1. Nhiệt độ thích hợp với cây nhãn phát triển là:
A. 230C đến 250 C; B. 240C đến 260C;
C. 210C đến 270 C; D. 200C đến 250 C;
2. Đất có độ pH thích hợp đối với cây vải:
A. Từ 5,5 đến 6,5; B. Từ 4,5 đến 6,5;
C. Từ 5,5 đến 7,5; D. Từ 6,0 đến 5,5;
3. Nêu cách bón phân thúc cho cây ăn quả:
A. Bón phân vào lá cây; B. Bón phân theo hình chiếu của tán lá
C. Bón phân vào vùng tán cây; D. Bón phân vào gốc cây;
4. Đặc điểm của bọ xít hại nhãn, vải là:
A. Con trưởng thành có màu đen; B. Con trưởng thành có màu xanh;
C. Con trưởng thành có màu xanh đen; D. Con trưởng thành có màu nâu;
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 30/06/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra chất lượng Học kì 1 Công nghệ Lớp 9 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: . Thi kiểm tra chất lượng học kì I
Lớp: .. Năm học 2009-2010
Môn: Công nghệ Thời gian: 45 phút
Điểm Nhận xét của giáo viên
Đề bài
I. Trắc nghiệm khách quan: ( 2 điểm).
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
1. Nhiệt độ thích hợp với cây nhãn phát triển là:
A. 230C đến 250 C; B. 240C đến 260C;
C. 210C đến 270 C; D. 200C đến 250 C;
2. Đất có độ pH thích hợp đối với cây vải:
A. Từ 5,5 đến 6,5; B. Từ 4,5 đến 6,5;
C. Từ 5,5 đến 7,5; D. Từ 6,0 đến 5,5;
3. Nêu cách bón phân thúc cho cây ăn quả:
A. Bón phân vào lá cây; B. Bón phân theo hình chiếu của tán lá
C. Bón phân vào vùng tán cây; D. Bón phân vào gốc cây;
4. Đặc điểm của bọ xít hại nhãn, vải là:
A. Con trưởng thành có màu đen; B. Con trưởng thành có màu xanh;
C. Con trưởng thành có màu xanh đen; D. Con trưởng thành có màu nâu;
II. Tự luận: ( 8 điểm).
Câu 1: ( 3 điểm): Hãy trình bày nguyên lý kỹ thuật, ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng chiết cành? Lấy ví dụ về một số cây nhân giống bằng phương pháp chiết cành?
Câu 2: ( 3 điểm): Em hãy trình bày các bước trong quy trình thực hành nhân giống bằng phương pháp ghép đoạn cành.
Câu 3( 2 điểm): Dựa vào đâu người ta nói rằng: Cây ăn quả có ý nghĩa to lớn đối với đời sống, thiên nhiên, môi trường.
Bài làm:
Đáp án và hướng dẫn chấm môn công nghệ 9
I,Trắc nghiệm khách quan: ( 2điểm).
TT
Câu
ý trả lời đúng
Điểm
1
1
C
0.5 điểm
2
2
D
0.5 điểm
3
3
B
0.5 điểm
4
4
D
0.5 điểm
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: Nguyên lý: Làm cho cành ra rễ phụ ngay trên cây mẹ, sau đó mới tách cành chiết ra khỏi cây mẹ để trồng. ( 1điểm)
ưu điểm: Cây con giữ được đặc tính giống cây mẹ, ra hoa quả sớm, nhanh cho cây giống. (0.75 điểm)
Nhược điểm: Số lượng cành chiết hạn chế, chóng cỗi tàn, có kĩ thuật tốt mới thành công. (0.75 điểm)
Ví dụ: Cam, Quýt, nhãn, Bưởi, vải. ( 0.5 điểm)
Câu 2: Các bước trong quy trình thực hành:
Bước 1: Chọn và cắt cành ghép: Chọn cành bánh tẻ, có lá, có mầm ngủ to, không sâu bệnh ở giữa tầng tán cây, và cắt vát đầu của cành ghép dài 1.5-2cm. (0.75 điểm)
Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép: Chọn vị trí trên thân gốc ghép cách mặt đất từ 10-15cm cát bỏ các phần phụ và cắt vát tương tự như cắt ở cành ghép. (0.75 điểm)
Bước 3: Ghép đoạn cành: Đặt cành ghép lên thân gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau và buộc cố định chỗ ghép bằng dây. (0.75 điểm)
Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép; Sau khoảng 30-35 ngày mở vết ghép thấy liền nhau và xanh tươi là được. (0.75 điểm)
Câu 3: Cây ăn quả có ý nghĩa to lớn đối với đời sống, thiên nhiên, môi trường là bởi vì:
Cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao đối với đời sống con người ( 0.5 điểm)
Quả và các bộ phận khác của cây có khả năng chữa bệnh. ( 0.5 điểm)
Quả dùng để chế biến, xuất khẩu. ( 0.5 điểm)
Cây ăn quả có tác dụng bảo vệ môi trường.như sói mòn, giảm ô nhiễm, bụi( 0.5 điểm)
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_1_cong_nghe_lop_9_co_dap_an.doc