụng với HTB.
Cl2 + 2KI 2KCl + I2
- Vẫn tiếp tục cho khí Cl2 vào thì :
Cl2 + H2O HCl + HClO
- HClO có tính oxi hoá mạnh, có khả năng tẩy màu nên ta sẽ thấy màu xanh bị mất dần. cuối cùng dd không còn màu xanh nữa.
* HĐ 5: Hs trả lời
Mt
TT
NaCl
NaF
NaBr
NaI
Dd AgNO3
trắng
Ko hiện tượng
vàng nhạt
vàng đậm
NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3
NaBr + AgNO3 AgBr + NaNO3
NaI+ AgNO3 AgI + NaNO3
* HĐ 6: Hs trả lời
Cho hỗn hợp trên vào ống nghiệm đun nóng, I2 thăng hoa. Ngưng tụ được I2 rắn tinh khiết.
Hoặc hoà tan hỗn hợp vào H2O, chỉ có NaI tan I2 không tan ta thu được I2.
* HĐ 7 : Hs lắng nghe
IV. Củng cố dặn dò – Bài tập về nhà:
Ôn tập lý thuyết. Làm bài tập trong SGK và SBT.
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Ngày soạn: 12/02/2012
Tuần : 26
Luyện tập Nhóm Halogen
I. Kiến thức kĩ năng cần đạt:
- Củng cố tính chất của các nguyên tố nhóm halogen và hợp chất của chúng.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài tập nhận biết, hoàn thành sơ đồ phản ứng, bài tập định lượng.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi + bài tập
2. Học sinh : Sách vở ghi chép, học bài, làm bài tập ở nhà.
III. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định lớp
* HĐ 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng( ghi rõ đk)
NaClCl2HClCaCl2AgCl
(5) (6)
NaClO CaOCl2 HClO
Gv cho Hs lên bảng trình bày.
Gv cho Hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
* HĐ 2: Bằng phương pháp hoá học nào có thể xác định :
a) Cl2 lẫn trong khí HCl
Có thể dùng quỳ tím ẩm để nhận biết. lúc đầu quỳ tím ẩm hoá đỏ, sau đó mất màu đỏ do Cl2 + H2O HCl + HClO .
b) Thu được Cl2 từ hỗn hợp khí ở câu a.
c) Thu được HCl từ hỗn hợp khí ở câu a.
cho hỗn hợp tác dụng với Cu, chỉ có Cl2 phản ứng.
* HĐ 3: Bằng phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch sau : KCl, KF, KI, KBr.
Gv cho 1 Hs trung bình lên bảng.
* HĐ 4:
Cho hỗn hợp A gồm Cu và Mg vào dd HCl dư thu được 5,6lit khí và 1 chất rắn không tan B. Dùng dd H2SO4 (đặc)nóng để hoà tan Bthu được 2,24 lít SO2. các khí đo ở đktc.
a) viết các ptpu xảy ra.
b) tính khối lượng hỗn hợp A ban đầu.
* HĐ 7 : Gv củng cố lại toàn bài, ra bài tập về nhà.
* HĐ 1: Hs lên bảng hoàn thành.
1. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
2. Cl2 + H2 2HCl
3. 2HCl + CaO CaCl2 + H2O
4. CaCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Ca(NO3)2
5. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
6. Cl2 + Ca(OH)2(sữaCaOCl2 + H2O
7. 2CaOCl2 + CO2 + H2O CaCl2 + CaCO3 + 2HClO
* HĐ 2: hs trả lời.
a) Cho hỗn hợp khí qua dd NaBr hoặc NaI, Cl2 sẽ oxi hoá NaBr hoặc NaI thành Br2 hoặc I2=> dd không màu ban đầu sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu.
Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2
b) Cho hỗn hợp khí trên tác dụng với MnO2, HCl bị oxi hoá thành Cl2.
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2+2 H2O
c) Cho hỗn hợp khí qua H2 nung nóng , Cl2 sẽ chuyển thành HCl
H2 + Cl2 2HCl
* HĐ 3: Hs lên bảng trình bày.
