Bài soạn giảng văn Tiết 70,71: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

A. Mục tiêu cần đạt

1. Mục tiêu kiến thức

- Thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt.

- Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục; đồng thời thấy được vai trò của của yếu tố kì ảo đối với việc phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội đương thời.

2. Mục tiêu kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản và phân tích nhân vật văn học

- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích một tác phẩm văn học có yếu tố kì ảo.

3. Mục tiêu thái độ

Giúp HS thấy được những đức tính như: khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, bảo vệ cái chính nghĩa là những phẩm chất tốt đẹp, đáng học tập trong cuộc sống.

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn giảng văn Tiết 70,71: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn giảng văn: Tiết 70,71 Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản viên từ phán sự lục- Trích Truyền kì mạn lục) Giáo viên hướng dẫn: Bùi Kim Dung Giáo sinh thực tập : Đặng Thị Nga K50- Sư phạm ngữ văn- ĐHQGHN Mục tiêu cần đạt Mục tiêu kiến thức Thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt. Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục; đồng thời thấy được vai trò của của yếu tố kì ảo đối với việc phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội đương thời. Mục tiêu kĩ năng Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản và phân tích nhân vật văn học Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích một tác phẩm văn học có yếu tố kì ảo. Mục tiêu thái độ Giúp HS thấy được những đức tính như: khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, bảo vệ cái chính nghĩa là những phẩm chất tốt đẹp, đáng học tập trong cuộc sống. Những điểm cần lưu ý Trọng tâm bài học: Cần đi sâu vào phân tích nhân vật Ngô Tử Văn và nghệ thuật kể chuyện, vai trò quan trọng của cái kì ảo. Lưu ý: Phải biết tận dụng so sánh với Chuyện người con gái Nam Xương đã học ở THCS về cả hai phương diện nội dung- chủ đề và nghệ thuật kể chuyện, vai trò của cái kì ảo. Chuẩn bị Giáo viên Soạn giáo án, chuẩn bị phiếu học tập, những tài liệu có liên quan đến bài học để phát cho HS đọc trước ở nhà. SGK, SGV, phấn bảng …và các dụng cụ trực quan phục vụ cho bài dạy như: Tranh ảnh về Nguyễn Dữ, về đền Tản Viên… Học sinh Đọc trước tác phẩm ở nhà, soạn bài, chuẩn bị câu hỏi để thảo luận trên lớp. HS đọc lại “Chuyện người con gái Nam Xương” (Ngữ văn lớp 9, tập1) Tiến trình dạy học Ổn định trật tự lớp Kiểm tra bài cũ Dẫn dắt vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động khởi động: Kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài mới - Hình thức: vấn đáp - Kiểm tra bài cũ: Chủ đề của Chuyện người con gái Nam Xương là gi? Yếu tố kì ảo trong truyện bắt đầu từ đoạn nào? Nó đóng vai trò gì trong nghệ thuật kể chuyện? Tại sao không thể xếp Chuyện người con gái Nam Xương vào thể loại truyện cổ tích mặc dù hơn nửa truyện rất trùng hợp với truyện “Vợ chàng Trương”. - HS trả lời câu hỏi của giáo viên - Nếu khó thì có thể nhờ nhóm học tập trợ giúp 1.Nội dung kiểm tra bài cũ: - Chủ đề của Chuyện người con gái Nam Xuơng : ca ngợi và cảm thông những người phụ nữ hiền thục nhưng bất hạnh. - Yếu tố kì ảo bắt đầu từ đoạn