Bài soạn Đại số 8 năm học 2008 – 2009 Tiết 46 Luyện tập

I - MỤC TIÊU :

+ Rèn cho HS kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng vào giải phương trình tích.

+ HS biết cách giải quyết hai dạng bài tập khác nhau của giải phương trình :

+ Biết một nghiệm, tìm hệ số bằng chữ của phương trình.

+ Biết hệ số bằng chữ, giải phương trình.

II - CHUẨN BỊ :

GV : – Bảng phụ ghi một số câu hỏi, bài tập. Máy tính bỏ túi

 HS : Phiếu học tập, Máy tính bỏ túi

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Đại số 8 năm học 2008 – 2009 Tiết 46 Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn Đại số 8 – Năm học 2008 – 2009 Ngày soạn:3 tháng 2 năm 2009 Ngày dạy : 5 tháng 2 năm 2009 Tiết 46 Luyện tập I - Mục tiêu : + Rèn cho HS kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng vào giải phương trình tích. + HS biết cách giải quyết hai dạng bài tập khác nhau của giải phương trình : + Biết một nghiệm, tìm hệ số bằng chữ của phương trình. + Biết hệ số bằng chữ, giải phương trình. II - Chuẩn bị : GV : – Bảng phụ ghi một số câu hỏi, bài tập. Máy tính bỏ túi HS : Phiếu học tập, Máy tính bỏ túi III - Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra (10 phút) HS1 chữa bài 23(a, d) tr 17 SGK. Giải các phương trình: a) x (2x – 9) = 3x (x – 5) d) x – 1 = x (3x – 7) GV lưu ý HS : Khi giải phương trình cần nhận xét xem các hạng tử của phương trình có nhân tử chung hay không, nếu có cần sử dụng để phân tích đa thức thành nhân tử một cách dễ dàng. Hai HS lên bảng kiểm tra. HS1 chữa bài 23 SGK. a) x (2x – 9) = 3x (x – 5) Û 2x2 – 9x – 3x2 + 15x = 0 Û –x2 + 6x = 0 Û x (–x + 6) = 0 Û x = 0 hoặc –x + 6 = 0 Û x = 0 hoặc x = 6. Tập nghiệm của phương trình S = {0 ; 6} d) x – 1 = x (3x – 7) Û 3x – 7 = x (3x – 7) Û 3x – 7 – x (3x – 7) = 0 Û (3x – 7) (1 – x) = 0 Người thực hiện:Nguyễn Thị Kim Nhung–THCSTiên Yên–NghiXuân 21 Bài soạn Đại số 8 – Năm học 2008 – 2009 ? Hãy nhận xét bài làm của bạn Û 3x – 7 = 0 hoặc 1 – x = 0 Û x = hoặc x = 1 Tập nghiệm của phương trình S = Hoạt động 2: Luyện tập (24 phút) Bài 24 tr 17 SGK. Giải các phương trình a) (x2 – 2x + 1) – 4 = 0 ? Cho biết trong phương trình có những dạng hằng đẳng thức nào ? Sau đó, GV yêu cầu HS giải phương trình. d) x2 – 5x + 6 = 0 ? Làm thế nào để phân tích vế trái thành nhân tử. ? Hãy nêu cụ thể. Bài 25 tr 17 SGK. Giải các phương trình HS : Trong phương trình có hằng đẳng thức x2 – 2x + 1 = (x – 1)2 sau khi biến đổi (x – 1)2 – 4 = 0 vế trái lại là hằng đẳng thức hiệu hai bình phương của hai biểu thức một HS lên bảng làm. (x2 – 2x + 1) – 4 = 0 Û (x – 1)2 – 22 = 0 Û (x – 1 – 2) (x – 1 + 2) = 0 Û (x – 3) (x + 1) = 0 Û x – 3 = 0 hoặc x + 1 = 0 Û x = 3 hoặc x = – 1 Tập nghiệm của phương trình S = {3 ; – 1} HS : Dùng phương pháp tách hạng tử. x2 – 5x + 6 = 0 Û x2 – 2x – 3x + 6 = 0 Û x (x – 2) – 3 (x – 2) = 0 Û (x – 2) (x – 3) = 0 Û x – 2 = 0 hoặc x – 3 = 0 Û x = 2 hoặc x = 3 Tập nghiệm của phương trình S = {2 ; 3} hai HS lên bảng làm a) 2x3 + 6x2 = x2 + 3x Người thực hiện:Nguyễn