Bài giảng Tuần 5 tiết 9 đơn chất - Hợp chất - phân tử

- Phân tử là hạt gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất . Các phân tử của một chất thì đồng nhất với nhau.

- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C

- Cách xác định phân tử khối

- Một chất có thể ở 3 trạng thái ( rắn , lỏng , khí ).

 ở thể hơi các hạt hợp thành rất xa nhau.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 5 tiết 9 đơn chất - Hợp chất - phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Tiết 9 Đơn chất - hợp chất - phân tử Ngày: A - Mục tiêu: 1- Kiến thức: Học sinh hiểu được - Phân tử là hạt gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất . Các phân tử của một chất thì đồng nhất với nhau. - Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đ.v.C - Cách xác định phân tử khối - Một chất có thể ở 3 trạng thái ( rắn , lỏng , khí ). ở thể hơi các hạt hợp thành rất xa nhau. 2-Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính toán; quan sát, so sánh - Biết sử dụng hình vẽ , thông tin để giải quyết vấn đề. 3- Thái độ: Giáo dục lòng say mê bộ môn B - Đồ dùng dạy học GV: Tranh vẽ H1.14; H 10 đến 1.13 Bảng phụ: ghi bài 5 tr.26 (SGK) C-Tiến trình tiết dạy I . Tổ chức II. Kiểm tra bài cũ 1-Đơn chất,hợp chất là gì ? Lấy ví dụ minh hoạ 2-Làm bài 6.1 (SBT tr.7) ? III - Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm phân tử; cách tính khối lượng phân tử. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Treo các hình vẽ 1.10 - 1.13 Mỗi hạt hợp thành khí oxi, hiđrô...gọi là phân tử Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ, nghiên cứu thông tin ;tìm câu trả lời ? Hạt hợp thành khí oxi, khí hiđrô gồm mấy nguyên tử, đó là nguyên tử nào ? Hạt hợp thành của nước gồm mấy nguyên tử, đó là nguyên tử loại nào, số lượng nguyên tử của mỗi loại ? Hạt hợp thành của muối ăn gồm những nguyên tử nào - Các nhóm báo cáo ? Theo các em những hạt hợp thành khí oxi hiđro hoặc nước hoặc muối ăn có giống nhau không ? Các hạt trong cùng một loại chất đó có tính chất hoá học như thế nào * Tính chất hoá học của mỗi hạt chính là tính chất hoá học của chất GV. Những hạt có đặc điểm đó gọi là phân tử ? Phân tử là gì - tổng kết ghi định nghĩa * Với kim loại nguyên tử có vai trò như phân tử.. GV đặt vấn đề ? Nguyên tử khối là gì Lấy ví dụ minh hoạ cho nguyên tử khối của oxi, hiđrô, cácbon, natri, kali - Tương tự như nguyên tử khối ? Em hiểu thế nào là phân tử khối GV: tổng kết - ghi bảng Trao đổi -thảo luận để ? Nêu cách tính khối lượng phân tử theo đơn vị các bon ? Hãy tính phân tử khối của cácbonđiôxit, khí mêtan( CH4) yêu cầu học sinh làm bài tập 6 phần c và d Chú ý: Phải nhân hệ số đã cho với nguyên tử khối - Các nhóm quan sát H1.10 đến 1.13 và nghiên cứu thông tin ở sách giáo khoa; ghi câu trả lời vào nháp + 2H, 2O + 3 nguyên tử ( 2H và1O) + 1 Na và 1Cl - các nhóm báo cáo - Nhóm khác bổ sung hoặc khẳng định cho câu trả lời + Giống nhau (về số lượng; kiểu liên kết) + Có cùng tính chất hoá học - 2 đến 3 ý kiến - Nhắc lại khái niệm nguyên tử khối H = 1; O = 16; C = 12; Na= 23; K= 39 - Tìm kiếm khái niệm phân tử khối từ thông tin ở SGK. + 1 đến 2 ý kiến - PTK = tổng khối lượng các nguyên tử tạo nên phân tử đó. HS1 CO2 = 44đv.C HS2 CH4 = 16 đv.C III - Phân tử 1- Định nghĩa: * Phân tử là hạt đại diện cho chất; gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. 