Mt
TT
KCl
KF
KBr
KI
Dd AgNO3
trắng
Ko hiện tượng
vàng nhạt
vàng đậm
KCl + AgNO3 AgCl + KNO3
KBr + AgNO3 AgBr + KNO3
KI+ AgNO3 AgI + KNO3
* HĐ 4: Hs khá lên bảng trình bày.
a)
Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1)
Cu + 2H2SO4(đ) CuSO4 + SO2 + 2H2O (2)
b)
Theo (1) :
=> mMg = 0,25.24 = 6(g)
Theo (2) :
MCu = 0,1.64 = 6,4(g)
mA = mMg + mCu = 6 + 6,4 = 12,4 (g)
* HĐ 7 : Hs lắng nghe
IV. Củng cố dặn dò – Bài tập về nhà:
Ôn tập lý thuyết. Làm bài tập trong SGK và SBT.
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
Ngày soạn: 19/02/2012
Tuần : 27
Ôn tập chương 5
I. KiÕn thøc kÜ n¨ng cÇn ®¹t:
- Củng cố , hệ thống hoá toàn bộ kiến thức chương 5 dưới dạng bài tập nhận biết , hoàn thành sơ đồ phản ứng.
- Rèn luyện kỹ năng làm bài tập định lượng.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi + bài tập
2. Học sinh : Sách vở ghi chép, học bài, làm bài tập ở nhà.
III. Tiến trình bµi học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định lớp
* HĐ 1: Viết các ptpu chứng minh tính oxi hoá giảm từ F -> I.
Gv cho Hs lên bảng trình bày.
Gv cho Hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
* HĐ 2: Nêu thuốc thử và hiện tượng quan sát được để nhận biết các ion Cl-, Br-,I-.
* HĐ 3: Khí O2 có lẫn tạp chất là khí Cl2. làm thế nào để loại bỏ được tạp chất đó.
* HĐ 4: Gv cho Hs làm bài 6/119 SGK.
Viết các ptpu của HCl với MnO2, KMnO4 , K2Cr2O7 .
Tìm số mol của MnO2, KMnO4 , K2Cr2O7 .
Vậy phản ứng nào thu được nhiều Cl2 nhất?
Các chất oxi hoá có số mol bằng nhau thì ptpu nào thu được nhiều Cl2 nhất?
* HĐ 5 :
Cho 19,05 (g) hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí (đktc). Xác định % theo khối lượng của hỗn hợp muối.
* HĐ 6 : Gv củng cố lại toàn bài, ra bài tập về nhà.
* HĐ 1: Hs lên bảng hoàn thành.
F2 + H2 2HF
Cl2 + H2 2HCl
Br2 + H2 2HBr
I2 + H2 2HI
* HĐ 2: hs trả lời: dùng thuốc thử AgNO3
+ AgNO3 AgCl trắng +
+ AgNO3 AgBrvàng nhạt +
+ AgNO3 AgI vàng đậm +
* HĐ 3:
Dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch NaOH dư, Cl2 tác dụng hết với NaOH dư, thu được O2.
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
* HĐ 4: Hs khá lên bảng trình bày.
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2+2 H2O (1)
16HCl + 2KMnO4 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O+ 2KCl (2)
K2Cr2O7 + 14HCl 2CrCl3 + 2KCl + Cl2 + 7H2O (3)
a)
Theo (1) : =0,0115a(mol)
Theo (2) :
Theo (3) :
=> (2) thu được nhiều Cl2 nhất.
b)
Theo (1) :
Theo (2) :
Theo (3) :
=> (3) thu được nhiều Cl2.
* HĐ 5 :
KF + H2SO4 KHSO4 + HF (1)
KCl + H2SO4 KHSO4 + HCl (2)
Gọi x,y lần lượt là số mol của KF và KCl.
mhh = 58x + 74,5y = 19,05 (3)
nkhí =
Theo (1),(2) : x + y = 0,3 (4)
Từ (3), (4) : x = 0,2
y = 0,1
% mKF =
% mKCl = 39,11%
* HĐ 6 : Hs lắng nghe
Tuần: 28
Ngày soạn: 03/3/2012
Ôn tập: OXI - LƯU HUỲNH
I. Kiến thức kĩ năng cần đạt:
- Củng cố kiến thức về tính chất của oxi – lưu huỳnh .