Thị Kim Nhung–THCSTiên Yên–NghiXuân 22 Bài soạn Đại số 8 – Năm học 2008 – 2009 a) 2x3 + 6x2 = x2 + 3x b) (3x – 1) (x2 + 2) = (3x – 1) (7x – 10) Bài 33 tr 8 SBT. Biết rằng x = – 2 là một trong các nghiệm của phương trình : x3 + ax2 – 4x – 4 = 0. a) Xác định giá trị của a. b) Với a vừa tìm được ở câu a) tìm các nghiệm còn lại của phương trình đã cho về dạng phương trình tích ? Làm thế nào để xác định được giá trị của a ? GV : Thay a = 1 vào phương trình rồi biến đổi vế trái thành tích. GV cho HS biết trong bài tập này có hai dạng bài khác nhau : – Câu a, biết một nghiệm, tìm hệ số bằng chữ của phương trình. – Câu b, biết hệ số bằng chữ, giải phương trình. Û 2x2 (x + 3) = x (x + 3) Û 2x2 (x + 3) – x (x + 3) = 0 Û x ( x + 3) (2x – 1) = 0 Û x = 0 hoặc x + 3 = 0 hoặc 2x – 1 = 0. Û x = 0 hoặc x = – 3 hoặc x =. Tập nghiệm của phương trình S = b) (3x – 1) (x2 + 2) = (3x – 1) (7x – 10) Û (3x – 1) (x2 + 2) – (3x – 1) (7x – 10) = 0 Û (3x – 1) (x2 – 7x + 12) = 0 Û (3x – 1) (x2 – 3x – 4x + 12) = 0 Û (3x – 1) [x (x – 3) – 4 (x – 3)] = 0 Û (3x – 1) (x – 3) (x – 4) = 0 Û 3x – 1 = 0 hoặc x – 3 = 0 hoặc x – 4 = 0 Û x = hoặc x = 3 hoặc x = 4 Tập nghiệm của phương trìnhS = HS : Thay x = – 2 vào phương trình, từ đó tính a. (–2)3 + a (– 2)2 – 4 (– 2) – 4 = 0 Û –8 + 4a + 8 – 4 = 0 Û 4a = 4 Û a = 1 HS : Thay a = 1 vào phương trình, ta được x3 + x2 – 4x – 4 = 0 Û x2 (x + 1) – 4 (x + 1) = 0 Û (x + 1) (x2 – 4) = 0 Û (x + 1) (x + 2) (x – 2) = 0 Û x + 1 = 0 hoặc x + 2 = 0 hoặc x – 2 = 0 Û x = – 1 hoặc x = – 2 hoặc x = 2 S = {– 1 ; – 2 ; 2} Người thực hiện:Nguyễn Thị Kim Nhung–THCSTiên Yên–NghiXuân 23 Bài soạn Đại số 8 – Năm học 2008 – 2009 Hoạt động 3: Trò chơi “Giải toán tiếp sức” (10 phút) Luật chơi : Mỗi nhóm học tập gồm 4 HS tự đánh số thứ tự từ 1 đ 4. Mỗi HS nhận một đề bài giải phương trình theo thứ tự của mình trong nhóm. Khi có lệnh, HS1 của nhóm giải phương trình tìm được x, chuyển giá trị này cho HS2. HS2 khi nhận được giá trị của x, mở đề số 2, thay x vào phương trình 2 tính y, chuyển giá trị y tìm được cho HS3 ... HS4 tìm được giá trị của t thì nộp bài cho GV. Nhóm nào có kết quả đúng đầu tiên đạt giải nhất, tiếp theo nhì, ba ... GV có thể cho điểm khuyến khích các nhóm đạt giải cao. Bài 1 : Giải phương trình 3x + 1 = 7x – 11 Bài 2 : Thay giá trị x bạn số 1 tìm được vào rồi giải phương trình = y + 1 Bài 3 : Thay giá trị y bạn số 2 tìm được vào rồi giải phương trình z2 – yz – z = – 9 Bài 4 : Thay giá trị z bạn số 3 tìm được vào rồi giải phương trình t2 – zt + 2 = 0 Kết quả : x = 3 ; y = 5 z = 3 ; t1 = 1 ; t2 = 2 HS toàn lớp tham gia trò chơi. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (1 phút) Bài tập về nhà số 29, 30, 31, 32, 34 tr 8 SBT. Ôn : Điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định, thế nào là hai phương trình tương đương. Đọc trước bài Đ5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu. Người thực hiện:Nguyễn Thị Kim Nhung–THCSTiên Yên–NghiXuân 24

File đính kèm:

  • doctiet 46.doc
Giáo án liên quan