Bài giảng Tuần 6 tiết 11 bài luyện tập số 1

- Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm hoá học cơ bản: Chất, đơn chất; hợp chất; nguyên tử; nguyên tố hoá học; phân tử

- Củng cố: Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 6 tiết 11 bài luyện tập số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 11 Bài Luyện tập số 1 Ngày: A- Mục tiêu 1- Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức về các khái niệm hoá học cơ bản: Chất, đơn chất; hợp chất; nguyên tử; nguyên tố hoá học; phân tử - Củng cố: Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại 2- Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân biệt chất và vật thể; tách chất ra khỏi hỗn hợp. Từ sơ đồ nguyên tử chỉ ra thành phần cấu tạo nên nguyên tử ; tìm nguyên tử khối khi biết tên ; kí hiệu hoá họcnguyên tố và ngược lại; Tính phân tử khối thành thạo. 3- Thái độ: - Giáo dục tính tích cực trong học tập B- Đồ dùng dạy học Hình vẽ: “ Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm hoá học” (Tr. 29 SGK) “ Sơ đồ nguyên tử Mg; Ca “ ( Bảng phụ ) “Một số nguyên tố hoá học” ( Bảng phụ ) C- Tiến trình tiết dạy I - Tổ chức II- Kiểm tra bài cũ( Xen trong giờ) III- Bài mới Hoạt động 1: Hệ thống các khái niệm hoá học đã học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Treo bảng phụ không ghi sẵn nội dung mỗi khái niệm. Yêu cầu các nhóm thảo luận ? Vật thể chia làm mấy loại ? Chất có ở đâu ? Chất được chia làm mấy nhóm lớn, là nhóm nào ? Thế nào là đơn chất, có mấy loại đơn chất, lấy ví dụ minh hoạ ? Hợp chất là gì., có mấy loại Cho ví dụ ? - Cho các nhóm báo cáo GV: Ghi lại nội dung kiến thức chuẩn vào sơ đồ khuyết bảng phụ -Tiếp tục đặt câu hỏi cho cá nhân trả lời * Mỗi vật thể đều gồm hoặc tạo ra từ 1 chất hoặc nhiều chất ? Mỗi một chất có tính chất vật lý và hoá học như thế nào. Lấy ví dụ ( Chất nguyên chất) - Cho HS làm bài 5 ? Hạt hợp thành của đơn chất kim loại là gì - Yêu cầu học sinh học theo SGK tr.29 ? Nguyên tử là gì ? Cấu tạo của nguyên tử ? Tại sao nguyên tử trung hoà về điện ? Khối lượng của hạt nào được coi là khối lượng của nguyên tử ? Thế nào là nguyên tử khối ? Em hiểu thế nào là nguyên tố hoá học * Treo bảng phụ 3 ? Từ nguyên tử khối ta biết được tên nguyên tố, kí hiệu hoá học không ? Khi biết tên nguyên tố ta có biết được kí hiệu hoá học và nguyên tử khối không GV: Cho học sinh thảo luận + Các chất còn lại Nhận xét về ? Hạt hợp thành của phi kim và hợp chất thường là gì ? Phân tử là gì ? Đặc điểm của nguyên tử trong phân tử đơn chất; hợp chất - Quan sát bảng phụ (Tìm hiểu sơ đồ SGK tr.29) - Thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên + Trả lời ngay 2 câu hỏi đầu + 2loại : VTTN;VTNT - Báo cáo tiếp theo nhóm + Tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học...... + Kim loại và phi kim + Tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên ........ + Tính chất nhất định + Bài 5: Đáp án D + Là nguyên tử * Đọc SGK tr.30 - Suy nghĩ ,tóm lược từ 1 đến 2 phút Trả lời cá nhân , bổ sung - Xem lại cách kí hiệu nguyên tố hoá học + Khẳng định được mối quan hệ tên nguyên tố và KHHH, nguyên tử khối * Đọc SGK tr.30 + Phân tử + Đơn chất: nguyên tử cùng loại + Hợp chất: nguyên tử khác loại I- Kiến thức cần nhớ 1.Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm (SGK tr.29) 2. Tổng kết về chất,nguyên tử và phân tử a/ Chất: Có những tính chất vật lý và hoá học nhất định ví dụ :Nhiệt độ sôi của nước ở điều kiện thường luôn là 1000C b/ Nguyên tử (SGK tr.30) c/ Nguyên tố hoá học: Là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số prôtôn trong hạt nhân. d. Phân tử (SGK tr.24) - Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất - Nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại - Đơn chất có nguyên tử cùng loại - Hợp chất có các nguyên tử khác loại liên kết với nhau Hoạt động 2 Bài tập vận dụng * Đưa ra bài 2 tr. 31 SGK - Đánh giá- cho điểm Cho các nhóm làm bài 3 tr.31 * Chỉnh sửa, đưa ra đáp án Đánh giá điểm cho cá nhân trong nhóm * Yêu cầu các nhóm làm bài 8.6 SBT tr. 10 - Cho đại diện 1 học sinh làm - GV: Sửa sai (nếu cần ) - Làm bài 2 tr.31 + 1 em làm phần a + 1 em làm phần b - Nhận xét - bổ sung - Các nhóm làm bài 3 tr. 31 + 1 nhóm báo cáo + Nhóm khác nhận xét- hoàn chỉnh - Các nhóm làm bài 8.6 SBT tr. 10 + 1 nhóm báo cáo + Nhóm khác bổ sung II - Bài tập Bài 2 trang 31 a Nguyên tử Mg có - Số p trong hạt nhân nguyên tử là 12 - Số e là 12 - Số lớp e là 3 - Số e lớp ngoài cùng: 2 b- khác nhau - Số e, số p ở Ca là 20 - Số e; số p ở Mg là 12 * Giống nhau: Đều có 2e ở lớp ngoài cùng Bài 3 trang 31 ( SGK) Phân tử khối của hợp chất là 31x 2 = 62 - Gọi nguyên tử khối của X là A (đ.v C) - Ta có A.2 + 16 = 62 đ A = 23 đ.vC vậy X là nguyên tố Natri Kí hiệu hoá học là : Na Bài 8.6 SBT tr. 10 - khối lượng của 2 nguyên tử oxi là: 2 x 16 = 32 đv.C - Vì khối lượng của 2 nguyên tử O chiếm 50% nên khối lượng của 1 nguyên tử Y là 50% Vậy NTK của Y = 32 đv.C - Do đó Y là nguyên tử lưu huỳnh và có KHHH là S IV- Hướng dẫn học ở nhà - Làm lại các bài cho hoàn chỉnh - Làm tiếp bài 1 ; bài 4 tr. 30-31 (SGK) - Làm bài 8.4; 8.5; 8.7; 8.8. (SBT) Tuần 6 Tiết 12 Công thức hoá học Ngày: A- Mục tiêu: Học sinh biết được 1- Kiến thức: - Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất: Đơn chất chỉ có một kí hiệu hoá học; hợp chất có từ 2 kí hiệu hoá học trở lên kèm chỉ số ghi ở dưới chân bên phải của mỗi kí hiệu hoá học ( nếu là 1 thì không ghi) - Cách ghi công thức hoá học khi biết kí hiệu hoá học hay tên nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất. - Mỗi công thức hoá học (CTHH) còn chỉ một phân tử của chất ( trừ đơn chất kim loại và một số phi kim). Từ CTHH xác định được nguyên tố tạo ra chất; số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất và tính được phân tử khối 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết Kí hiệu hoá học và công thức hoá học (CTHH) 3- Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, khoa học, chính xác B. Chuẩn bị : + Xem lại bài 5 : đơn chất - hợp chất - phân tử . C .Tiến trình bài giảng : I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ ? Định nghĩa đơn chất ,cho ví dụ ? Thế nào là hợp chất , cho ví dụ ? Làm bài 4 tr. 31 ( SGK) III. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu cách biểu diễn đơn chất bằng công thức hoá HĐ của GV HĐ của HS Nội dung - Yêu cầu học sinh quan sát phần e bài 4tr.31 ? Dự đoán công thức hoá học của đơn chất gồm mấy kí hiệu hoá học, vì sao GV: ghi bảng Ax Cho học sinh tự đọc thông tin ở sách giáo khoa ? Hạt hợp thành của đơn chất kim loại gọi là gì ? Biểu diễn công thức hoá học của đơn chất kim loại như thế nào,vì sao ? Biểu diến công thức hoá học của kim loại đồng và sắt ? Nhận xét gì về công thức hoá học của