I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức: Biết được:
- Thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi
- Phản ứng cháy của S trong không khí và oxi
2.Kĩ năng:
- Lắp dụng cụ điều chế khí oxi bằng phương pháp nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3 . Thu 2 bình khí oxi , một bình theo phương pháp nay không khí , một bình theo phương pháp nay nước
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 10630 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 24 tiết : 45 bài 30: bài thực hành 4 điều chế – - Thu khí oxi và thử tính chất của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24
Tiết : 45
Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4
ĐIỀU CHẾ – - THU KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI
Ngày soạn: 16/2/2013
Ngày dạy : 18/2/2013
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức: Biết được:
Thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi
Phản ứng cháy của S trong không khí và oxi
2.Kĩ năng:
Lắp dụng cụ điều chế khí oxi bằng phương pháp nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3 . Thu 2 bình khí oxi , một bình theo phương pháp nay không khí , một bình theo phương pháp nay nước
Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong oxi. Đốt Fe trong O2
Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng
Viết phương trình phản ứng điều chế oxi và phương trình phản ứng cháy của day S và day Fe
3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Biết tiến hành thí nghiệm điều chế oxi trong PTN
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên:
Hóa chất
Dụng cụ
-2 lọ đựng khí oxi.
-Dây sắt, mẩu than gỗ
-Đèn cồn
-Diêm
Học sinh :Bảng con
2.Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp ..
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ :
? Nêu phương pháp điều chế oxi và cách thu khí oxi trong PTN ? Viết PTPƯ điều chế oxi từ KMnO4 ?
? Nêu tính chất hoá học của oxi ?
3.Bài giảng :
Vậy! Những tiết học trước chúng ta đã làm quen với tính chất hóa học của oxi. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em kiểm chứng lại những điều chúng ta đã được học .
HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và phòng thực hành
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và thiết bị thí nghiệm.
-Yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu nội dung các thí nghiệm phải tiến hành trong tiết học.
- Đặt chậu nước, bông lên bàn.
gNhận khay đựng dụng cụ và hóa chất từ GV.
-Đọc SGK/ 28.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi
? Gọi 1 HS nêu các bước làm thí nghiệm 1 ?
? Gọi 1 HS cho biết hoá chất dùng cho TN ?
? Gọi 1 HS cho biết dụng cụ để đ/ chế oxi ?
GV: hướng dẫn HS lắp dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm ?
Chú ý: các điều kiện sau
- Ống nghiệm phải lắp sao cho miệng hơi thấp hơn đáy
- Nhánh dài của ống dẫn khí sâu tới gần sát đáy ống nghiệm ( hoặc lọ ) thu
- Dùng đèn cồn hơ qua toàn ống nghiệm sau đó tập trung đun phần có hoá chất
- Cách nhận biết ống nghiệm đầy oxi là dùng tàn đóm đỏ đưa vào miệng ống nghiệm
- sau khi làm xong thí nghiệm phải đưa hệ thống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn, tránh cho nước không tràn vào làm vỡ ống nghiệm.
2. Thí nghiệm 2 : Lưu huỳnh cháy trong không khí và cháy trong khí oxi
Hđộng 2: thí nghiệm 2
? Gọi 1 HS nêu các bước tiến hành làm thí nghiệm ?
- cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ bột S
- Đốt S trong không khí
- Đưa nhanh muỗng sắt có chứa S đang cháy vào lọ chứa O2 (TN1)
GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm
? Nhận xét và viết PTHH xảy ra ?
II. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi
-Hiện tượng: có chất khí không màu , mùi thoát ra và đẩy nước trong ống nghiệm thoát ra hết ( hoặc có khí bay ra làm tàn đóm bùng cháy )
- PTHH
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2+ O2
2 Thí nghiêm 2: lưu huỳnh cháy trong không khí và cháy trong khí oxi
- s cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, ngọn lửa nhỏ
- S cháy trong oxi mãnh liệt tạo ra khói không màu có mùi hắc đó là SO2
S + O2 SO2
Hoạt động 3: Làm bản tường trình
-Hướng dẫn HS làm bản tường trình theo mẫu ( đã kẻ sẵn )
-Yêu cầu HS rửa dụng cụ thí nghiệm và dọn vệ sinh lớp học.
-Cá nhân nhớ lại thí nghiệm tự hoàn thành bản tường trình vào vở.
1.Củng cố
Ôn tập lại kiến thức
? Có mấy cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm ? Vì sao?
? Nguyên liệu nào dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?
? Trình bày hiện tượng quan sát được khi cho lưu huỳnh cháy trong không khí và cháy trong khí oxi?
Nhận xét đánh giá tiết thực hành và cho điểm thực hành của từng nhóm.
2.Dặn dò :
Hòan thành bài tường trình và nộp vào ngày hôm sau
Oân lại kiến thức đã học ở các tiết trước.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết vào tiết sau
Phần phụ lục :
File đính kèm:
- tiết 45. bài thực hành 4.doc