. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài học sinh đạt được
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận diện các khía cạnh của khái niệm: trung thực với bản thân, trung thực với những người xung quanh; Trung thực nghĩa là không có sự mâu thuẫn và trái ngược nhau trong lời nói, suy nghĩ hành động.
- Học sinh so sánh tầm quan trọng của trung thực với thiếu trung thực, đó là cách xử sự tốt nhất, đem lại sự hòa thuận trong các mối quan hệ.
2.Thái độ: Học sinh tán thành, đồng tình với cách ứng xử trung thực, áp dụng trong cuộc sống và học tập.
3. Kỹ năng: Học sinh nhận diện các kỹ năng tự nhận thức bản thân, hình thành dần các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đánh giá.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, trò chơi, thẻ tình huống, clip, giấy A3, tranh ảnh, bút dạ màu
2. Học sinh : Vở ghi kỹ năng sống, câu chuyện về lòng trung thực và thiếu trung thực
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp học và khởi động
- Mục tiêu : Định hướng chú ý của HS và tạo tâm thế vào bài học.
- Phương pháp : Trò chơi
- Thời gian : 10 phút.
- Cách tiến hành: GV cho HS xem đoạn clip về Trung thực hoặc trò chơi thể hiện thái độ trung thực => GV dẫn dắt vào bài học
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 22574 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Giá trị trung thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ TRỊ TRUNG THỰC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài học sinh đạt được
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận diện các khía cạnh của khái niệm: trung thực với bản thân, trung thực với những người xung quanh; Trung thực nghĩa là không có sự mâu thuẫn và trái ngược nhau trong lời nói, suy nghĩ hành động.
- Học sinh so sánh tầm quan trọng của trung thực với thiếu trung thực, đó là cách xử sự tốt nhất, đem lại sự hòa thuận trong các mối quan hệ.
2.Thái độ: Học sinh tán thành, đồng tình với cách ứng xử trung thực, áp dụng trong cuộc sống và học tập.
3. Kỹ năng: Học sinh nhận diện các kỹ năng tự nhận thức bản thân, hình thành dần các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đánh giá.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, trò chơi, thẻ tình huống, clip, giấy A3, tranh ảnh, bút dạ màu
2. Học sinh : Vở ghi kỹ năng sống, câu chuyện về lòng trung thực và thiếu trung thực
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định lớp học và khởi động
Mục tiêu : Định hướng chú ý của HS và tạo tâm thế vào bài học.
Phương pháp : Trò chơi
Thời gian : 10 phút.
Cách tiến hành: GV cho HS xem đoạn clip về Trung thực hoặc trò chơi thể hiện thái độ trung thực => GV dẫn dắt vào bài học
Tiến trình bài học.
2.1. Hoạt động 1: Thế nào là trung thực ? Ý nghĩa của sự trung thực ?
- Mục tiêu :Cho học sinh nắm chắc lại khái niệm và ý nghĩa của sự trung thực
Phương pháp : Tập kích não, thảo luận nhóm, trình bày một phút…
Thời gian : 30 phút
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV chia nhóm HS (nhóm đôi) và mời HS chia sẻ, trao đổi về sự trung thực: (GV có thể vận dụng phương pháp trình bày 1 phút)
+ Trung thực với bản thân
+ Trung thực với người xung quanh,
+ Trung thực trong lời nói và hành vi…
=> HS trả lời
- GV tổng kết
- Học sinh lắng nghe câu chuyện “ Hoàng đế và các hạt giống hoa”
? Thông điệp của câu chuyện muốn nói điều gì?
GV chia nhóm: thảo luận nhóm (4 nhóm)
? Sự trung thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
=> HS lắng nghe, thảo luận nhóm và trình bày
- GV chốt
- Trung thực là luôn nói sự thật,tôn trọng chân lí, lẽ phải.
- Sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
*Ý nghĩa của sự trung thực
- Sống trung thực giúp nâng cao phẩm giá: sự tin yêu, tin tưởng, lòng kính trọng của mọi người.
- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội
- Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mọi người khi mắc khuyết điểm…
Tổng kết: (05)Trung thực là một đức tính quý báu, nâng cao giá trị đạo đức của mỗi con người.
BTRL: Sưu tầm những câu chuyện thực tế nói về lòng trung thực.
Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về long trung thực.
2.2. Hoạt động 2: Trung thực với chính bản thân mình (Tiết 2)
Mục tiêu : Hs hiểu được trước khi trung thực với người khác thì phải trung thực với chính lòng mình. Trung thực với chính bản thân là không đổ lỗi cho người khác, điều đó sẽ đem đến sự bình yên trong tâm hồn và đó cũng là nền tảng của mọi giá trị quan trọng khác.
Phương pháp : Thảo luận nhóm, đóng vai
Thời gian : 40 phút
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV chia lớp thành các nhóm (tùy thuộ vào số lượng HS: nhóm 4, 6)
+ Y/c: Mỗi nhóm viết 1 tiểu phẩm ngắn, đóng vai thể hiện, nội dung nói về sự không trung thực với bản thân. (thời gian 15 phút)
=> HS nhận nhiệm vụ, thảo luận và trình bày, thể hiện
- GV và HS nhận xét tiểu phẩm của các nhóm.
- GV hỏi đáp quanh tiểu phẩm của học sinh
? Khi thiếu trung thực với bản thân, điều gì sẽ xảy ra ?
=> HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét và chốt.
- GV phát phiếucho HS và chia sẻ: Đã khi nào em thể hiện sự trung thực với bản thân mình, lúc đó em có những suy nghĩ và cảm nhận ra sao?
=> HS chia sẻ
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- Trung thực là không có mâu thuẫn, thống nhất trong suy nghĩ và lời nói, hành động.
