. Tác giả: Ngô Xuân Diệu (1916-1985)
Quê cha: Hà Tĩnh; quê mẹ: Tuy Phước, Bình Định; Xuân Diệu từng sống ở nhiều nơi -> mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông.
Hoạt động văn học:
+ Trước CM/8: XD là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh); là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ.
+ Sau CM/8: XD nhanh chóng hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân, để lại 1 sự nghiệp văn học lớn.
Tác phẩm (sgk) -> Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực.
Là 1 nhà thơ lớn, 1 nghệ sĩ lớn, 1 nhà văn hoá lớn.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Vội vàng_ Xuân Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 77VỘI VÀNG Xuân Diệu I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: Ngô Xuân Diệu (1916-1985) Quê cha: Hà Tĩnh; quê mẹ: Tuy Phước, Bình Định; Xuân Diệu từng sống ở nhiều nơi -> mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông. Hoạt động văn học: + Trước CM/8: XD là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh); là nhà thơ của tình yêu, mùa xuân, tuổi trẻ. + Sau CM/8: XD nhanh chóng hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân, để lại 1 sự nghiệp văn học lớn. Tác phẩm (sgk) -> Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực. Là 1 nhà thơ lớn, 1 nghệ sĩ lớn, 1 nhà văn hoá lớn. 2. Bài thơ: a. Xuất xứ: In trong tập “Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay của Xuân Diệu. Là 1 trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Diệu trước CM. b. Đọc diễn cảm và xác định bố cục: Gồm 3 đoạn 13 câu đầu: Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân. 16 câu giữa: Tâm trạng của nhà thơ trước thời gian trôi chảy. Còn lại: Khát vọng sống vội vàng. Mạch cảm xúc tuôn trào mãnh liệt, lôi cuốn. I. TÌM HIỂU CHUNG: II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN : 1. Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân: a. 4 câu đầu: Nghệ thuật: + Thể thơ ngũ ngôn, ngắn gọn, cô nén cảm xúc, ý tưởng. + Từ ngữ oai nghiêm, mệnh lệnh; Phép điệp ngữ, điệp cấu trúc“Tôi muốn tắt nắng…”,“Tôi muốn buộc gió…”. Biểu đạt ham muốn táo bạo - đoạt quyền tạo hoá, giữ lại sắc hương của cuộc sống, của mùa xuân để tận hưởng. Khát khao giao cảm và yêu đời tha thiết của 1 cái “tôi” cá nhân đầy tự tin. b. 9 câu sau: Hình ảnh giàu sức gợi: + ong bướm tuần tháng mật. + hoa đồng nội xanh rì. + lá cành tơ phơ phất. + yến anh khúc tình si… Sức sống nội sinh của thiên nhiên sung mãn, tất cả có đôi, có lứa, có tình như mời gọi… Điệp từ “này đây”; liệt kê theo chiều tăng tiến; nhịp thơ sôi nổi, náo nức. Sự phong phú bất tận của thiên nhiên; sự ngỡ ngàng, niềm tận hưởng vẻ đẹp mùa xuân say sưa của nhà thơ. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” -> rất độc đáo và mới mẻ : “tháng giêng”, đơn vị thời gian trừu tượng được cụ thể hoá = “cặp môi gần”, truyền cảm giác bằng tính từ “ngon” “gần” -> gợi liên tưởng về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ ngọt ngào, đắm say, ngây ngất. Cách thể hiện tài hoa, táo bạo, Xuân Diệu tái hiện 1 bức tranh xuân đầy vẻ xuân sắc, xuân tình + Tiếng reo vui của thi nhân trước một “thiên đường trên mặt đất”. Quan niệm thẩm mĩ mới. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 2. Tâm trạng của nhà thơ trước thời gian trôi chảy: Điệp từ “nghĩa là” -> Nhà thơ đang tự biện luân, tự kết luận + Tâm trạng hốt hoảng, lo lắng trước bước chuyển của thời gian. Cấu trúc đối lập: + “Lòng tôi rộng” > Bất lực, buồn. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Phép nhân hoá, câu hỏi tu từ, ngôn ngữ đầy cảm xúc, cảm giác, điệp ngữ… -> Cảnh phai tàn, li biệt + Tâm trạng phấp phỏng, âu lo, nuối tiếc dường như tuyệt vọng. Với tình yêu cuộc sống mãnh liệt nhưng ý thức được sâu sắc về sự trôi chảy của thời gian, nhà thơ rơi vào tâm trạng bi kịch. Cảm nhận về thời gian + sự thức tỉnh sâu sắc về “cái tôi” cá nhân. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Khát vọng sống vội vàng: Hình ảnh thơ -> tươi mới, đầy sức sống. Ngôn từ -> động từ (ôm, riết, thâu, say), tính từ (chếnh choáng, đã đầy, no nê) được dùng với mức độ tăng tiến; Điệp từ “và”, “cho” khiến câu thơ có vẻ thừa chữ -> cảm xúc ào ạt, dâng trào. Nhịp điệu -> sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt. Câu thơ “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người”-> sự sáng tạo hình ảnh mới mẻ, độc đáo; kết hợp từ bất ngờ thú vị -> cảm xúc tận hưởng lên đến tột đỉnh. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Sự chuyển đổi “Tôi muốn” -> “Ta muốn” -> Tác giả muốn truyền sang mọi người nhiệt tình sống, để cùng tận hưởng đến cao độ mùa xuân cuộc đời. Thái độ sống mãnh liệt, vội vàng của con người yêu đời, yêu sống cuồng nhiệt. Nhân sinh quan lành mạnh, trong sáng. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: Bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Đằng sau những tình cảm ấy, có cả một quan niệm nhân sinh mới mẻ. 2. Nghệ thuật: Sự kết hợp nhuần nhuỵ giữa mạch cảm xúc và mạch luận lý, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. “VỘI VÀNG” Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh)
File đính kèm:
- voi vang.ppt