kết của chuyện là nàng Vũ Nương hiện lên rồi biến mất trong cái nhìn tiếc nuối, khắc khoải và ân hận của Trương Sinh. -> Yếu tố kì ảo này đã góp phần hoàn thiện nét tính cách của Vũ Nương, phản ánh ước mơ công bằng ở đời, tạo nên một kết thúc có hậu, tạo cho truyện sự hấp dẫn đối với bạn đọc. - Không thể xếp Chuyện người con gái Nam Xương vào thể loại truyện cổ tích được là vì: + Đây là câu chuyện được viết bằng chữ Hán, có xen lời bình luận của tác giả ở cuối truyện + Mang đậm yếu tố hoang đường, li kì => Câu chuyện này thuộc thể loại truyền kì chứ không phải truyện cổ t ích. Dẫn dắt vào bài mới - HS nghe giảng Thế kỉ XV- XVI, ở Việt Nam là thời kì đột khởi của văn xuôi tự sự- thế kỉ của truyện truyền kì. Văn xuôi tự sự đã thoát khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian và văn học chức năng, tự sáng tạo ra truyện mới vừa mang đậm sắc thái dân gian vừa phản ánh được hiện thực xã hội đương thời. Thành tựu nổi bật là hai tác phẩm: Thánh tông di thảo của Lê Thánh Tông và Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ- áng thiên cổ kì bút với lời tựa của Hà Thiện Hán đề năm 1547. Tác phẩm văn xuôi chữ Hán đã phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật: văn học lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh. Trong chương trình văn THCS chúng ta đã làm quen với Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ trích từ Truyền kì mạn lục thể hiện một trong hai chủ đề của tập sách: Ca ngợi và cảm thông những người phụ nữ hiện thục, bất hạnh. Ca ngợi những nho sĩ trí thức khẳng khái, chính trực vì nghĩa lớn, chống tà gian. Chủ đề này sẽ được chứng minh qua bài ngày hôm nay: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tiểu sử - GV hướng dẫn HS đọc phần tiểu sử trong SGK và chốt lại những nét cơ bản. - GV nhấn mạnh vào đặc điểm truyền kì Việt Nam. - HS đọc và trả lời câu hỏi -Ghi phần tiểu sử vào vở I. Tiểu sử 1. Tác giả Nguyễn Dữ - Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, quê ở Hải Dương - Là học trò của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đã từng đỗ hương tiến sĩ ( cử nhân), từng làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn dật. - Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục thể hiện rõ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời. Thể loại truyền kì - Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố li kì, hoang đường - Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thể loại. Thể loại truyền kì ở Việt Nam: - Chịu ảnh hưởng của truyền kì Trung Quốc từ đời Đường - Kể chuyện bằng văn xuôi chữ Hán có xen thơ ca, các lời bình luận của tác giả hoặc của người khác ở cuối mỗi truyện. - Mang đậm yếu tố kì ảo hơng đường nhưng cũng đậm chất hiện thực, phản ánh khát vọng phá bỏ bất công ngang trái, vươn lên tìm hạnh phúc của con người Việt Nam đương thời. Tác phẩm - Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Có phần đã dịch ra chữ Nôm. - Chịu ảnh hưởng lối kể chuyện của Tiễn đăng tân thoại - Cù Hựu đời Tống nhưng cốt truyện hầu hết ở thời Lí- Trần , Hồ và Lê Sơ hoặc từ văn học dân gian. - Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về văn hiến Đại Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thuỷ chung, khẳng định quan điểm sống ẩn dật của tầng lớp trí thức đương thời, có giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả. - Được Vũ Lâm Khâm khen tặng là Thiên cổ tuỳ bút, được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài. Hoạt động 2: Đọc, kể và phân chia bố cục - GV gọi một HS tác phẩm trước lớp - Yêu cầu một HS tóm tắt và một HS phân chia bố cục tác phẩm - Gv nhận xét về cách đọc của HS và tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm dựa theo bố cục. - Một HS đứng dậy đọc bài - Một HS tóm tắt tác phẩm - Một HS phân chia bố cục II. Đọc hiểu văn bản Đọc, kể tóm tắt và phân chia bố cục - Chia làm ba phần: mở truyện, thân truyện và kết truyện - Mở truyện: Giới thiệu nhân vật chính Ngô Tử Vân - Thân truyện: + Tử văn đốt đền tà + Tử văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần + Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương + Tử Văn thắng lợi trở về, nhận lời làm phán sự ở đền Tản Viên - Kết truyện: + Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ + Lời bình -> Dựa vào cách phân chia theo diễn biến cốt truyện, chúng ta phân tích theo nhân vật. Hoạt động 3: Phân tích văn bản - Gv hỏi: Ngay từ đầu truyện, tác giả đã giới thiệu nhân vật chính như thế nào? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì? - GV hỏi: Vì sao Ngô Tử Văn quyết định đốt đền? Chàng đã làm việc đó như thế nào? Gv hỏi: Hậu quả đầu tiên của việc đốt đền là gì? - Gv hỏi: Hãy phân tích hình ảnh và lời nói của cư sĩ? Phân tích thái độ của Tử Văn? - Gv hỏi: Cuộc gặp gỡ tiếp sau đó với ông già thổ công đựoc thể hiện như thế nào? Thái độ của Tử Văn? Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ đó? - GV hỏi: Tinh thần, thái độ, lời nói của Tử văn trên đường bị quỷ bắt đi và trong điện trước Diêm Vương thế nào? Kết quả xử kiện của Diêm Vương nói lên điều gì? - GV hỏi: Việc Tử Văn được tiến cử làm chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gi? HS đọc thầm lại đoạn đầu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi HS có thể kết hợp trả lời câu hỏi 1trong SGK để làm rõ nguyên nhân, ý nghĩa hành động dũng cảm trừ tà của Tử Văn - HS lần trả lời - HS suy nghĩ và trả lời - HS ghi chep bài theo các ý trên bảng Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn- người đốt đền tà Cách giới thiệu nhân vật: + Trực tiếp, ngắn gọn tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất bằng những từ ngữ khẳng định: khẳng khái, nóng nảy… + Tác dụng: định hướng cho người đọc suy nghĩ về diễn biến câu chuyện, rằng tính tình, phẩm chất như thế sẽ được thể hiện như thế nào và gây ra những hành động gì trong tác phẩm. + Tuy nhiên, đây vẫn là cách mở đầu truyền thống, chưa thoát ra khỏi cách kể chuyện của dân gian. Sự việc đốt đền - Chuẩn bị: tắm gội, khấn trời…->thái độ tôn kính, nghiêm túc - Châm lửa đốt đền : mọi người lắc đầu lè lưỡi, Tử Văn vung tay không cần gi…->một thái độ dứt khoát, bất cấp hậu quả xấu cho bản thân. - Hậu quả: khó lòng tránh khỏi tai vạ, bị chết, xuống âm ti gặp Diêm vương -> Hành động đốt đền của Tử văn thể hiện tính khẳng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ hại, tỏ thái độ quan điểm của người trí thức muốn phá tan đi sự mê tín thần linh của quần chúng nhân dân. c. Cuộc đối mặt với kẻ ác và gặp Thổ công bị hại - Tướng giặc: trách mắng, đòi trả đền, đe doạ -> Tử văn ngồi ngất ngưởng, tự nhiên, không sợ. - Thổ công: phong độ nhàn nhã >< Nỗi khiếp