1. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hoá học của lưu huỳnh?
A. S chỉ có tính oxi hoá. B. S chỉ có tính khử.
C. S vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. S không có tính oxi hoá, không có tính khử.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài luyện tập số 03, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: …………………………..Lớp:…..
PhÕu häc tËp
1. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hoá học của lưu huỳnh?
A. S chỉ có tính oxi hoá. B. S chỉ có tính khử.
C. S vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. S không có tính oxi hoá, không có tính khử.
2. Cho các phản ứng sau :
(1) S + O2 SO2 ; (2) S + H2 H2S ;
(3) S + 3F2 SF6 ; (4) S + 2K K2S
S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?
A. (1) B. (2) và (4) C. (3) D. (1) và (3)
3. Khí hiđro sunfua có tính chất hoá học đặc trưng là:
A. tính khử mạnh B. tính oxi hoá mạnh
C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá. D. không có tính khử, không có tính oxi hoá.
4. Cho phản ứng hoá học : H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất oxi hoá, H2O là chất khử.
C. H2S là chất khử , Cl2 là chất oxi hoá. D. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
5. Để nhận biết H2S và các dung dịch muối sunfua, có thể dùng hoá chất là:
A. dung dịch Na2SO4 B. dung dịch Pb(NO3)2
C. dung dịch FeCl2 D. dung dịch NaOH
6. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế H2S bằng cách cho FeS tác dụng với:
A. dung dịch HCl B. dung dịch H2SO4 đặc nóng
C. dung dịch HNO3 D. nước cất
7. Cho các phương trình hoá học:
a) SO2 + Cl2 + 2H2O 2HCl + H2SO4.
b) SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O.
c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
d) SO2 + 2H2S 3S + H2O.
e) 2SO2 + O2 2SO3
* SO2 đóng vai trò là chất khử trong các phản ứng:
A. a, c , e B. b, d, c, e. C. a, b, d, e D. a, c, d
* SO2 đóng vai trò là chất oxi hoá trong các phản ứng.
E. a, b, c H. b, d G. a, b, d I. d
8. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây ?
A. Dung dịch bị vẫn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì xảy ra.
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. Có bọt khí bay lên.
9. SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường vì:
A. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.
B. SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axít gây ra sự ăn mòn kim loại.
C. SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính oxi hoá.
D. SO2 là một oxit axit
10. Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, chúng ta tiến hành như sau
A. đốt cháy lưu huỳnh trong không khí.
B. đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.
C. cho muối Na2SO3 tác dụng với dd H2SO4.
D. Cho muối Na2S tác dụng với dd H2SO4 loãng, nóng.
11. Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2, có thể dùng cách nào sau đây?
A. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong. B. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Br2 dư.
C. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Na2CO3. D. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH.
12. Hoà tan sắt (II) sunfua vào dd HCl thu được khí A. Đốt cháy hoàn toàn khí A thu được khí C có mùi hắc. Khí A, C lần lượt là:
A. SO2, hơi S B. H2S, hơi S C. H2S, SO2 D. SO2, H2S
13. Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom màu nâu đỏ sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
A. Dung dịch bị vẩn đục. B. Dung dịch chuyển màu vàng.
C. Dung dịch vẫn có màu nâu. D. Dung dịch mất màu.
14. Trong các câu sau, câu nào đúng? Câu nào sai ?
a) Hiđro sunfua có thể làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
b) Chỉ cần đốt nóng hỗn hợp khí SO2 và O2 Có thể điều chế được lưu huỳnh trioxit
c) Tất cả các muối sunfua đều không tan trong nước.
d) Khí sunfurơ có thể làm mất màu cánh hoa hồng.
15. Ghép hiện tượng ở cột (II) cho phù hợp thí nghiệm ở cột (I).
Cột (I)
Cột (II)
1. Sục khí SO2 vào dd Ca(OH)2 dư
2. Để lọ dung dịch H2S trong không khí
3. Nhỏ vài giọt Na2S vào dung dịch Cu(NO3)2
4. Sục khí H2S dư vào dd nước brom (màu vàng)
A. Có kết tủa đen
B. Có kết tủa trắng
C. Có khí thoát ra
D. Có vẩn đục màu vàng
E. Dung dịch mất màu
16. Cho V lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được một muối duy nhất.
a) Muối đó là:
A. NaHSO3 B. Na2SO4 C. Na2SO3 D. A hoặc C
b) V có giá trị là:
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 8,96 lít D. A hoặc B
17. Đốt nóng dây Mg rồi đưa nhanh vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có hai chất bột được sinh ra: bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí C làm mất màu dung dịch kali pemanganat. Các chất A, B, C lần lượt là :
A. Mg, S, SO2 C. MgO, S, SO2
B. MgO, SO3, H2S D. MgO, S, H2S
File đính kèm:
- PHT LUYENTAP SO2 SO3.docx