Bài giảng Tuần : 5 tiết : 9 bài 6: đơn chất và hợp chất- Phân tử (tiết hai)

 1.Kiến thức:

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

- So sánh được hai khái niệm nguyên tử và phân tử

- Biết trạng thái của chất : khí , rắn và lỏng.

Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất, dựa vào PTK để so sánh phân tử nào nặng hay nhẹ hơn

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 5 tiết : 9 bài 6: đơn chất và hợp chất- Phân tử (tiết hai), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 Tiết : 9 Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (T2) Ngày soạn: 27/09/2012 Ngày dạy : 29/09/2012 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải: 1.Kiến thức: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. So sánh được hai khái niệm nguyên tử và phân tử Biết trạng thái của chất : khí , rắn và lỏng. Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất, dựa vào PTK để so sánh phân tử nào nặng hay nhẹ hơn. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán, củng cố hơn về các khái niệm hoá học đã học 3.Thái độ: Kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Khái niệm phân tử và phân tử khối . III. CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Hình 1.14 phóng to Bảng 1 trang 42 sgk Mô hình đặc các nguyên tố hóa học Học sinh :Nghiên cứu bài trước ở nhà, ôn khái niệm nguyên tử, NTK các nguyên tố hoá học 2.Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp, giải thích IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Oån định 2.Kiểm tra bài cũ :* Gọi 2 HS làm bài tập 2,3 sgk trang 26 ? - Bài 2: a. Cu, Fe: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định b. N, Cl: các nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định thường là 2 Làm bài tập 3 / sgk à - Bài 3: Đơn chất : b, f 3.Bài giảng : Chúng ta biết chất có 2 loại( đơn chất và hợp chất). Dù là đơn chất hay hợp chất cũng đều là do các hạt nhỏ cấu tạo nên. Các hạt nhỏ đó thể hiện đầy đủ TCHH của chất ? Người ta gọi các hạt nhỏ đó là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG Giáo viên Học sinh Hoạt động 2: Tìm hiểu về định nghĩa phân tử. Yêu cầu HS quan sát tranh 1.11 đến 1.13 , chú ý quan sát các phân tử H2 , O2 ,H2O trong 1 mẫu khí H2 , O2 và H2O gNhận xét về: +Thành phần . +Hình dạng. +Kích thước của các hạt phân tử hợp thành các mẫu chất trên. -Đó là các hạt đại diện cho chất, mang đầy đủ tính chất của chất và được gọi là phân tử.gVậy phân tử là gì ? -Yêu cầu HS quan sát hình 1.10, em có nhận xét gì về các hạt phân tử hợp thành mẫu kim loại đồng ? -Đối với đơn chất kim loại: nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử. Quan sát tranh vẽ trong SGK/ 23. gQuan sát, so sánh các phân tử của mỗi mẫu chất với nhau. -Nhận xét: Các hạt hợp thành mỗi mẫu chất nói trên đều có số nguyên tử, hình dạng và kích thước giống nhau ( các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và trật tự nhất định) -Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. -Hạt phân tử hợp thành mẫu chất là nguyên tử. I PHÂN TỬ: 1. Định nghĩa : Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Đối với đơn chất kim loại hạt tạo thành là nguyên tử nên nguyên tử có vai trò như phân tử Hoạt động 2: Tìm hiểu phân tử khối Yêu cầu HS nhắc lại: Nguyên tử khối là gì ? gTương tự như vậy, em hãy nêu định nghĩa về phân tử khối. -Vậy phân tử khối được tính bằng cách nào? gBằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử có trong phân tử chất đó. Ví dụ 1:Tính phân tử khối của: a/ Oxi b/ Clo c/ Nước -Hướng dẫn: ?1 phân tử khí oxi gốm có mấy nguyên tử ?1 phân tử nước gồm những loại nguyên tử nào -Nhận xét và sửa chữa. Ví dụ 2: Tính phân tử khối của: a. Axít sunfuric biết phân tử gồm: 2H ,1S và 4O. b. Khí amoniac biết phân tử gồm: 1N và 3H. c. Canxicacbonat biết phân tử gồm: 1Ca, 1C và 3O. -Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài tập Ví dụ 3: Phân tử khối của oxi nặng hay nhẹ hơn phân tử khối của ammoniac và bao nhiêu lần - Hướng dẫn : ? Cách làm dạng toán ? Có bao nhiêu phân tử xuất hiện trong bài tập ? Lập tỉ lệ Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C -Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C -Nghe, theo dõi bài hướng dẫn của GV. *Phân tử khối của: +PTK của Oxi:[NTK của Oxi] .2 = 16.2 = 32 đ.v.C +PTK của Clo:[NTK của Clo] .2 = 35,5.2 = 71 đ.v.C +PTK của nước:[NTK của Hiđro] .2 + [NTK của Oxi] = 1.2 + 16 = 18 đ.v.C -HS 1: PTK của axit Sunfuric: 1.2 +32 +16.2 =98 đ.v.C -HS 2: PTK của khí Amoniac: 14.1 + 1.3 = 17 đ.v.C -HS 3: PTK của Canxicacbonat: 40.1 + 12.1 + 16.3 =100 đ.v.C 2. Phân tử khối : Là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C, PTK = tổng NTK của các nguyên tử có trong phân tử. V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ 1.Củng cố: - Đọc phần đóng khung trong SGK - Kiểm tra –đánh giá : Câu 1: Thế nào là Phân tử ? Phân tử khối ? tính phân tử khối của H3PO4? Câu 2: Cho biết trong các câu sau. Câu nào đúng, câu nào sai. Trong bất kì một mẫu chất tinh khiết nào cũng chỉ có chứa một loại nguyên tử. Một mẫu đơn chất là tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử cùng loại. Phân tử của bất kì một đơn chất nào cũng gồm 2 nguyên tử. Phân tử của cùng 1 chất thì giống nhau về khối lượng, hình dạng, kích thươc và tính chất. Phân tử của hợp chất gồm ít nhất 2 loại nguyên tử. Câu 3: Gọi 1 HS đọc phần đọc thêm. Câu 4: Tính phân tử khối của các chất sau : 2.Dặn dò : Học bài Làm bài tập 4,5,6,7,8 sgk trang 26 và sách bài tập. Chuẩn bị bài tiếp theo : bài thực hành số 2 “ Sự lan tỏa của chất “ + Chuẩn bị : Mỗi tổ chuẩn bị : mực viết máy , bông gòn .. + Soạn trước bài thực hành theo mẫu sau TT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Kết luận. 1 Sự lan toả của amoniác. 2 Phần phụ lục : Mô hình phân tử nước (H2O) và phân tử metan (CH4)

File đính kèm:

  • doctiết 9. đơn chất, hợp chất, phân tử t2.doc