- HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
- Rèn thao tác thí nghiệm , óc quan sát , nhận xét hiện tượng.
- Vận dụng giải thích các hiện tượng trong tự nhiên , nâng cao lòng say mê bộ môn hoá học.
B. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ H2.1 tr. 45
- Hoá cụ: ống nghiệm nung , nam châm, thìa lấy hoá chất , giá để ống nghiệm, kẹp đèn cồn.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 9 chương II- Phản ứng hoá học . tiết 17 sự biến đổi chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Chương II- Phản ứng hoá học .
Tiết 17
Sự biến đổi chất
Ngày :
A- Mục tiêu.
- HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
- Rèn thao tác thí nghiệm , óc quan sát , nhận xét hiện tượng.
- Vận dụng giải thích các hiện tượng trong tự nhiên , nâng cao lòng say mê bộ môn hoá học.
B. Đồ dùng dạy học
Tranh vẽ H2.1 tr. 45
- Hoá cụ: ống nghiệm nung , nam châm, thìa lấy hoá chất , giá để ống nghiệm, kẹp đèn cồn.
- Hoá chất . bột sắt trộn với bột lưu huỳnh (7: 4) , đường ăn .
HS. Xem lại thí nghiệm đun nóng nước muối ở bài 2.
C. Tiến trình tiết dạy .
I. Tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ.( xen trong giờ)
III. Bài mới.
Hoạt động 1 . Hiện tượng vật lý .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV. Treo tranh H2.1 hoặc yêu cầu học sinh quan sát ở trong SGK T45 , nghiên cứu thông tin.
? Quan sát ấm nước đang sôi em thấy hiện tượng gì sảy ra ở vòi ấm và trên mặt nước sôi .
? Để nguội . mở lớp ấm em thấy hiện tượng gì .
? Hãy mô tả sự biến đổi của nước theo chiều mũi tên ( bắt đầu từ trái ) ở H2.1
? Trong các quá trình trên nước có biến đổi thành chất khác không
? Em thấy nước có biến đổi như thế nào
- Yêu cầu học sinh quan sát H1.5(trang 10)
? Trước và sau khi hoà muối ăn vào nước;sau đó cô cạn muối ăn có biến đổi thành chất khác không.Tại sao
- Đặt tiếp câu hỏi
? Trong các quá trình trên các chất thay đổi về yếu tố nào
? Tóm lại, các em có nhận xét gì về quá trình biến đổi của nước đá; muối ăn
* Các hiện tượng tương tự như 2 hiện tượng trên thuộc nhóm hiện tượng vật lý
? Thế nào là hiện tượng vật lý
- Nhận xét - bổ sung(nếu cần)
- Nghiên cứu thông tin và quan sát H2.1 (Tr.45-SGK)
- Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi
+ Hơi nước
+ Ngưng tụ
Nước(rắn) Nước (lỏng) Nước(hơi)
+ Nước vẫn giữ nguyên là nước
+ Chỉ thay đổi về thể
+ Muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
+ Chỉ thay đổi về hình dạng; kích thước
- Nhóm học sinh thảo luận
+ 1nhóm báo cáo
+ Nhóm khác bổ sung
2 đến 3 ý kiến
I- Hiện tượng vật lý
1- Quan sát
a- Thí nghiệm 1
Nước(rắn) Nước (lỏng) Nước(hơi)
b- Thí nghiệm 2
muối ăn(hạt).......?????
2- Nhận xét
Trong các quá trình trên; nước ,muói ăn chỉ thay đổi về thể hoặc hình dạng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
3- Kết luận: Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hoạt động 2 Tìm hiểu về hiện tượng hoá học
* Trộn sẵn bột sắt và lưu huỳnh để học sinh làm thí nghiệm
- làm thí nghiệm 1a
? Sắt và lưu huỳnh có biến đổi không
- Tiếp tục hướng dẫn các nhóm làm thí nghiẹm 1b (Cách lấy hoá chất; đun ống nghiệm)
? Nhận xét màu sắc của sắt và lưư huỳnh trước khi đun
? Hiện tượng xảy ra khi đun nóng hỗn hợp sắt và lưư huỳnh
- GV đặt câu hỏi
? Khi đưa nam châm lại gần chất rắn màu xám thì có hiện tượng
như thế nào ; vì sao?
? Tại sao lại có FeS khi đun nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh
* Lưu ý học sinh cách diễn đạt nhôn ngữ hoá học ( về hỗn hợp; hợp chất...)