- Không đổ lỗi cho người khác.
- Không cố bào chữa, biện minh cho hành động của mình.
- Dám chịu trách nhiệm về những lỗi lầm của bản thân và hậu quả của nó.
- Đánh giá bản thân một cách chính xác và thực tế.
*.Khi trung thực lòng mình:
- Bình yên, nhẹ nhõm, tạo sự hài hòa trong các mối quan hệ.
- Không có cảm giác giấu giếm, quanh quẩn.
- Lời nói minh bạch, chính xác, rõ ràng.
- Tạo niềm tin cho mọi người.
2.3.Hoạt động 3 : Trung thực trong các mối quan hệ.
Mục tiêu : Giúp HS hiểu được trung thực trong các mối quan hệ được thể hiện như thế nào và nó chính là yếu tố cần thiết để sống hòa thuận và tin cậy lẫn nhau.
Phương pháp : thảo luận nhóm, phân tích phim, vấn đáp…
Thời gian : 15 phút
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- HS xem clip “Bài học về sự trung thực”.
? Ý nghĩa của clip?
=> HS lắng nghe, suy ngẫm
- GV chia nhóm thảo luận: Những biểu hiện thiếu trung thực và tác hại của nó: (thời gian: 5p)
+ Nhóm 1: Trong nhà trường.
+ Nhóm 2: Trong quan hệ gia đình.
+ Nhóm 3: Trong các mối quan hệ xã hội.
+ Nhóm 4: Trong quản lý xã hội, nhà nước.
- Đại diện của mỗi nhóm lên trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt.
Người thật thà và trung thực là người đáng tin cậy.
+ Trong nhà trường: Nói dối thầy cô, không làm bài tập, chốn học đi chơi, nói xấu bạn bè, nói xấu thầy cô giáo, giả bằng cấp....
+ Trong gia đình: Nói dối bố mẹ để đi chơi, chốn học, không làm việc nhà hay giúp đỡ bố mẹ...
+ Trong các mối quan hệ xã hội: Thông tin ảo trên phương tiện truyền thông, gian dối trong an toàn vệ sinh thực phẩm, trong kinh doanh...
+ Trong quản lí nhà nước, xã hội: Ăn bớt thời gian, tham ô của công, tài sản nhà nước....
=> Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực. Trung thực với bản thân và mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng gieo niềm tin trong lòng mọi người. Và xứng đáng nhận được sự tin yêu.
2.4: Hoạt động 4: Rèn luyện tính trung thực (Tiết 3)
- Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức rằng muốn có tính trung thực phải được rèn luyện thường xuyên.
- Phương pháp: Đóng vai, chia sẻ…
- Thời gian: 40 phút
- Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: ? Có ai trong lớp chưa từng nói dối và gian lận?
? Vì sao chúng ta hay có suy nghĩ, hành vi thiếu trung thực như nói dối, gian lận?
=> HS chia sẻ
- “Từ giã lời nói dối, gian lận”: GV phát phiếu stic cho HS, HS chia sẻ: các hành vi em đã từng nói dối, gian lận em đã mắc phải (GV đóng vào hộp đen đem đốt)
? Em có cảm nhận gì hoạt động trên?
=> HS chia sẻ
* Hs đóng vai xử lí tình huống, lớp chia làm 4 nhóm
- Tình huống 1:Nhìn thấy bạn trong giờ kiểm tra coi cóp tài liệu. Lúc này, em sẽ nói gì với bạn?
- Tình huống 2: Em xin bố mẹ tiền đóng học, nhưng lại dùng số tiền đó đi chơi game. Bố mẹ không hay biết, cho đến khi cô giáo chủ nhiệm gọi điện thông báo gia đình thi mọi chuyện mới sáng tỏ. Em sẽ làm thế nào lúc này ?
- Tình huống 3: Mẹ của bạn An đã được bác sĩ chuẩn đoán là bệnh ốm nặng. An sẽ nói chuyện này với mẹ thế nào ?
(HS xem clip: “Một lời nói cứu cả cuộc đời”)
=> HS đóng vai xử lý tình huống
- GV nhận xét và chốt sau mỗi tình huống
*Con người hay nói dối, gian lận vì:
- Những cảm xúc tiêu cực, lo lắng: nói thật sẽ bị mắng, bị đánh, thậm chí bị đuổi…
- Để đánh lừa bản thân,
- Để bảo vệ cái tôi, cố gắng tỏ ra tốt đẹp trong mắt mọi người, sợ bị phê bình, bệnh thành tích…
- Để bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ mình và những giá trị của mình…
*Rèn luyện tính trung thực:
- Trung thực phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục.
- Trung thực trong thi cử, kiểm tra, dũng cảm nhận lỗi, bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái xấu.
- Thẳng thắn, chân thành, không dối trá
- Trung thực là sự thật, không có mâu thuẫn trái ngược trong lời nói, suy nghĩ, hành động.
- Tuy nhiên có khi lời nói dối được xuất phát từ mục đích, động cơ trong sáng, thì có thể chấp nhận được ( Nói dối nhân văn). Cần biết giới hạn, phạm vi, đúng lúc , đúng chỗ. Tốt nhất nên hạn chế.
IV.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG VỀ NHÀ (5 phút).
Tổng kết :
Trung thực là thật thà, luôn nói ra sự thật.
Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác, giao phó cho bạn.
Khi tôi trung thực, tôi cảm thất lòng mình rõ rang, sáng tỏ.
Những suy nghĩ, lời nói và hành động trung thực tạo nên sự hài hòa.
Trung thực là cách cử xử tốt nhất.
Hướng dẫn về nhà: Rèn luyện lòng trung thực trong học tập và cuộc sống
File đính kèm:
- gtkd 2.doc