Bài giảng Tuần 29- Tiết 57 bài 36: nước tiết 1

1. Kiến thức

- HS biết và hiểu thành phần hoá học của nước gồm 2 nguyên tố hiđrô và oxi.

- Chúng hoá hợp với nhau theo tỷ lệ

+ Về khối lượng 8 phần oxi và 1 phần hiđrô

+ Về thể tích 2 phần hiđrô và 1 phần oxi.

2. Kĩ năng:Rèn kuyện kỹ năng quan sát , phân tích

 

doc32 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 29- Tiết 57 bài 36: nước tiết 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 29- tiết 57 Bài 36: NƯỚC(T1) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS biết và hiểu thành phần hoá học của nước gồm 2 nguyên tố hiđrô và oxi. - Chúng hoá hợp với nhau theo tỷ lệ + Về khối lượng 8 phần oxi và 1 phần hiđrô + Về thể tích 2 phần hiđrô và 1 phần oxi. 2. Kĩ năng:Rèn kuyện kỹ năng quan sát , phân tích B. TRỌNG TÂM: Biết được tỉ lệ của hiđrô và oxi trong phân tử nước C. CHUẨN BỊ GV:Chuẩn bị dung cụ và hóa chất - Tranh vẽ mô tả điện phân nước bằng dòng điện. - Tranh mô tả TN tông hợp nước HS:chuẩn bị bài ở nhà. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Giới thiệu bài mới: 3/4 diện tích bề mặt trái đất được bao phủ bởi các đại dương. Chính vì vậy mà nước có vai trò hết sức to lớn đối với sự sống.Nó là một thành phần cấu tạo của tất cả cơ thể sống.Vậy nước có cấu tạo hóa học như thế nào?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay 3. Hoạt động Hoạt động 1 :Sự phân hủy nước. Mục tiêu: Gíup HS biết được thành phần hóa học của nước Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Trao tranh lên và phân tích tranh sự điện phân nước -àYêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét + Hiện tượng xuất hiện ở 2 đầu cực A và B trước và sau khi cho dòng điện chạy qua? HS: quan sát TNàrút ra nhận xét: Khi cho dòng điện chạy qua nước trên bề mặt của 2 điện cực xuất hiện nhiều bọt khí GV: giới thiệu: Tại cực âm có khí hiđrô sinh ra và tại cực dương có khí O2 sinh ra GV: Bằng cách nào người ta biết được khí ở ống A là khí H2, khí ở ống B là khi O2? HS: Dựa vào dấu hiệu nhận biết 2 khí + Khí O2 làm que đóm còn than hồng bùng cháy + Khí H2 cháy và gây ra tiếng nổ nhỏ Gv: Nhận xét thể tích H2 và O2 thoát ra ở 2 điện cực. HS: V H2 = 2 V O2 GV: Từ nhận xét trên hãy viết PTHH biểu diễn sự phân hủy nước bằng dòng điện HS: Lên bảng viết GVKL và cho HS ghi bài HS ghi bài I. Thành phần hóa học của nước 1. Sự phân hủy nước -Khi có dòng điện 1 chiều chạy qua, nước bị phân huỷ thành khí hiđrô và oxi. -Thể tích hiđrô bằng 2 lần thể tích oxi -Phương trình hoá học: 2H2O điện phân 2H2 + O2 Hoạt động 2:Sự tổng hợp nước Mục tiêu: Gíup HS biết được: Tỉ lệ hoá hợp giữa 2 nguyên tố + Về khối lượng: 8 phần oxi và 1 phần hiđrô + Về thể tích: 2 phần H và 1 phần O Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Mô tả TN tổng hợp nước trên tranh HS: nghe và ghi nhận xét GV: Khi đốt hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện có hiện tượng gì? HS: -Nghe tiếng nổ -Mực nước trong ống dâng lên GV:Khi nhiệt độ trong ống bằng nhiệt độ bên ngoài thì mực nước trong ống dâng lên có đầy không? Vậy khí H2 và O2 có phản ứng hết không? HS: Mực nước trong ống dừng