Sau đó hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2
+ Giới thiệu dụng cụ ;hó chất
+ Các bước làm thí nghiệm
? Nhận xét màu sắc của đường trước khi đun
? Khi đun đường ăn; hiện tượng gì xảy ra
- Chất rắn màu đen là than
Cho các nhóm báo cáo
? Có chất mới sinh ra không; nếu có là chất nào
* Những hiện tượng như trên là hiện tượng hoá học
? Em hiểu thế nào là hiện tượng hoá học
Làm bài 1 tr. 47(SGK)
? Dấu hiệu chính phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học
- Tiếp tục ccho học sinh làm bài 3 tr.47
GV: Đánh gía - cho điểm
- Quan sát giáo viên làm thí nghiệm 1a
- Các nhóm học sinh tự làm thí nghiệm 1b
Fe ; trắng xám
S: Bột màu vàng
+ 1 nhóm báo cáo
+ Nhóm khác: nhận xét
- Hổn hợp tự nóng chảy tạo ra chất rắn màu xám
- Chất rắn màu xám không bị nam châm hút vì sản phẩm là chất mới FeS
- Ví sắt đã tác dụng với lưu huỳnh tạo ra sắt(II) sunfua
- Các nhóm làm thí nghiệm 2, ghi lại hiện tượng xảy ra trước; trong và sau phản ứng
+ 1 nhóm báo cáo
+ Nhóm khác nhận xét- bổ sung
- Có chất mới than và nước
- Đó là có xuất hiện chất mới hay không tạo thành chất mới
- 1 học sinh lên bảng làm
- HS khác nhận xét - bổ sung
II. Hiện tượng hoá học .
1. Thí nghiệm 1.
a. Tách sắt khỏi hỗn hợp với S.
- Sắt và lưu huỳnh vẫn giữ trong hỗn hợp.
b. Đun nóng hỗn hợp sắt và lưu huỳnh .
- Khi đun nóng , sắt tác dụng với lưu huỳnh thành chất mới (là sắt (II)sunfua).
2. Thí nghiệm 2.(SGK T46 )
Đun đường ăn (đường kính)
Kết quả . Đường trắng khi đun nóng tạo ra than và nước .
3. Kết luận .
Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi trong đó có tạo thành chất mới .
IV- Hướng dẫn học ở nhà
- Làm hoàn chỉnh bài 2, 3 trang 47(SGK) và học kỹ lý thuýet
- Làm bài 12.1; 12.2; 12.3; 12.4 (SBT)
- Ôn lại khái niệm phân tử
Gợi ý: Bài 12.3 ( Cách làm như bài 3 trang 47 SGK)
Tuần 9
Tiết 18
Phản ứng hoá học (Tiết 1)
Ngày :
A. Mục tiêu : Học sinh hiểu được.
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
Thế nào là chất phản ứng , chất sản phảmm.
- Bản chất của phản ứng hoá học .
- Biết được điều kiện sảy ra phản ứng hoá học : Các chất cần tiếp xúc với nhau , có khi cần đun nóng , cần chất xúc tác.
- Cách ghi phương trình chữ của phản ứng hoá học và đọc được phản ứng hoá học khi biết phương trình chữ.
B - đồ dùng dạy học
Hoá chất : Dung dịch HCl ( loãng ) , kẽm ( viên ).
Hoá cụ : ống nghiệm , kẹp ống nghiệm , giá đựng , kẹp lấy hoá chất , công tơ hút.
Sơ đồ H2.5 ( SGK Tr.48 ).
Bảng phụ . Ghi đề bài 4 Tr 50-51 , 13.3 (SBT)
C. Tiến trình tiết dạy .
I. Tổ chức .
II. Kiểm tra bài cũ .
1. Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tuợng hoá học . Lấy ví dụ minh hoạ
2. Làm bài 2 T47 ( SGK )
3. Bài 12.4 (SBT )
GV. Đánh giá - cho điểm .
HS1. - So sánh 2 hiện tượng .
- Lấy ví dụ cho mỗi hiện tượng.
HS2. Hiện tượng hoá học : a,c
Hiện tượng vật lí . b,d
HS3
a. Hiện tượng vật lí : Khi mở nút chai
b. Hiện tượng hoá học : cho vôi sống vào nước .
HS. Nhận xét - bổ xung.
III. Bài mới .
Hoạt động 1 . Tìm hiểu về phản ứng hoá học ( định nghĩa, cách ghi )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV. Các quá trình mà là hiện tượng hoá học gọi là có phản ứng hoá học , kết hợp với thông tin ở SGK I
Phản ứng hoá học là gì?
GV. Ghi định nghĩa .
Chất trước phản ứng gọi là chất gì
Chất mới sinh ra là chất gì
? Theo em. Lượng chất tham gia, sản phẩm thay đổi như thế nào trong phản ứng hoá học.