2- Phân tử khối - Là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị Cácbon Ví dụ: Phân tử khối của khí oxi là 16x 2 = 32 Phân tử khối của muối ăn là 35,5+ 23 = 58,5 Hoạt động 2: Tìm hiểu về trạng thái của chất - Cho học sinh thảo luận nhóm ? Nước có thể tồn tại ở những trạng thái ( thể) nào - Treo tranh H1.14 ? Hãy nhận xét về khoảng cách và chuyển động giữa các hạt ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí GV: Bổ sung Chất rắn có hình dạng cố định Chất lỏng: Theo khuôn của bình Chất khí: Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa Qua hoạt động thảo luận trên. Hãy cho biết: ? Một chất có thể tồn tại ở những thể nào. ? ở trạng thái nào; Khoảng cách giữa các hạt ( nguyên tử; phân tử..) là lớn nhất * Treo bảng phụ có đề bài 5 tr.26 Và gọi 1 học sinh lên bảng làm - Gọi học sinh khác nhận xét. GV: Đánh giá - cho điểm - Thảo luận nhóm - 1nhóm báo cáo - Nhóm khác bổ sung + Nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, hơi - Quan sát kĩ H1.14 và đọc thông tin ở SGK trang 24 HS: Cần nêu được + Chất rắn: Dao động tại chỗ, xếp sít nhau + Chất lỏng: Trượt lên nhau, xếp gần sát nhau + Chất khí: Chuyển động hỗn độn, ở xa nhau + một chất có thể tồn tại ở 3 thể. + thể khí + 1 học sinh nêu đáp án HS: Nhận xét - bổ sung IV- Trạng thái của chất - Tuỳ điều kiện một chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí(hơi) ở trạng thái khí các hạt (Phân tử) ở rất xa nhau Kiểm tra 15P Câu 1: Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố có tên sau: Hiđrô, oxi, Nhôm, đồng, Sắt Câu 2: Tính phân tử khối của: Cácbonđioxit CO2 ; Rượu etylic : C2H6O ; Axitsunfuric: H2SO4 ( Biết C = 12, O = 16, H = 1, S = 32) IV- Hướng dẫn học ở nhà - Học và làm bài 4,5,6,7,8 trang 26 (SGK) - Bài 6.6, 6.8 trang 8 (SBT) Tuần 5 Tiết 10 Bài thực hành số 2 : Sự lan toả của chất Ngày: A- Mục tiêu 1- Kiến thức: - Học sinh nhận thấy phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và sự chuyển động của phân tử chất ở thể khí và phân tử chất trong dung dịch 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng một số dụng cụ; hoá chất trong phòng thí nghiệm 3- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận trong công việc, lòng say mê môn học B - Đồ dùng dạy học GV: Hoá chất - dd NH3; KMnO4; giấy quỳ tím; nước cất Hoá cụ - 12 ống nghiệm; 12 cốc thuỷ tinh nhỏ; 6 đũa thuỷ tinh; 6 giá ống nghiệm; bông; nút cao su; tấm kính C - Tiến trình tiết dạy I- Tổ chức II- Kiểm tra bài cũ 1- Làm bài 6 phần c,d tr.26 (SGK) và tính PTK của NH3 ? 2 - Làm bài 8 tr.26 (SGK) ? III - Bài mới Hoạt động 1 Tìm hiểu về sự lan toả của chất khí NH3 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Yêu cầu các nhóm kiểm tra dụng cụ; hoá chất - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1 GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như các bước ghi trên bảng - Quan sát; giúp đỡ học sinh các nhóm làm việc - Các nhóm kiểm tra dụng cụ ; hoá chất - Quan sát cách làm mẫu thí nghiệm của giáo viên - Các nhóm phân công; phối hợp làm thí nghiệm - Ghi kết quả vào vở bài tập để hoàn thiện bản tường trình theo mẫu cho từ cuối tiết trước cần đạt: giấy quỳ tím hoá xanh vì NH3 đã lan toả... I- Tiến hành thí nghiệm 1- Thí nghiệm 1 * Sự lan toả của amôni ắc - Dùng công tơ hút lấy dd NH3 nhỏ vào giấy quỳ tím và ghi lại kết quả ? - Cho vào đáy ống nghiệm 1 mẩu giấy quỳ tẩm nước - Lấy 1 ít bông ẩm tẩm dd NH3 để vào miệng ống nghiệm - Đậy nút cao su lại Quan sát sự thay đổi màu của giấy quỳ. Giải thích ? Hoạt động 2 Tìm hiểu về sự khuếch tán của KMnO4 - Hướng dẫn