- So sánh tính chất hoá học của O2 và O3, O2 và S.
- Viết được các ptpu chứng minh tính chất của O2, S.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Chuẩn bị giáo án, hệ thống câu hỏi + bài tập
2. Học sinh : Sách vở ghi chép, học bài, làm bài tập ở nhà.
III. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Ổn định lớp
* HĐ 1:
Viết cấu hình e của 8O, 16S từ đó suy ra tính chất hoá học của Oxi, lưu huỳnh.
Gv cho Hs lên bảng trình bày.
Gv cho Hs nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
* HĐ 2: cho biết độ âm điện của O, S, F. có kết luận gì về tính oxi hoá của O, S, F.
* HĐ 3: Ngoài tính oxi hoá, S còn có tính chất hoá học gì nữa? vì sao?
* HĐ 4: So sánh tính chất hoá học của O2 và S.
* HĐ 5: O3 là dạng thù hình của O2. O3 có tính chất gì? So sánh tính chất hoá học của O2, O3.
* HĐ 6:
Để phân biệt O2 và O3 người ta dùng thuốc thử nào? Viết ptpu.
* HĐ 7 : hoàn thành sơ đồ phản ứng
1) KMnO4 O2SO2
(6) (5) (4) (3)
SO3
KClO3 CuO CO2
2)
* HĐ 8 : Gv củng cố lại toàn bài
* HĐ 1: Hs lên bảng trả lời.
8O : 1s22s22p4
16S : 1s22s22p63s23p4
O, S đều có 6e ở lớp ngoài cùng, có khuynh hướng nhận thêm 2e để đạt cấu hình bền => thể hiện tính oxi hoá.
* HĐ 2: hs trả lời.
O có độ âm điện là 3,44
S có độ âm điện là 2,58
F có độ âm điện là 3,98
Tính oxi hoá của F > O > S.
* HĐ 3:
Ngoài tính oxi hoá thể hiện khi tác dụng với kim loại và H2(có mức oxi hoá -2), S còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh và có mức oxi hoá +4,+6
* HĐ 4: Hs khá trình bày.
- Giống nhau : đều có tính oxi hoá. Tác dụng với kim loại và H2 tạo hợp chất có thành phần tương tự nhau:
Vd : O2 + Na Na2O
S + Na Na2S
- Khác nhau : + O2 có tính oxi hoá mạnh hơn S
+ S có tính khử, O2 thì không
S + O2 SO2
* HĐ 5: Hs trả lời
O3 có tính oxi hoá mạnh do dễ bị phân huỷ tạo O dưới tác dụng của tia tử ngoại.
O3 O2 + O
- Giống nhau : đều có tính oxi hoá mạnh: oxi hoá hầu hết các kim loại, nhiều phi kim và hợp chất.
- Khác nhau : O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2.
O2 + Ag
O3 + Ag Ag2O + O2
* HĐ 6: Hs trả lời
Dùng dung dịch KI có hồ tinh bột. Hồ tinh bột bị hoá xanh là O3.
O3 + 2KI + H2O 2KOH + I2 + O2
* HĐ 7 : Hs lên bảng hoàn thành sơ đồ phản ứng.
1)
1. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2. O2 + S SO2
3. 2SO2 + O2 2SO3
4. O2 + C CO2
5. O2 + Cu CuO
6. 2KClO3 2KCl + O2
2)
1. S + Fe FeS
2. S + O2 SO2
3. S + H2 H2S
4. S + 3F2 SF6
5. S + 2Na Na2S
* HĐ 8: Học sinh lắng nghe.
IV. Củng cố dặn dò – Bài tập về nhà: Ôn tập lý thuyết. Làm bài tập trong SGK và SBT.
V. Rút kinh nghiệm – Bổ sung:
File đính kèm:
- Giao an tu chon 10CB theo Chuan KTKN.doc