GV. Hướng dẫn cách ghi và đọc phương trình chữ của phản ứng hoá học .
GV. Cho học sinh ghi 2 ví dụ ở mục I.,
Cho các nhóm làm bài 3 T 50.
GV. Nhận xét cho điểm
Quan lại phần kiểm tra bài cũ và đọc thông tin mục I.
1,2 ý kiến
+ Chất phản ứng ( chất tham gia)
+ Sản phẩm.
+ Lượng chất tham gia giảm dần
+ Lượng sản phẩm tăng dần
HS. Lắng ghe ghi nhớ cách ghi đọc phương trình chữ
HS. Ghi và đọc 2 ví dụ mục I.
Các nhóm làm bài 3 trang 50 SGK
+ Nhóm cử đại diện làm bài.
+ Nhóm khác bố sung
I. Định nghĩa.
Phản ứng hoá học là quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác.
+ Chất biến đổi trong phản ứng gọi là chát phản ứng ( chất tham gia ).
Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm.
+ Cách ghi theo phương trình chữ
Tên các chất phản ứng - tên sản phẩm.
Ví dụ . Lưu huỳnh + Sắt - Sắt (II) sunpua
Đường - nước + tham gia.
Đọc . Đường phân huỷ thành nước và than.
Bài 3 T50. SGK.
Farafin + khí õi - nước + khí cacbonđioxit.
+ Chất tham gia: farofin, khí oxi.
+ Chất sản phẩm : nước , cacbonđioxit.
Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến của phản ứng hoá học
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm
? Phân tử là gì
GV: Phản ứng giữa các chất thực chất là phản ứng giữa các phân tử
- treo sơ đồ H2.5
? Trướcphản ứng những nguyên tử nào liên kết với nhau
? Trong quá trình phản ứng, các nguyên tử ở trạng thái như thế nào
? Sau phản ứng; nguyên tử nào liên kết với nhau; tại ra phân tử nào
? Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không
? Các em rút ra nhận xét gì về diễn biến của phản ứng hoá học
GV: Với đơn chất kim loại thì nguyên tử là thành phần tham gia phản ứng hoá học
- Treo bảng phụ có đề bài 4 tr.50 (SGK)
GV nhận xét .
- 1 em nhắc lại đúng định nghĩa phân tử
- Quan sát hình 2.5
1học sinh đọc
Khí hiđrô tác dụng với khí oxi tạo ra nước
- các nguyên tử liên kết với nhau
- Các nguyên tử tách rời nhau
- Liên kết lại tạo ra phân tử nước
+ Có khác nhau
- Thảo luận nhóm
+ 1nhóm báo cáo
+ Nhóm khác bổ sung
- 1học sinh khá lên bảng làm
- HS khác tự làm dưói lớp
Nhận xét- bổ sung
II- Diễn biến của phản ứng hoá học
1- Phản ứng giữa khí hiđroo với khí oxi
( Sơ đồ H2.5)
Phương trình chữ
Khí oxi + Khí hiđrô nước
* Kết luận
Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
Hoạt động 3 Tìm hiểu điều kiện xảy ra phản ứng
GV: Nhắc lại phản ứng của sắt và lưu huỳnh; đốt nến....
? Các chất muốn phản ứng được với nhau cần điều kiện gì
- Làm thí nghiệm Kẽm tác dụng với dd axit Clohiđric
? Kẽm muốn tác dụng với dd HCl cần điều kiện gì
GV: cho học sinh đọc thông tinmục 3.III
? Phản ứng muốn xảy ra cần những điều kiện nào
- cho học sinh làm bài 13.3 (SBT)
- Nhớ lại các phản ứng đã học; đọc mục 1-III
Dự đoán : Các chất cần tiếp xúc với nhau
+ Kẽm tiếp xúc với HCl trong dd HCl
HS: Đọc 3- III và phần đọc thêm trang 51
+ Chất xúc tác
- làm bài 13.3 (SBT)
+ Nguyên tử Zn; phântử HCl
+ Phân tử ZnCl2
+ Phân tử H2
III- Khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra
- Các chất tham gia phải
+ Tiếp xúc với nhau
+ Có trường hợp phải đun nóng
+ đôi khi cần chất xúc tác
IV- Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài theo vở ghi và phần ghi nhớ (1,2,3)
- Làm bài 2,4,6 trang 50- 51 (SGK) và 13.1 13.2 ; 13.4; 13.8 (SBT)
- Đọc trước phần IV của bài 13
Hết tuần 9:
File đính kèm:
- hoa8tuan9.doc