Bài giảng Tuần : 31 tiết: 60 thực hành: tính chất của rượu và axit

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Giúp học sinh làm TN thể hiện các tính chất của rượu etylic và axit axetic

, tạo este etyl axetat.

b. Kĩ năng:

- Thực hiện thí nghiệmchứng tỏ axit axetic có những tính chất chung của một axit( tác dụng với CuO, CaCO3, quì tím , kẽm)

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 31 tiết: 60 thực hành: tính chất của rượu và axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31 Tiết: 60 THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ AXIT 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Giúp học sinh làm TN thể hiện các tính chất của rượu etylic và axit axetic , tạo este etyl axetat. b. Kĩ năng: - Thực hiện thí nghiệmchứng tỏ axit axetic có những tính chất chung của một axit( tác dụng với CuO, CaCO3, quì tím , kẽm) - Thực hiện thí nghiệm điều chế etyl axetat. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng. - Viết PTHH minh họa các thí nghiệm đã thực hiện. c. Thái độ: Tính chăm, giữ sạch sẽ nơi thực hành . 2.Trọng tâm Các thao tác thí nghiệm 3. Chuẩn bị: a. GV: SGK, giáo án, Dụng cụ: Giá thí nghiệm, giá sắt, ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, nút cao sau, ống dẫn khí, đèn cồn, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, chổi rửa. Hóa chất: CH3C00H đặc, H2S04 đặc, H20, Zn, CaC03, Cu0, giấy quỳ tím. b. HS: Học bài và làm các BT về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới. 4. Tiến trình day học: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 9A1: ………………………………………. 9A2: ……………………………………………. 9A3: ………………………………….. 9A4: ………………………………………. 9A5: ……………………………………………. 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Giảng bài mới: HOẠT ĐÔNG CỦA GV HOẠT ĐÔNG CỦA HS - GV ổn định, kiểm tra sỉ số các nhóm, phân dụng cụ, và hóa chất cho các nhóm. Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm. Hướng dẫn học sinh: mục đích, yêu cầu và cách tiến hành thí nghiệm. - GV làm mẫu thí nghiệm cho các nhóm quan sát và các nhóm thực hành làm. û Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic. Cách lấy hóa chất vào ống nghiệm -HS quan sát hiện tượng xảy ra của từng ống nghiệm và ghi chép lại. GV theo dõi học sinh làm TN và sửa sai cho học sinh û Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic và axit axetic. Hướng dẫn học sinh: mục đích, yêu cầu và cách tiến hành thí nghiệm. Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm A, hơi bay ra từ ống nghiệm A được ngưng tụ trong ống nghiệm B, khi thể tích dung dịch trong ống nghiệm A còn khoàng một phần ba thể tích ban đầu thì ngừng đun. Cách quan sát ống nghiệm B - Các nhóm HS quan sát hiện tượng mùi chất lỏng nổi lên trên mặt nước trong ống nghiệm B. Hoạt động 2: Viết bản tường trình. - HS tự viết bản tường trình theo các thí nghiệm vừa thực hiện xong, GV theo dõi, nhắc nhở các em khi thắc mắc. I. Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic Lấy 4 ống nghiệm và cho lần lượt vào 4 ống : Ê Ống 1: Mẫu giấy quỳ tím. Ê Ống 2: Mảnh kẽm. Ê Ống 3: Mẫu CaC03. Ê Ống 4: Bột Cu0. - Sau đó cho 2ml CH3C00H đặc vào từng ống nghiệm, @ Quan sát hiện tượng, giải thích Ê Ống 1: Mẫu giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ. Ê Ống 2: Mảnh kẽm sẽ từ từ tan dần, đồng thời có khí sinh ra. Ê Ống 3: Có hiện tượng sủi bọt (có khí thoát ra) và nước đọng trên thành ống nghi Ê Ống 4: sản phẩm tạo thành là 1 dung dịch muối và nước. @ Rút ra kết luận Axit axetic có tính chất của một axit yếu 2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic và axit axetic. - Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml rượu khan (hoặc cồn 90o) , khoảng 2ml CH3C00H đặc dùng ống nhỏ giọt nhỏ thêm vài giọt H2S04 đặc, , (lắp dụng cụ như hình vẽ 5.5 trang 141 SGK Lấy ống nghiệm B ra khỏi cốc nước, cho vào ống nghiệm khoảng 2 - 3ml dung dịch muối ăn bão hòa, lắc đều ống nghiệm, sau đó thì để yên. @ Quan sát hiện tượng - Chất lỏng không màu, không tan trong nước, nổi lên trên mặt nước, có mùi thơm.(đó là este etyl axetat). @ Rút ra kết luận - Sản phẩm sinh ra sẽ là 1 dung dịch Natri axetat và 1 este. II. Viết bản tường trình: - HS tự viết bản tường trình vào vở như mẫu đã hướng dẫn. 4.4 Củng cố, luyện tập: GV thu bản tường trình của lớp. Ÿ GV nhận xét về ý thức, thái độ của các em trong buổi thực hành đồng thời nhận xét về kết quả thực hành của HS các nhóm. Ÿ GV hướng dẫn HS dọn dẹp hóa chất và dụng cụ thực hành, vệ sinh sạch sẽ nơi nhóm mình vừa thực hành. 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Ôn lại các kiến thức cơ bản và các dạng BT đã học. CB:” Glucozơ ” (soạn và xem trước các kiến thức trong bài: trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và hóa học, ứng dụng của glucozơ). 5. Rút kinh nghiệm: Nội dung Phương pháp Sử dụng ĐDDH, TBDH …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docThuc hanh Tinh chat hoa hoc cua ruou va ait.doc