Bài giảng Tuần 29- Tiết 55 ngày dạy: axit axetic

Mục tiêu:

a. Kiến thức:

* HS biết được:

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axit axetic

 - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi ( t0 = 1180C )

 - Tính chất hóa học : Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol etilic tạo thành este.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 29- Tiết 55 ngày dạy: axit axetic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29- Tiết55 Ngày dạy: AXIT AXETIC 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: * HS biết được: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axit axetic - Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi ( t0 = 1180C ) - Tính chất hóa học : Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol etilic tạo thành este. - Ứng dụng : làm nguyên liệu trong công nghiệp, sản xuất giấm ăn. * Học sinh hiểu được : - Phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lên men ancol etilic . b. Kĩ năng: * Học sinh thực hiện được: - Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẩu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học. - Dự đoán, kiểm travà kết luận được về tính chất hóa học của axitaxetic. * Học sinh thực hiện thành thạo: - Phân biệt ancol etylic với axit axetic và chất lỏng khác. - Tính nồng độ axit hoặc khối lượng dung dịch axit axetic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. c. Thái độ: Thói quen: Giáo dục tính chịu khó, nghiên cứu thêm tài liệu Tính cách: HS vận dụng kiến thức vào viết PTHH 2. Nội dung học tập - Tính chất vật lí - Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axit axetic. - Tính chất hóa học - Ứng dụng - Cách điều chế axit axetic từ ancol etylic . 3.Chuẩn bị: a. GV: SGK, giáo án. Dụng cụ: Giá ống nghiệm ,10 ống nghệm, ống hút, kẹp gỗ, giá sắt, đèn cồn, cốc thủy tinh, ống dẫn khí. Hóa chất: CH3C00H, Na2C03, Na0H, phenolphtalein, giấy quỳ tím. b. HS: - Tính chất hóa học của axit phần hóa vô cơ. - Cấu tạo phân tư û: viết được CTCT của axit axetic. -Tính chất lí hóa học: đđọc trước phần thí nghiệm). - Quan sát và ngửi giấm ăn ở nhà, cách điều chế giấm ăn. 4. Tổ chức các hoạt động học tập : 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS ( 1 phút) 9A1: …………………………………. 9A2: ……………………………………….. 9A3: ……………………………………….. 9A4: …………………………………. 4.2. Kiểm tra miệng: ( 4 phút) Câu hỏi Đáp án điểm 1. Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của rượu etylic ? Câu hỏi bài mới: Viết CTPT axit axetic Bài tập 5SGK Kiểm tra vở bài tập của học sinh Ÿ Đặc điểm: Trong phân tử rượu etylic có 1 nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử 0 tạo ra nhóm -0H. 1. Rượu etylic có cháy không ? C2H50H + 302 2C02 + 3H20 2. Rượu etylic có phản ứng với Natri không ? 2C2H50H + 2Na 2C2H50Na + H2 CTPT axit axetic : C2H4O2 BT5 : a. PTHH: C2H50H + 302 2C02 + 3H20 ¶ Số mol của C2H50H : nC2H50H = 0,2(mol). ¶ Theo PT thì: nC02 = 2nC2H50H = 0,2 x 2 = 0,4(mol). VC02 = 0,4 x 22,4 = 8,96(lít). b. Theo PT thì: n02 = 3nC2H50H = 0,2 x 3 = 0,6(mol). V02 = 0,6 x 22,4 = 13,44 (lít). Vkk = 67,2(lít). 3đ. 3đ 3đ 1đ 10đ. 4.3. Tiến trình bài học : Giới thiệu bài : Từ bài cũ giáo viên liên hệ đến quá trình làm giấm từ quá trình lê men rượu etylic. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí. ( 4 phút ) Mục tiêu: HS nắm dược tính chất vật lí của axit axetic - GV cho HS quan sát lọ đựng CH3C00H, và liên hệ thực tế (giấm ăn là dung dịch CH3C00H: 3% - 5%). - Gọi HS nêu về tính chất vật lí của CH3C00H. Cho 1 HS lấy vài giọt CH3C00H nhỏ vào ống nghiệm đựng nước và quan sát. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo phân tử. ( 4 phút ) Mục tiêu: HS viết được CTCT và đặc điểm - GV cho HS quan sát mô hình phân tử axit Axetic dạng đặc và dạng rỗng, gọi bất kì HS nào viết CTCT và nhận xét về đặc điểm. - GV nhấn mạnh về cấu tạo của nhóm -C00H, lưu ý cho HS về nguyên tử H trong nhóm ( -C00H). Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học. ( 20 phút ) Mục tiêu: HS nắm được tính chất hóa học của axit axetic. Gọi HS nhắc lại tính chất hóa học của 1 axit. Sau đó ¸ Axit axetic có tính chất của 1 axit không ? (có) [ Thí nghiệm 1: Nhỏ 1 giọt dung dịch CH3C00H vào 1 mẫu giấy quỳ tím. [ Thí nghiệm 2: Nhỏ 1 giọt dung dịch CH3C00H vào 1 ống nghiệm có chứa dung dịch Na2C03 hoặc CaC03. [ Thí nghiệm 3: Nhỏ từ từ dung dịch CH3C00H vào 1 ống nghiệm có chứa dung dịch Na0H có vài giọt phenophtalein (dung dịch có màu đỏ). ¸ Các nhóm quan sát từng thí nghiệm và nêu hiện tượng theo mẫu trong bảng phụ sau: TT Thí nghiệm Hiện tượng PTHH 1 … … … 2 … … … 3 … … … HS trong nhóm khác nhận xét ¸ Ngoài các tính chất chung của axit, axit axetic còn có tính chất hóa học nào nữa. [ GV làm thí nghiệm: Cho CH3C00H tác dụng với rượu etylic HS quan sát và nhận xét hiện tượng GV hướng dẫn HS ghi PTHH. Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng(3 phút) Mục tiêu: HS nắm được ứng dụng của axit axetic ¸ Cho HS quan sát tranh ứng dụng của axit axetic và nêu, GV bổ sung thêm. Hoạt động 5: Tìm hiểu về cách điều chế. ( 4 phút ) Mục tiêu: HS nắm được phương pháp điều chế ¸ GV thuyết trình cách sản xuất axit axetic trong công nghiệp từ butan (C4H10). ¸ Em hãy nêu cách sản xuất giấm ăn trong thực tế Gọi HS viết PTHH I. Tính chất vật lí: - Axit Axetic là chất lỏng, không mùi, vị chua, tan vô hạn trong nước. II. Cấu tạo phân tử: H H H - C - C H O - Hoặc CH3C00H ¸ Đặc điểm: Trong phân tử của axit axetic có nhóm (-C00H), nhóm này làm cho phân tử có tính axit. III. Tính chất hóa học: 1. Axit Axetic có tính chất của một axit TT Thí nghiệm Hiện tượng PTHH 1 Nhỏ dung dịch CH3C00H vào mẫu giấy quỳ tím Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. 2 Nhỏ dung dịch CH3C00H vào dung dịch Na2C03( hoặc CaC03). Sỉu bọt. Na2C03 + 2CH3C00H š 2CH3C00Na + H20 + C02. 3 Nhỏ từ từ CH3C00H vào dung dịch Na0H có phenolphtalein) Dung dịch ban đầu có màu đỏ sau chuyển dần không màu. CH3C00H + Na0H š CH3C00Na + H20. ¸ Axit Axetic là 1 axit hữu cơ có tính chất của 1 axit yếu.(CH3C00H là 1 axit yếu). 2. Tác dụng với rượu etylic: ¸ PTHH: CH3 -C-0H + H0-C2H5 CH3-C-0C2H5 + H20 IV. Ứng dụng: ¸ Tơ nhân tạo,chất dẻo poli (vinyl axetat), dược phẩm, phẩm nhuộm, sơn (chất làm nguyên liệu điều chế bột sơn: đồng axetat, sắt axetat, chì axetat…) pha giầm ăn, thuốc diệt cỏ, côn trùng.. V. Điều chế: ¸Trong công nghiệp, axit axetic được điều chế: 2C4H10 + 502 4CH3C00H + 2H20. ¸Để sản xuất giấm ăn, người ta dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng. C2H50H + 02 CH3C00H + H20 4.4 Tổng kết : ( 3 phút ) BT1 : Viết các PTHH xảy ra khi cho axit axetic tác dụng với: Ba(0H)2, CaC03, Na, Mg0, CH30H. - Các HS làm vào vở, đại diện 1 HS lên ghi bảng., GV nhận xét và ghi điểm. 2CH3C00H + Ba(0H)2 (CH3C00)2Ba + 2H20. 2CH3C00H + CaC03 (CH3C00)2Ca + H20 + C02. 2CH3C00H + 2Na 2CH3C00Na + H2 2CH3C00H + Mg0 (CH3C00)2Mg + H20 CH3C00H + CH30H CH3C00CH3 + H20. BT2 : Cho bột Mg dư tác dụng với 200ml dung dịch CH3C00H thu được 2,24 lit ( đktc). Viết PTHH. Tính nồng độ mol dung dịch CH3C00H . - Các nhóm thảo luận và giải., đại diện báo cáo, GV nhận xét, ghi điểm. Giải: 2CH3C00H + Mg (CH3C00)2Mg + H2. 2mol 1mol 0,2 mol <- 0,1mol Số mol của H 2 là: n= 2,24: 22,4 = 0,1 mol Nồng độ mol dung dịch CH3C00H CM = = 1 ( M) BT3 : Chỉ dùng nước và một hóa chất hãy phân biệt rượu etilic, axit axetic, benzen. GV hướng dẫn HS làm: Dùng quì tím nhận ra axit axetic, dùng nước nhận ra rượu etilic ( tan trong nước), chất còn lại không tan trong nước là benzen. 4.5 Hướng dẫn học tập : ( 2 phút ) Đối với tiết học này Học bài và làm các BT: 1,2,3,4,5,6,7,8 trang 143 SGK. Đối với tiết học này Hướng dẫn bài 7 SGK/ 143 Tìm 2 số mol của rượu etylic, axit axetic Viết PTHH so sánh 2 số mol tìm ra số mol của axit axetic Đối với tiết học sau CB:” Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic” - Xem mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic. - Tính chất hóa học của etilen, rượu etylic và axit axetic. 5. Phụ lục :

File đính kèm:

  • doctiet 55.doc
Giáo án liên quan