Bài giảng Tuần : 3 tiết: 5 tính chất hóa học của axit

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs biết được các tính chất hóa học chung của axit (tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ , kim loại) và dẫn ra được những phương trình hóa học tương ứng cho mỗi tính chất.

2. Kỹ năng:

- Hs biết vận dụng những kiến thức về tính chất hóa học của axit để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải một số bài tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 3 tiết: 5 tính chất hóa học của axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 6/8 Tuần : 3 Tiết: 5 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hs biết được các tính chất hóa học chung của axit (tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ , kim loại) và dẫn ra được những phương trình hóa học tương ứng cho mỗi tính chất. 2. Kỹ năng: - Hs biết vận dụng những kiến thức về tính chất hóa học của axit để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất. - Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải một số bài tập. II. Chuẩn bị: * Hóa chất: * Dụng cụ: - Dung dịch HCl; H2SO4 - Ống nghiệm - Zn, Fe - Kẹp ống nghiệm - Cu(OH)2 - Kẹp gắp hóa chất - Fe2O3 - Thìa lấy hóa chất - Giấy quỳ tím III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : - Tính chất hóa học của oxit? - Tính chất của SO2? Viết phương trình hóa học minh họa. - Điều chế SO2? 3. Bài mới : Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất hóa học của loại hợp chất vô cơ thứ hai, đó là axit. Tìm hiểu tính chất hóa học của axit Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Gv yêu cầu Hs trình bày cách tiến hành thí nghiệm 1. Hs đọc SGK và trình bày cách tiến hành. I. Tính chất hóa học: Gv chốt lại những điểm cần lưu ý Hs: phải dùng kẹp để kẹp mẩu giấy quỳ, chỉ cần nhỏ 1 giọt axit là đủ. Sau đó, Gv cho Hs tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả. Hs tiến hành thí nghiệm, ghi nhận hiện tượng và báo cáo cho Gv: quỳ tím chuyển thành màu đỏ. 1. Tác dụng với chất chỉ thị màu: Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. Yêu cầu Hs tiếp tục trình bày thí nghiệm thứ 2. Hs trình bày cách tiến hành thí nghiệm. 2. Axit tác dụng với k.loại: Gv chốt lại những ý chính và điều chỉnh cách tiến hành: lấy axit vào ống nghiệm trước rồi nhẹ nhàng thả mẩu kim loại vào, quan sát hiện tượng. Hs tiến hành làm thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng: kim loại bị hòa tan dần, có khí không màu thoát ra. Gv yêu cầu Hs viết phương trình phản ứng của thí nghiệm và rút ra công thức chung của tính chất này. Viết phương trình hóa học và rút ra công thức. 2HCl + Zn ® ZnCl2 + H2­ Axit + K.loại ® Muối + H2­ Gv làm thí nghiệm cho đồng vào dung dịch HCl và lưu ý với Hs: có một số kim loại (Cu, Ag, Au) không tác dụng được với dung dịch axit. * Lưu ý: Cu, Ag, Au không tác dụng với dung dịch axit. Hs trình bày tiếp thí nghiệm thứ 3. 3. Axit tác dụng với bazơ: Gv hướng dẫn Hs cách lấy hóa chất bột vào ống nghiệm: dùng máng nhựa (hoặc giấy) Hs làm thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng: chất rắn bị hòa tan, dung dịch tạo thành có màu xanh lam. H2SO4 + Cu(OH)2 ® CuSO4 + 2H2O Axit + Bazơ ® Muối + H2O Cho Hs tiếp tục làm thí nghiệm thứ 4. Hs trình bày thí nghiệm thứ 4. 4. Axit tác dụng với bazơ: Hs làm thí nghiệm và ghi nhận hiện tượng: dung dịch tạo thành có màu vàng nâu. Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O Axit + O.B ® Muối + H2O Tìm hiểu sự phân loại axit (II. Axit mạnh và axit yếu : ) Gv giới thiệu sơ về cách phân loại axit: dựa vào sự phản ứng nhanh hay chậm giữa axit với cách chất: kim loâi, với muối cacbonat,… và giới thiệu cho Hs có 2 loại axit: axit mạnh và axit yếu. IV. Củng cố – Dặn dò: - Các tính chất hóa học của axit. - Làm bài tập 1 SGK tr.14 - BT về nhà 2, 3, 4 SGK tr.14 - Dặn học sinh chuẩn bị phần trình bày (mỗi nhóm) về tính chất hóa học của HCl, H2SO4 loãng. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docT5.doc
Giáo án liên quan