Bài giảng Tuần20 tiết 39. bài31 : sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

I/ Mục tiêu:

-HS biết cơ sở sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.

- Biết được cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn và mối liên hệ giữa cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử

- Rèn kĩ năng suy đoán cấu tạo nguyên tử của nguyên tố và kĩ nang xác định vị trí cua nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần20 tiết 39. bài31 : sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần20 Tiết 39. Bài31 : SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. I/ Mục tiêu: -HS biết cơ sở sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. - Biết được cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn và mối liên hệ giữa cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử - Rèn kĩ năng suy đoán cấu tạo nguyên tử của nguyên tố và kĩ nang xác định vị trí cua nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn. II/ Chuẩn bị: - Bản hệ thống tuần hoàn. - Sơ đồ cấu tạo một số nguyên tố như : Na,Cl,O,S... - HS ôn lại cấu tạo nguyên tử (lớp 8 ). III/ Hoạt động dạy –học : 1) Ổn định tổ chức. 2) Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học của SiO2, viết phương trình hoá học minh hoạ. 3) Tiến hành bài giảng: Hoạt động 1 : -GV giới thiệu sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn. - GV trình bày cơ sở sắp xếp. Hoạt đông 2 : -GV giới thiệu về ô nguyên tố và ý nghĩa của nó. - VD: Xác định số e, ĐTHN của nguyên tố có số hiệu 11, 17... Hoạt động 3: - GV giới thiệu về chu kì. Hoặc HS giới thiệu một vài chu kì, yêu cầu HS nhận xét đặc điểm giống nhau về cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì. HS quan sát và nhận xét về số nguyên tố trong mỗi chu kì. Hoạt động 4: GV giới thiệu về một vài nhóm nguyên tố. Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm giống nhau trong cáu tạo nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì, từ đó dẫn đến khái niệm về nhóm nguyên tố. - GV giới thiệu nhóm I , nhóm VII.HS quan sát nhận xét các đặc điểm về cấu tạo nguyên tử ( điện tích hạt nhân, số electron ở lớp electron ngoài cùng.) I/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bản tuần hoàn: Cơ sở: Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng điện tích hạt nhân. II/ Cấu tạo của bảng tuần hoàn: 1) Ô nguyên tố: * Ô nguyên tố- tương ứng với một ô vuông cho biết: - Số hiệu nguyên tử . - Tên nguyên tố. - Nguyên tử khối. - Kí hiệu hoá học. * Biết số thứ tự của ô nguyên tố sẽ biết: Số hiệu nguyên tử, số đơn vị d0iện tích hạt nhân và số electrontrong nguyên tử. 2) Chu kì: * Chu kì gồm các nguyên tốmà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. - Chu kì 1 : Gồm 2 nguyên tố. - Chu kì 2 ,3 mỗi chu kì gồm 8 nguyên tố. - Chukì 4 , 5 mỗi chu kì gồm 18 nguyêntố. * Biết số thứ tự của chu kì sẽ xax1 định được số lớp electron trong nguyên tử. 3) Nhóm: - Gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron ở lớp electron ngoài cùng bằng nhau và được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. -Số thứ tự của nhóm= số electron ở lớp electron ngoài cùng. * Nhóm I: Là nhóm kim loại kiềm ( gồm các nguyên tố mà nguyên tử có 1 electron ở lớp ngoài cùng) - Nhóm VII: Là nhóm Halogen:( nhóm phi kim mạnh): Gồm các nguyên tố mà nguyên tử có 7 electron ở lớp electron ngoài cùng. 4) Cũng cố: - Xác định cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố ở số 13 , 15,... - xác định vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố số hiệu 9 , 11...HS làm, kiểm tra kết quả khi đối chiếu với bảng tuần hoàn. 5) Dặn dò: - Về nhà làm bài tập 1 ,2 ,7 (SGK trang 101) - Xem trước phần còn lại của bài : Sự biến đổi tinh chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn . ------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTiet 39.doc