đơn chất kim loại và kí hiệu hoá học của chúng GV; với chỉ số là 1 thì không cần ghi mà vẫn hiểu chỉ số là 1 .Phi kim C; S; P cũng biểu diễn như kim loại - Đặt vấn đề tiếp theo ? Phân tử của chất khí hiđrô; oxi gồm bao nhiêu nguyên tử liên kết với nhau ? Viết công thức hoá học của 2 chất khí đó Qua các ví dụ đó: ? Nêu cách ghi công thức hoá học tổng quát của phần lớn phi kim GV Lưu ý cách ghi chỉ số đưa ra công thức hoá học của một số trường hợp ngoại lệ như khí ozôn O3 Gv yêu cầu hs làm bài tập 1/sgk ngay tại lớp - Quan sát phần e bài 4 tr.31 - 1 kí hiệu hoá học vì chỉ tạo bởi 1 nguyên tố hoá học + Nguyên tử - Học sinh tự đọc sách giáo khoa để tìm câu trả lời + Công thức hoá học dạng chung là A vì chỉ số là 1 + Cu, Fe + CTHH trùng với kí hiệu hoá học - Gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau CTHH là O2, H2 -Các nhóm thảo luận và đưa ra Ax (x= 1; 2, 3....) I-Công thức hoá học của đơn chất Công thức dạng chung là Ax A: là KHHH của nguyên tố x là số nguyên tử của nguyên tố trong phân tử chất 1- Với đơn chất kim loại CTHH dạng chunglà A ( Trùng với KHHH ) Ví dụ Đồng : Cu Sắt: Fe 2- Với đơn chất phi kim Cách biểu diễn Ax ( x= 1; 2;3...) là sỗ nguyên tử có trong 1 phân tử chất CTHH của: Khí oxi là O2 Khí hiđrô là H2 Khí ozôn là O3 Hoạt động 2 Tìm hiểu cách viết công thức hoá học của hợp chất - GV đặt câu hỏi ? Phân tử của hợp chất gồm các nguyên tử cùng loại hay khác loại , vì sao ? Dự kiến cách biểu diễn công thức hoá học của hợp chất ? Giải thích các kí hiệu đã dùng trong công thức dạng chung Yêu cầu học nhớ lại phân tử muối ăn; nước ( Phân tử là hạt đại diện cho chất ) ? Viết CTHH của muối ăn và nước - Lưu ý cách đọc CTHH NaCl: Nờ a xêen lờ Lưu ý : đối với hợp chất 2 nguyên tố: + KL và PK thì KL viết trước + O xi và nguyên tố khác ,thì o xi viết sau . + Hi đ rô và nguyên tố khác thì H viết trước ( trừ CH4 ,NH3...) - Các phân tử khác loại HS đọc sách giáo khoa mục II CTDC: AxBy.. - 1 đến 2 ý kiến Công thức hoá học của muối ăn, của nước là: NaCl; H2O. II- Công thức hoá học của hợp chất - CTHH dạng chung AxBy... A, B... là kí hiệu hoá học của nguyên tố A, B x, y ...là số nguyên tử của A,B... Ví dụ: Nước là H2O Muối ăn là: NaCl Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của công thức hoá học ? Tại sao nói CTHH chỉ 1 phân tử của chất GV: đưa ra công thức hoá học H2SO4 ? Các em biết những gì khi quan sát CTHH H2SO4 - Tổng kết lại nội dung của ví dụ về H2SO4 ? Một công thức hoá học cho ta biết điều gì _ Yêu cầu học sinh tự xem tiếp 2 ví dụ ở SGK ? Làm bài 2 trang 33 SGK - Gọi học sinh lên bảng làm. * Đánh giá- cho điểm - vì phân tử đại diện cho chất - Thảo luận nhóm tìm câu trả lời + 1nhóm báo cáo + Nhóm khác: bổ sung Cần nêu + nguyên tố tạo ra chất + Số nguyên tử... + Phân tử khối - 2 học sinh lên bảng làm - học sinh khác nhận xét và bổ sung. III- ý nghĩa của công thức hoá học * Mỗi công thức hoá học chỉ một phân tử của chất( trừ kim loại và một số phi kim) * Mỗi CTHH cho ta biết - Nguyên tố tạo ra chất - Số nguyên tử ( chỉ số) của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất. - Phân tử khối của chất IV- Hướng dẫn học ở nhà - Học và làm bài 1,2,3,4 và đọc phần đọc thêm - Dùng ngôn ngữ diễn đạt sao cho chính xác ( phân tử; nguyên tử; chất) - Làm bài 9.1; 9.2; 9.4; 9.5 (SBT) Hết Tuần 6:

File đính kèm:

  • dochoa8tuan6.doc
Giáo án liên quan