Bài giảng Tuần 25 tiết 50 Lưu huỳnh

A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 1. Kiến thức: Hs biết vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử; hai dạng thù hình của lưu huỳnh, cấu tạo phân tử và tính chất vật lí biến đổi theo nhiệt độ; tính chất hoá học cơ bản là vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa; số oxi hóa: +2, +4, +6

 2. Kỹ năng: Hs giải thích vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 25 tiết 50 Lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Hoá học 10 Giáo viên: Nguyễn Thanh Thu Thủy Tuần: 25 Ngày soạn: 6/ 03/ 2008 Tiết: 50 Ngày giảng: 8/ 03/ 2008 LƯU HUỲNH A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: Hs biết vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử; hai dạng thù hình của lưu huỳnh, cấu tạo phân tử và tính chất vật lí biến đổi theo nhiệt độ; tính chất hoá học cơ bản là vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa; số oxi hóa: +2, +4, +6 2. Kỹ năng: Hs giải thích vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ 3. Thái độ: Khoa học bộ môn phục vụ cho đời sống của con người 4. Trọng tâm: III B. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phiếu học tập, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm C. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, minh hoạ D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC: 1. Tổ chức lớp: ổn định lớp, nắm sĩ số ( 2p ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5p ) Gv dùng phiếu học tập số 1: Trình bày tính chất hoá học của O2, viết phương trình phản ứng minh hoạ? So sánh tính chất hoá học của O2 và O3, viết phương trình phản ứng minh hoạ? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Nghiên cứu một chất nữa của nhóm VIA: S b. Giảng bài mới: TG HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG 2 Hoạt động 1: Gv treo bảng hệ thống tuần hoàn, hỏi về vị trí, cho hs viết cấu hình electron. Theo dõi bảng hệ thống tuần hoàn và trả lời. I. VỊ TRÍ, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ: - Vị trí: Z = 16, nhóm VIA, chu kì 3 - Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p4 5 5 Hoạt động 2: Treo hình vẽ hai dạng thù hình của lưu huỳnh, yêu cầu Hs rút ra nhận xét Hoạt động 3: Gv làm thí nghiệm: Đun ống nghiệm đựng S trên ngọn lửa đèn cồn. Dùng tranh vẽ, giới thiệu cấu tạo phân tử S. Hs nhận xét về tính bền, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy Hs quan sát và nhận xét về màu sắc, trạng thái. II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ: 1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh: - Lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà: . - Hai dạng thù hình khác nhau về tính chất vật lí. + Khối lượng riêng: + Độ bền: + Nhiệt độ nóng chảy: 2. Aûnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lý: - Dưới 113oC: S8 rắn, màu vàng, mạch vòng - 119oC: S8 lỏng, màu vàng, mạch vòng linh động - 187oC: S8 -> chuỗi S8 -> chuỗi Sn quánh, nâu đỏ. - 445oC: S6, S4, S2, S, hơi, màu da cam 2 5 5 Hoạt động 4: Gv cho ví dụ, Hs xác định số oxi hoá -> dự đoán tính chất của S Hoạt động 5: Gv làm thí nghiệm Fe + S Gọi hs viết phương trình phản ứng với các kim loại khác và H2. Phân tích sự thay đổi số oxi hoá của S, vai trò của S là gì? Hoạt động 6: Gv làm thí nghiệm: S + O2 Phân tích sự thay đổi số oxi hoá của S, vai trò của S là gì? Hs kết luận về tính chất hoa học của S. Vừa khử, vừa oxi hoá. Hs viết các phương trình phản ứng, xác định số oxi hoá. Chất oxi hoá. Hs viết phương trình phản ứng Chất khử Vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA S: - S có số oxi hoá: -2, 0, + 4, + 6 - S vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá 1. Tác dụng với kim loại và hidrô: - Phản ứng với kim loại: Phản ứng với thuỷ ngân ở nhiệt độ thường: Hg + S -> HgS - Phản ứng với hiđro: => S thể hiện tính oxi hoá. 2. Tác dụng và phi kim mạnh hơn: S + F2 -> SF6 => S thể hiện tính khử 3 Hoạt động 7: S có những ứng dụng gì trong đời sống của chúng ta? Gv thảo luận theo sách giáo khoa và trả lời. IV. ỨNG DỤNG: - Sản xuất H2SO4 - Lưu hoá cao su, sản xuất diêm, thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm… 3 Hoạt động 8: Cho hs thảo luận sách giáo khoa. Hs theo dõi sách giáo khoa. V. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ: Sách giáo khoa 4. Củng cố: ( 7p ) - Gv nhắc lại: Tính chất vật lý và cấu tạo của S phụ thuộc vào nhiệt độ. Tính chất hoá học: S vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hoá. - Gv sử dụng phiếu học tập số 2: + S tác dụng được với những chất nào: Fe, Cu, Au, O2, F2, HNO3, H2SO4, HCl. + Xác định tính oxi hoá, tính khử của S trong các phản ứng sau: S + 6HNO3 -> H2SO4 + 6NO2 + 2H2O S + 2H2SO4 -> 3SO2 + 2H2O 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1p ) - Làm các bài tập trong sách giáo khoa. - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docLuu huynh(1).doc