các bước làm thí nghiệm 2 - Cho các nhóm làm thí nghiệm. - Quan sát; uốn nắn thao tác làm thí nghiệm của các nhóm và yêu cầu Quan sát sự đổi màu của cốc 2 so sánh với cốc 1 GV: Yêu cầu HS ghi lại kết quả thí nghiệm vào bản tường trình - Quan sát tập trung để làm đúng các bước của thí nghiệm 2 - Các nhóm làm thí nghiệm - Ghi lại các hiện tượng để giải thích và hoàn thiện bản tường trình 2- Thí nghiệm 2: Sự khuếch tán của KMnO4 - Cho nước vào 1/3 cốc 1 - Bỏ một ít KMnO4 vào cốc và khuấy đều. - Lấy một ít KMnO4 (lượng như trên) cho vào cốc 2 nhưng không khuấy. *Quan sát hiện tượng xảy ra So sánh hiện tượng ở cốc 1 và cốc 2 về màu sắc Hoạt động 3 Báo cáo kết quả thí nghiệm * Yêu cầu các nhóm báo cáo - Chấm điểm cho 1 đến 2 nhóm - các nhóm báo cáo - Nhóm khác nhận xét- bổ sung III- Tường trình 1- Thí nghiệm 1 - Giấy quỳ tím hoá xanh khi nhỏ dd NH3 - Giấy quỳ tẩm ướt biến thành màu xanh vì phân tử khí NH3 đã khuấch tán từ miệng ống nghiệm xuống đáy ống nghiệm 2 -Thí nghiệm 2 Cốc 1 tạo thành dung dịch màu đỏ vì chất rắn KMnO4 đã khuếch tán đều trong nước - Cốc 2 : KMnO4 do không được khuấy nên việc khuếch tán trong nước xảy ra rất chậm, không tạo ngay ra đung dịch màu đỏ như cốc 1. IV- Cuối buổi thực hành - Các nhóm làm vệ sinh, trả dụng cụ và hoá chất và rút kinh nghiệm giờ thực hành V- Hướng dẫn học ở nhà - Ôn tập kiến thức từ tiết 1 đến tiết 10 để tiết 11 Luyện tập - Làm trước các bài 1,2,4,5 tr. 30- 31 (SGK) bài 8.1, 8.4 (SBT) Họ và tên: ............................. Bài kiểm tra 15 phút Lớp: 8... Môn: Hoá học Đề bài Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (....) trong các câu sau “ Chất được chia làm hai loại lớn là.............và ................ Đơn chất được tạo nên từ một...........còn.........được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên” Đơn chất lại chia thành........và kim loại. Trong đó....... có ánh kim, dẫn điện và nhiệt, khác với.........không có tính chất này ( trừ than chì dẫn được điện) Có 2 loại hợp chất là: Hợp chất...... ..và hợp chất...........” Câu 2: Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố có tên sau: Hiđrô, oxi, Nhôm, đồng, Sắt Câu 3: Tính phân tử khối của: Cácbonđioxit CO2 ; Rượu etylic : C2H6O ; Axitsunfuric: H2SO4 ( Biết C = 12, O = 16, H = 1, S = 32) Bài làm ...................................................................................................................................................................................................................................................... Họ và tên: ............................. Bài kiểm tra 15 phút Lớp: 8... Môn: Hoá học Đề bài Câu 1: điền từ thích hợp vào chỗ trống (....) trong các câu sau “ Chất được chia làm hai loại lớn là.............và ................ Đơn chất được tạo nên từ một...........còn.........được tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên” Đơn chất lại chia thành........và kim loại. Trong đó....... có ánh kim, dẫn điện và nhiệt, khác với.........không có tính chất này ( trừ than chì dẫn được điện) Có 2 loại hợp chất là: Hợp chất...... ..và hợp chất...........” Câu 2: Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố có tên sau: Hiđrô, Oxi, Nhôm, đồng, Sắt Câu 3: Tính phân tử khối của: Cácbonđioxit CO2 ; Rượu etylic : C2H6O ; Axitsunfuric: H2SO4 ( Biết C = 12, O = 16, H = 1, S = 32) Bài làm ......................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • dochoa8tuan5.doc
Giáo án liên quan