lại ở vị trí vạch số 1.Vậy còn lại 1 V dư. GV: Đưa tàn đóm đỏ vào phần khí dư có hiện tượng gì xảy ra? Vậy khí còn dư là khí gì? HS: Tàn đóm đỏ bùng cháy. Khí còn dư là khí oxi. Gv: yêu cầu HS tính tỉ lệ hoá hợp và thành phần % về khối lượng của H và O trong hợp chất nước? HS: mO : mH = 8:1 % mO = 88,9% ; % mH = 11,1% GV: Từ TN về phân huỷ và tổng hợp nước cho biết nước được tạo bởi nguyên tố nào? HS: nước tạo bởi 2 nguyên tố là H và O GV: từ thực nghiệm rút ra CTHH của nước? HS: CTHH của nước là: H2O GV: KL và cho HS ghi bài HS ghi bài 2. Sự tổng hợp nước - Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là H và O - Tỷ lệ hoá hợp giữa H và O là + Về thể tích 2 : 1 + Về khối lượng 8 phần oxi và 1 phần hiđrô - Vậy CTHH của nước: H2O Hoạt động 3:Luyện tập –củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn BT sau: 1.Tính thể tích khí hiđrô và oxi (ở đktc) cần tác dụng để tạo ra 7,2g nước 2. Đốt cháy hỗn hợp gồm 1,12 l H2 và 1,68 l O2(ở đktc). Tính khối lượng H2O tạo thành. GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng HS thảo luận nhóm hoàn thành BT. Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung * Đáp án 1/ n O2= m/ M= 7,2 / 18= 0,4 mol 2 H2 + O2 nhiệt độ 2 H2O 0.4mol 0.2mol 0.4mol V H2 = 0,4 . 22,4 = 8,96 l V O2 = 0,2 .22,4 = 4,48 l 2) nH2 = 0.05 mol; nO2 = 0.075 molàoxi dư Theo PT số mol của nước = 0.05 mol Khối lượng nước = 0,05 . 18 = 0,9 g 4. Hướng dẫn HS về nhà a/ Bài cũ: - Học thuộc phần ghi nhớ - Viết PT Phân hủy và tổng hợp nước - Làm BT 1.2.3.4 SGK tr.125 b/ bài mới - Viết các PTHH xảy ra - Đọc nội dung các thí nghiệm E. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tỉ lệ về khối lượng của hiđro và oxi trong nước là : A. 1:2 B. 1:4 C. 1:8 D. 1:10 2. Đốt hỗn hợp gồm 10ml H2 và 10ml O2. Khí nào còn dư sau phản ứng? A. H2 dư B. O2 dư C.Cả hai khí vừa hết F. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 29- tiết 58 Bài 36: NƯỚC (tt) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1 Kiến thức -HS biết và hiểu tính chất vật lí và tính chất hoá học của nước( hoà tan được nhiều chất rắn), tác dụng với 1số kim loại tạo thành bazơ và khí hidro, tác dụng với ôxit bazơ tạo thành dung dịch bazơ, tác dụng với ôxit axit tạo thành dung dịch axit. -HS biết được những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm . 2 Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH. - Viết các PTHH thể hiện được tính chất hoá học nêu trên của nước - Sử dụng giấy quỳ nhận biết một số dung dịch axít, bazơ cụ thể 3 Giáo dục: Giáo dục ý thức giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm B. TRỌNG TÂM: - Tính chất hoá học của nước - Sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm C. CHUẨN BỊ GV:chuẩn bị dụng cụ và hóa chất * Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh, phểu, ống nghiệm, lọ thuỷ tinh thu sẵn khí oxi, muôi sắt * Hoá chất: Na, H2O, vôi sống, P đỏ. HS:Nghiên cứu kĩ nội dung bài học D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 . Ổn định lớp 2 . Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài của HS Hoạt động của GV Hoạt động của HS H: Nêu thành phần hóa học của nước H: Yêu cầu HS làm BT 3.SGK tr. 125 GV nhận xét và cho điểm. HS: trả lời HS làm BT 3. 2 H2 + O2 nhiệt độ 2 H2O 2 mol 1mol 2 mol 0.1 mol 0.05mol 0.1 mol V H2 = 0,1.22,4 = 2,24 l V O2 = 0,050. 22,4 = 1,12 l 3. Giới thiệu bài mới: Hằng ngày các em thường xuyên tiếp xúc với nước . Vậy nước có tính chất gì? Nước có vai trò như thế nào trong cuộc sống và sản xuất? 4. Hoạt động Hoạt động 1 Tính chất vật lí. Mục tiêu:Giúp HS nắm được 1 số tính chất vật lí của nước : là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100 0 C, hoá rắn ở 0 0C, d = 1g/ml, hoàn tan được nhiều chất rắn, lỏng ,khí Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi. GV: Cho HS quan sát cốc nước kết hợp thông tin SGK trả lời các câu hỏi sau: - Nước ở trạng thái nào, màu sắc và mùi vị ra sao? - Nêu nhiệt độ sôi , nhiệt độ hoá rắn, khối lượng riêng của nước? HS: Trả lời -Nước là chất lỏng , không màu, không mùi, không vị.Sôi ở 100oC , hoá rắn ở 0oC, khối lượng riêng là 1g/ml -Nước có thể hoà tan được nhiều chất( (chất rắn, chất lỏng, chất khí). GV thông báo: - Nước sôi ở 1000C khi áp suất không khí là 1amt, áp suất không khí thay đổi dẫn nhiệt độ sôi của nước cũng thay đổi theo. - Nước có thể hoà tan được nhiều chất ( rắn, lỏng, khí) GV: KL và cho HS ghi bài HS: Ghi bài. II. Tính chất của nước 1. Tính chất vật lí -Là chất lỏng , không màu, không mùi, không vị. - Sôi ở 100oC , hoá rắn ở 0oC, khối lượng riêng là 1g/ml -Nước có thể hoà tan được nhiều chất rắn, lỏng, khí. Hoạt động 2. Tính chất hóa học Mục tiêu:Giúp HS nắm được: Nước tác dụng với KL tạo thành dd bazơ và khí hiđrô. Tác dụng với oxit bazơ tạo thành bazơ Tác dụng với oxit axit tạo thành dd axit. Viết được PTPƯ minh hoạ cho các tính chất trên. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV tiến hành TN theo các bước sau .HS quan sát và nhận xét hiện tượng. - Nhúng quỳ tím vào cốc nước. Nhận xét màu quỳ tím. - Cho mẫu Na vào.Quan sát hiện tượng xảy ra. - Cho mẫu giấy quỳ vào dd sau pư. Quan sát sự thay đổi màu của quỳ tím. - Cho tàn đóm vào dòng khí thoát ra sao đó đốt cháy.Quan sát hiện tượng và dự đoán khí sinh ra là khí gì? - Cô cạn dd sau pư thu được chất rắn màu trắng là NaOH. Viết PTPƯ xảy ra và cho biết chúng thuộc phản ứng nào? HS : Trình bày các hiện tượng quan sát đuợc * Đáp án - Quỳ tím không đổi màu - Na nóng chảy và chuyển động vòng tròn quanh cốc rồi tan dần, có khí thoát ra, tỏa nhiều nhiệt. -Quỳ tím chuyển sang màu xanh. - Khí sinh ra không làm que đóm bùng cháyà không phải là khí O2 Khi đốt thì cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt. Khí sinh ra là khí hiđrô. - PTPƯ: 2Na + H2O " 2NaOH + H2 (pư này là pứ thế) GV : đưa đáp đúng và giải thích hiện tượng xảy ra. GV thông báo: - Một số KL như: Ca, K,Ba cũng tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)và khí hiđrô.Viết PT minh hoạ - DD bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh GV: KL và cho HS ghi bài HS:Ghi bài GV: tiến hành TN 2 SGK .Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng và giải thích hiện tượng xảy ra và viết PTPƯ Gợi ý + Khi rót nước vào vôi sống thì có hiện tượng gì? + Sờ tay vào thành ngoài của ống nghiệm thấy có hiện tượng gì? + Nhúng quỳ tím vào dung dịch nước vôi thấy có hiện tượng gì? HS: - Có hơi nước bốc lên,giấy quỳ chuyển sang màu xanh, CaO dạng rắng chuyển sang dạng nhão - Có dd bazơ tạo thành làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. - Vì phản ứng toả nhiều nhiệt làm hơi nước bốc lên PTPƯ: CaO + H2O " Ca(OH)2 Đây là phản ứng hoá hợp GV: Thông báo: Ngoài CaO còn có 1 số oxit bazơ khác tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thnành dd bazơ như : BaO, Na2O, K2O. Viết PT minh hoạ H: Thuốc thử để nhận biết dung dịch bazơ là gì? HS: là quỳ tím GV:KL và cho HS ghi bài. HS: Ghi bài GV:Tương ứng với oxit axit là chất nào .VD minh hoạ HS : tương ứng oxit axit là 1 axit VD: SO2 tương ứng với axit H2SO3 GV thông báo :Khi cho oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit tương ứng. VD: P2O5 + 3H2O " 2H3PO4 GV tiến hành TN kiểm chứng Nhận xét hiện tượng xảy ra? HS: quỳ tím chuyển sang màu đỏ GV: chứng tỏ có axit sinh ra.Axit đã làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ GV: Làm thế nào để nhận biết axit.? HS: dùng quỳ tím để thử GVKL và cho HS ghi bài HS: Ghi bài 2. Tính chất hóa học a. Tác dụng với kim loại Một số KL(Na,K,Ca,Ba) + nước " dd bazơ + hiđrô VD: 2Na + H2O " 2NaOH + H2 Natri hiđrôxit b. Tác dụng với oxit bazơ Một số oxit bazơ (BaO, Na2O, K2O, CaO) + Nước " dd bazơ VD: CaO + H2O " Ca(OH)2 Canxi hiđrôxit - Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hoá hợp với nước thuộc loại bazơ. DD bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. c. Tác dụng với oxit axit Oxit axit + nước " dd axit VD: P2O5 + 3H2O " 2H3PO4 axit photphoric. Hợp chất tạo ra do oxit axit tác dụng với nước thuộc loại axit. DD axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ Hoạt động 3. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất Chống ô nhiễm nguồn nước Mục tiêu:Giúp HS biết được Vai trò của nước trong đời sống và sản xúât. Tình hình ô nhiễm nguồn nước hiên nay và nguyên nhân của nó Đề ra các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV : cho HS tự nghiên cứu SGK và trả lời 2 câu hỏi sau: - Hãy dẫn ra một số dẫn chứng về vai trò quan trọng của nước trong đời sống vàsản xuất. - Theo em nguyên nhân của sự ô nhiễm nguồn nước? Cách khắc phục? HS tự nghiên cứu SGK và trả lời 2 câu hỏi sau: -Vai trò của nước:SGK. -Bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm.GV nhận xét và đưa đáp án đúng -Vai trò của nước:SGK. -Bảo vệ nguồn nước chống ô nhiễm. Hoạt động 4:Luyện tập –củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành BT sau: Hoàn thành PTPƯ sau: K + H2O " BaO +H2O " SO3 + H2O " CO2 + H2O " GV nhận xét và đưa đáp án đúng Các nhóm thảo luận 3phút Đại diện 2 nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét, bổ sung’ * Đáp án 2 K + H2O " 2KOH + H2 BaO +H2O " Ba(OH)2 SO3 + H2O " H2SO4 CO2 + H2O " H2CO3 5. Hướng dẫn HS về nhà a/ Bài cũ - Nêu tính chất hóa học của nước. Viết PTHH minh họa - làm BTSGK tr.125 b/ Bài mới : - Nhắc lại khái niệm oxit và phân loại - Nêu định nghĩa axit, phân loại E. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. H2O không phản ứng với chất nào trong các chất sau: A. O2 B. CaO C. Na2O D. P2O5 2. Viết PTPƯ xảy ra khi cho Bari oxit + nước à Canxi oxit + nướcà Kali + nướcà F. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: Ngày dạy : Tuần 30 – tiết 59 Bài 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI (T1) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Định nghĩa axít theo thành phần phân tử - Cách gọi tên - Phân loại axít 2. Kĩ năng: - Phân loại axit theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng. - Đọc được tên của 1 axit khi biết CTHH và ngược lại - Lập CTHH khi hóa trị gốc axit - Tính toán lượng axít tạo thành ở sản phẩm B. TRỌNG TÂM: Định nghĩa,gọi tên, phân loại axit C. CHUẨN BỊ GV: Phiếu học tập: Bảng 1: Tên axit CTHH THÀNH PHẦN Hoá trị gốc axit Số nguyên tử hiđrô Gốc axit Axit clohiđric HCl 1 Cl I Axit nitric HNO3 ….. …. ….. Axit sunfuric H2SO4 …… ..... ……. Ait cacbonic H2CO3 …… ...... ….. Aixit photphoric H3PO4 ……. PO4 III HS:Kẻ bảng 1,2 vào vở Chuẩn bị kĩ nội dung bài học D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ –chữa bài tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu tính chất hoá học của nước. Viết PTPƯ minh hoạ cho mỗi tính chất. - Nêu KN oxit,CTHH chung, phân lọai oxit.Mỗi loại cho 1 VD minh hoạ GV nhận xét và cho điểm HS : trả lời lí thuyết HS : Oxit là hợp chất 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi. CTHH chung: RxOy Phân loại: oxit axit: CO2; Oxit bazơ: CaO 3. Vào bài: Một oxít axít khí tác dụng với nước sẽ tạo thành một dung dịch axít tương ứng. Vậy axít được định nghĩa như thế nào? Có phải tất cả axít đều do oxit axít tạo thành không? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. 4. Hoạt động Hoạt động 1: tìm hiểu định nghĩa và CTHH của axít Mục tiêu:Giúp HS nắm được khái niệm và CTHH chung của axit Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: phát phiếu học tập số 1 cho HSàYêu cầu các nhóm thảo luận 5 phút để hoàn thành -Điền vào chỗ trống -Nhận xét về thành phần axit. Hs :thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. Gv: cho các nhóm nhận xét, đánh giá HS: Nhận xét, bổ sung GV: yêu cầu HS từ bảng 1 rút ra định nghĩa về axit HS: Nêu định nghĩa và ghi bài GV: Từ bảng 1, nêu mối quan hệ giữa số nguyên tử H với hoá trị gốc axit. HS: Trả lời: số nguyên tử hiđrô bằng hóa trị của gốc axit GV: Gọi 1 HS lập CTHH chung của axit HS: Theo dõi và bổ sung Gv rút ra KL và bổ sung: Trong CTHH của axit có thể các nguyên tử H được thay thế bằng các nguyên tử kim loại VD như: HMnO4 à KMnO4 1. Định nghĩa Axit là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử KL VD: HCl, H2SO4. 2. CTHH: HxA A: gốc axit x :chỉ số của nguyên tử H = hoá trị gốc axit Hoạt động 2: Phân loại và gọi tên axít Mục tiêu:Giúp HS nắm được cách phân loại axit và cách gọi tên Hoạt động của GV và HS Nội dung GV : Treo bảng phụ Nhóm 1 Nhóm 2 H2SO4 H2CO3 H3PO4 HCl H2S HF HS: theo dõi GV: gốc axít trong CTHH của 2 nhóm axít có điểm khác nhau nào? HS: Nhóm 1: trong CTHH có nguyên tử oxi Nhóm 2: Trong CTHH không có nguyên tử oxi. GV: Dựa vào đặc điểm này người ta phân axit ra làm 2 loại: Axit có oxi và axit không có oxi GV: Hướng dẫn HS phân biệt axit có nhiều oxi và axit có ít oxi. GV: Thông báo cách đọc tên của axit và yêu cầu HS áp dụng đọc tên cho các VD HS nghe và ghi vào vở 3. Phân loại - Axit có oxi:H2SO4,H2CO3,… - Axit không có oxi :HCl, H2S,.. 