Bài giảng Tuần 3 bài 4. nguyên tử tiết 5

1. Kiến thức:

 - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm.

 - Electron (e) có điện tích âm nhỏ nhất, ghi bằng dấu (-).

 - Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron, kí hiệu proton là (P) có điện tích ghi bằng dấu (+), kí hiệu nơtron không mang điện tích.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 3 bài 4. nguyên tử tiết 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 BÀI 4. NGUYÊN TỬ Tiết 5 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. - Electron (e) có điện tích âm nhỏ nhất, ghi bằng dấu (-). - Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron, kí hiệu proton là (P) có điện tích ghi bằng dấu (+), kí hiệu nơtron không mang điện tích. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. - Trong số nguyên tử, số electron bằng số prpton. Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. 2. Kỹ năng: - Rèn tính quan sát và tư duy cho học sinh. 3. Thái độ: - Cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho học sinh hứng thú học bộ môn. II. Phương pháp: - Diễn giảng, hỏi đáp, đặt vấn đề. III. Phương tiện: - GV: Sơ đồ minh hoạ nguyên tử H, O, Na. - HS: đọc trước bài. IV: Tiến trình bài giảng: TG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số -Kiểm tra bài cũ 2. Mở bài: Hoạt động 1: -HS nộp bảng thu hoạch -Có các chất mới có vật thể. -Còn các chất tạo ra từ đâu? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay. Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tử là gì? Mục tiêu: -HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. -HS biết được cấu tạo nguyên tử. 10/ I/. Nguyên tử là gì? - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. - Nguyên tử gồm: + Hạt nhân: Mang điện tích dương. + Vỏ: tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. Số P = Số e a). Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 1 mục 1, quan sát tranh nguyên tử Hidrô, oxi, Natri, thảo luận trả lời câu hỏi: + Kích thước của nguyên tử như thế nào? + Nêu cấu tạo của nguyên tử? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành BT 1 SGK trang 15. - GV gọi đại diện nhóm trình bày yêu cầu nêu được: + Nguyên tử + Hạt nhân + Nguyên tử + electron mang điện tích âm. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. b). Tiểu kết: - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. -Nguyên tử gồm hạt nhân (+) vỏ (-) - HS đọc 1 mục 1, quan sát tranh nguyên tử H, O, Na thảo luận, trả lời: + Hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện + Hạt nhân: (+) + Vỏ: (-) -HS thảo luận hoàn thành BT 1 SGK trang 15. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tự rút ra kết luận. Hoạt động 3: Thế nào là hạt nhân nguyên tử: Mục tiêu:HS biết được cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. 10/ II/. Hạt nhân nguyên tử: - Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron. - Trong mỗi nguyên tử số proton (P,+), bằng số electron ( e,-). a). Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 1 mục 2, quan sát tranh Hydro, oxi, Natri , trả lời: + Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ những hạt chủ yếu nào? + Nhận xét gì về số P và số e ? + Số P của các nguyên tử cùng loại như thế nào? + Nhận xét khối lượng của proton và nơtron? + Khối lượng nguyên tử tập trung ở đâu? - GV yêu cầu học sinh thảo luận:, hoàn thành BT 2,3 SGK trang 15. - Gv gọi đại diện nhóm trình bày, yêu cầu nêu được: 2a). Hạt : P, n, e b). (P,+); (n, ); (e, -). c). Số P. b). Tiểu kết: - Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron. - Trong mỗi nguyên tử, số P = Số e. - HS đọc 1 mục 2, quan sát tranh H, O, Na trả lời: + ( P, + ) + ( n, ) + Số P = Số e + Bằng nhau + Bằng nhau - Hạt nhân - HS thảo luận hoàn thành BT 2,3 SGk trang 15. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 4 : Tìm hiểu lớp electron: Mục tiêu:HS biết được nguyên tử electron luôn chuyển động xếp thành từng lớp. 16/ III/. Lớp electron: - Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. a) Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 1 mục 3, quan sát tranh nguyên tử H, O, Na, và số e, số lớp e. - Gv yêu cầu HS điền vào bảng ở SGK trang 15. + Nhận xét về số e, số lớp e của nguyên tử H, O , Na? + Nhờ đâu mà nguyên tử liên kết được với nhau. + Tương tự : Nhận xét về số e, số lớp e của nguyên tử Mg, Al. b) Tiểu kết: Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân. - HS đọc mục 3, quan sát tranh nguyên tử H, O, Na và số e, số lớp e. - HS điền bảng + Nguyên tử khác nhau à số e, số lớp e khác nhau. 5’ Củng cố – đánh giá: - Nguyên tử là gì? Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? -Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ những hạt chủ yếu nào? -Lớp electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Học sinh trả lời câu hỏi, học sinh khác nhận xét 2’ Dặn dò: -Học bài, làm NT 4,5 SGk trang 15, đọc bài đọc thêm. - Xem bài mới: “Nguyên tố hoá học”, tìm hiểu nguyên tố hoá học là gì? Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.

File đính kèm:

  • docTIET 5 HOA 8.doc
Giáo án liên quan