4. Đọc tên a. Axit không có oxi: Tên axit = Axit + tên PK + hiđric VD : HCl: Axit Clo hiđric H2S: Axit sunfuahiđric. Axit có oxi Axit có nhiều oxi Tên axit= Axit + tên PK + ic VD: H2CO3: axit cacbonic H2SO4: axit sunfuaric Axit có ít oxi Tên axit = axit + tên PK + ơ VD: H2SO3 : Axit sunfuarơ Hoạt động 3: Luyện tập –củng cố: GV yêu cầu các nhóm thảo luận làm BT sau: Hoàn thành bảng sau: Nguyên tố CT của oxit axit(nếu có) Tên gọi của oxit axit CT của axit Loại axít Tên gọi của axit Có oxi Không có oxi Cl Br N(V) C(IV) P(V) S(VI) S(IV) Đáp án Nguyên tố CT của oxit axit Tên gọi của oxit axit CT của axit Loại axít Tên gọi của axit Có oxi Không có oxi Cl HCl X Axit clohiđric Br HBr X Axít bromhiđric N(V) N2O5 Đinitơ pentaoxit HNO3 X Axít nitric C(IV) CO2 Cacbon đioxit H2CO3 X Axit cacbonic P(V) P2O5 Điphotpho pentaoxit H3PO4 X Axit photphoric S(VI) SO3 Lưu huỳnh trioxit H2SO4 X Axit sunfuric S(IV) SO2 Lưu huỳnh đioxit H2SO3 X Axit sunfurơ 5. Hướng dẫn HS về nhà a/ Bài cũ - Axít là gì? Có mấy loại ? - Làm BT 1.2.3 SGK tr. 130 b/ bài mới - Nêu định nghĩa bazơ, CTHH chung, phân loại, gọi tên bazơ E. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trong các dãy sau, dãy nào gồm toàn là CTHH của axit? A. HCl, H2SO4, HNO3, H2CO3 B. HCl, Ca(OH)2, KOH, H2SO4 C. NaCl, HCl, K2SO4, SO2 D. HNO3, SO2, K2SO4, KOH 2. Axit sunfuric là tên gọi của chất có CTHH nào dưới đây: A. HNO3 B. H2SO3 C. H2SO4 D. H2CO3 3. H2SO4 là axit tương ứng của: A. Axit HCl B. Lưu huỳnh đioxit C. Lưu huỳnh trioxit D. Đi photphopenta oxit F. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: Ngày dạy : Tuần 30 – tiết 60 Bài 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI(T2) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Định nghĩa bazơ theo thành phần phân tử - Cách gọi tên - phân loại bazơ 2. Kĩ năng: - phân loại bazơ theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng. - đọc được tên của 1 bazơ khi biết CTHH và ngược lại - Lập CTHH khi hóa trị của kim loại - Tính toán lượng bazơ tạo thành ở sản phẩm B. TRỌNG TÂM: Định nghĩa,gọi tên, phân loại bazơ C. CHUẨN BỊ GV: Phiếu học tập: Bảng 1: TÊN BAZƠ CTHH THÀNH PHẦN Hoá trị KL Số nguyên tử KL Số nhóm OH Natri hiđrôxit NaOH 1 1 I Kali hiđrôxit KOH ….. ….. … Nhôm hiđrôxit Al(OH)3 …. ….. ….. Sắt (II) hiđrôxit Fe(OH)2 …… …… ….. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ –chữa bài tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra lí thuyết H: Nêu định axit. Nêu CTHH chung của chúng và cho VD minh hoạ ? Kiểm tra bài tập H:Yêu cầu HS làm BT 2 SGK tr.130 GV: Nhận xét và cho điểm. HS trả lời HS: BT 2: HCl: Axit Clohiđric H2SO3 : axit sunfurơ H3PO4: axit photphoric 3. Vào bài: Tương tự như axít thì các dung dịch bazơ được tạo thành từ oxit bazơ.Vậy bazơ được định nghĩa như thế nào? Gồm những loại bazơ nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 4. Hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa và CTHH của Bazơ Mục tiêu:Gíup HS nắm được: Khái niệm bazơ và CTHH chung của bazơ Phân loại bazơ và cách đọc tên bazơ. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: phát phiếu học tập số 2 cho HSàYêu cầu các nhóm thảo luận 5 phút để hoàn thành theo các bước hướng dẫn sau -Điền vào chỗ trống -Nhận xét về thành phần bazơàNêu định nghĩa bazơ -Tìm mối liên hệ giữa số nhóm OH và hoá trị của KL. Lâp CTHH của bazơ - HS:nhận phiêu học tập 2àthảo luận nhóm hoàn thành trong vòng 5 phút *Yêu cầu nêu được - bazơ gồm kim loại và nhóm OH - số nhóm OH= gốc KL GV: Treo các bảng nhóm lênàgọi 1 nhóm nhận xét, bổ sung HS: Trả lời GV: Nhận xét 1. Khái niệm Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử KL liên kết vơi1 hay nhiều với gốc nhóm OH ( nhóm hiđrôxit) VD: NaOH, Fe(OH)2 2. CTHH: M(OH)n M :kim loại n: chỉ số nhóm OH = hoá trị KL Hoạt động 2: Gọi tên và phân loại bazơ GV: Nêu cách đọc tên bazơ và giới thiệu cách phân loại bazơ -->đưa ra bảng phụ sau CTHH Tên gọi Tan trong nước NaOH KOH Ba(OH)2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Al(OH)3 GV: Y/c 1-2 nhóm treo đáp án lên bảng àcác nhóm khác nhận xét,bổ sung HS: 1-2 nhóm treo đáp án lên bảng àcác nhóm khác nhận xét,bổ sung. -Gv rút ra KL và bổ sung: HS nghe và ghi vào vở. GV: Giới thiệu bảng tính tan một số bazơ ở trang 156 SGK 3. Cách đọc tên Tên bazơ = tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL nhiều hoá trị) + hiđrôxit VD: NaOH : Natri hiđrôxit Fe(OH)2 : Sắt (II) hiđrôxit 4. Phân loại a. Bazơ tan trong nước ( kiềm) VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 b. bazơ không tan trong nước VD: Fe(OH)2 , Al(OH)3 Hoạt động 3: Luyện tập- củng cố Gv đưa ra bảng phụ yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành vào phiếu học tập HS: Chia nhóm và làm bài tập vào phiếu học tập Gv: Gọi 1-2 nhóm đọc kết quảàcác nhóm khác nhận xét, bổ sung Gv: Đưa ra đáp án đúngànhận xét các nhóm Tên kim loại CTHH bazơ Tên bazơ Loại bazơ Natri Kali Bari Canxi Sắt (II) Sắt (III) Kẽm Đồng (II) Đáp án Tên kim loại CTHH bazơ Tên bazơ Loại bazơ Natri NaOH Natri hiđrôxit Tan Kali KOH Kali hiđrôxit Tan Bari Ba(OH)2 Bari hiđrôxit Tan Canxi Ca(OH)2 Canxi hiđrôxit Tan Sắt (II) Fe(OH)2 Sắt (II) hiđrôxit Không tan Sắt (III) Fe(OH)3 Sắt (III) hiđrôxit Không tan Kẽm Zn(OH)2 Kẽm hiđrôxit Không tan Đồng (II) Cu(OH)2 Đồng (II) hiđrôxit Không tan 5. Hướng dẫn HS về nhà a/ Bài cũ - bazơ là gì? Có mấy loại ? - Làm BT.4.5 SGK tr. 130 b/ bài mới - Nêu định nghĩa muối, CTHH chung, phân loại, gọi tên muối E. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tất cả các chất trong dãy sau đều là bazơ: A.NaOH, KOH, Ba(OH)2 B.Fe(OH)2, Ca(OH)2, CaCl2 C.HCl, KCl,CuSO4 D.CO2, H2O, NaCl 2. Trong những chất sau đây, chất nào làm cho quỳ tím hóa xanh? A. H2SO4 B. HCl C. NaCl D. NaOH F. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn Ngày dạy Tuần 31- tiết 61 Bài 37: AXIT – BAZƠ- MUỐI (t3) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Định nghĩa muối theo thành phần phân tử - Cách gọi tên - phân loại muối 2. Kĩ năng: - phân loại muối theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng. - đọc được tên của 1 muối khi biết CTHH và ngược lại - Lập CTHH khi hóa trị của kim loại và gốc axit - Tính toán lượng muối tạo thành ở sản phẩm B. TRỌNG TÂM: Định nghĩa,gọi tên, phân loại muối C.Chuẩn bị : GV :- Phiếu học tập : Bảng 1: Tên gọi CTHH Thành phần Tên gốc axit Số nguyên tử KL( hoá trị) Gốc axit ( hoá trị gốc axit) Natri clorua NaCl …. -Cl Clorua Kẽm sunfat ZnSO4 …. ….. Sunfat Natri hiđrô cacbonat NaHCO3 …… - HCO3 Hiđrôcacbonat Nhôm nitrat Al(NO)3 …… - NO3 Nitrat Canxi cacbonat CaCO3 …… …… Cacbonat Kali đihiđrô photphat KH2PO4 ……. -H2PO4 Đihiđrô cacbonat Kali photphat K3PO4 …… .... photphat - 1 số bìa có viết CTHH của axit, bazơ, muối. HS:chuẩn bị kẻ bảng 1 vào vở D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ –chữa bài tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra lí thuyết H: Nêu định bazơ. Nêu CTHH chung của chúng và cho VD minh hoạ ? Kiểm tra bài tập H:Yêu cầu HS làm BT 4 SGK tr.130 GV: Nhận xét và cho điểm. HS trả lời HS: BT 4: NaOH: natri hiđrôxit Fe(OH)2 : Sắt (II) hiđrôxit Al(OH)3 : Nhôm hiđrôxit 3. Vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu hợp chất vô cơ cuối cùng đó là muối .vậy muối là gi? Muối có CTHH chung như thế nào? Phân loại và đọc tên ra sao? 4. Hoạt động Hoạt động 1: tìm hiểu định nghĩa và cách lập CTHH muối Mục tiêu:Giúp HS nắm được: Khái niêm và CTHH chung của muối. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Y/c các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập bảng 1 -Điền vào chỗ trống -Nhận xét về thành phần của muốiàNêu KN muối. -Lập CTHH tổng quát của muối. HS:tìm hiểu thông tin SGKàthảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. Y/c.: Điền vào chỗ trống -Nhận xét về thành phần của muối. -Nêu KN muối. -Lập CTHH tổng quát của muối. GV: Y/c:1-2 nhóm treo đáp án lên bảng àcác nhóm khác nhận xét,bổ sung HS: 1-2 nhóm treo đáp án lên bảng àcác nhóm khác nhận xét,bổ sung -Gv rút ra KL và bổ sung: HS:theo dõi và ghi bài 1. Khái niệm Muối là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tư KL liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. VD: NaHCO3, Al(NO)3 2.. CTHH: MnAm M: kim loại A: gốc axit m,n chỉ số. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân loại và gọi tên muối Mục tiêu:Giúp HS nắm được cách phân loại và gọi tên muối theo thành phần phân tử Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Yêu cầu HS từ kết quả bảng 1 nêu cách gọi tên muối HS: Trả lời GV: Rút ra công thức gọi tên của muối HS: ghi nhớ GV: Từ kết quả bảng 1 hoàn thànhàcho HS nhận xét thành phẩn gốc axít .Từ đó rút ra cách phân loại muối 3. Tên gọi Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL nhiều hoá trị)+ tên gốc axit. VD: Al(NO3)3 : Nhôm nitrat KH2PO4 : Kali đihiđrô photphat 4. Phân loại a. Muối trung hoà. VD: Al(NO3)3, CaCO3 b. Muối axit VD: NaHSO4 , KHCO3 Hoạt động 3: Luyện tập –củng cố Hoạt động của GV Hoạt đ

File đính kèm:

  • docHOA 8T29 34CHUAN.doc