đảm của Tử Văn -> Tử văn hoang mang: “Hắn có thể…gieo vạ..” * Thổ công là nạn nhân đang khiếp sợ, đã tô đậm sự bạo tàn của tên giặc. Thổ công là đồng minh sẽ giúp cho Tử văn trên con đường đi vạch trần cái ác. Như vậy, người làm việc tốt, việc nghĩa bao giờ cũng được ủng hộ. d. Tử Văn bị đưa xuống cõi âm - Tử văn không được dự vào hàng khoan giảm: kêu oan quyết liệt - Vạch mặt tên bại tướng với lẽ phải trong tay: + Tâu trình Diêm Vương với lời lẽ rất cương chính không nhún nhường. + Xin đem giấy đến đền Tản Viên + Thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên. Nhận xét: Thái độ luôn một mực kêu oan của Tử văn chứng tỏ chàng không hề nhụt chí, run rẩy hay khiếp sợ trước cảnh địa ngục, ma quỷ xung quanh mình. Chàng quyết đấu tranh cho lẽ phải, cho công lí. Điều đó rất đáng trân trọng ở con người này. Tử Văn đã thắng kiện chứng tỏ cái thiện, cái chính nghĩa đã thắng cái gian tà, cái ác. Tên họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng, dân gian được bình an, Thổ công được trả lại đền. e. Nhậm chức phán sự - Thổ công tiến cử: vui vẻ nhận lời “không ngại chết…ở cõi âm” - Phán sự : Tử văn làm người bảo vệ công, thể hiện mơ ước của nhân dân, đồng thời bày tỏ tâm sự ngầm về thời thế của tác giả. - Kết truyền kì: Tử văn chắp lạy nghi lễ khi gặp người quen ( sự gần gũi, tình đời), “thoắt cưỡi gió rồi biến mất” (kì ảo, phép thiêng) * Tiểu kết: Hình tượng nhân vật Tử Văn đại diện cho chính nghĩa trong cuộc đấu trí, đấu gan, cam go, ác liệt, không khoan nhượng với gian tà. Chức phán sự là một “phần thưởng” đưa nhân vật bất tử trong một cương vị xứng đáng. GV nêu vấn đề: Bên cạnh việc đề cao chàng nho sĩ kiên cường vì dân trừ tà, truỵen còn miêu tả nhân vật nào nữa? Miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì? HS tìm những chi tiết miêu tả tướng giặc gian ác trong tác phẩm và rút ra nhận xét Tên bại tướng gian ác Sự độc ác Sống: là kẻ ngoại xâm gây hoạ, làm cho một vùng đất hoá chiến trường. Chết: làm yêu quái: + Đánh đuổi thổ công có đức, cướp đền linh để ngụ gây tội ác. + Quấy nhiễu, phá hoại đời sống bình an của dân lành. + Đút lót các quan dưới âm, lừa Diêm Vương để hại Tử văn chết oan. Sự gian trá, giảo hoạt Giọng dạy dỗ- lộ mặt- đe doạ Lấn át, tố cáo Ra vẻ khoan dung khi sợ lộ Kết cục đáng đời Bị trừng phạt: + cõi âm: “lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ vào ngục cửu u” + cõi dương: “ngôi mộ bị bật tung lên, hài cốt tan tành như cám” * Tiểu kết: bản chất tên tướng giặc ngoại xâm => chết vẫn tàn ác, gian tham. Kết cục này thể hiện làng căm thù giặc và ước mơ sông hoà bình của nhân dân, mong muốn diệt trừ tận gốc sự tàn ác, gian tà của quân lấn cướp” GV hỏi: Trong tác phẩm truyền kì này, cõi âm và cõi dương có sự tương giao với nhau, em hãy tìm những chi tiết trong tác phẩm để chứng minh. Sự hiện diện đồng thời của hai cõi âm- dương trong tác phẩm có ý nghĩa như thế nào? HS đọc lại SGK, tìm chi tiết chứng minh - HS tự rút ra nhận xét để trả lời cho câu hỏi. Hai cõi tương giao và ý nghĩa của truyền kì Hai cõi tương giao Cõi dương: Hai ngôi đền: + Đền bị tà gian chiếm (Tử Văn đốt) + Đền Tản Viên ( Thổ công lánh, Tử Văn làm phán sự) Các nhân vật : Tử văn, Người đời Cõi âm: Hai địa điểm: +Nơi khoan giảm: dinh toà rất lớn, thành sắt… + Nơi đoạ đày; sông,gió tanh sóng xám, lạnh thấu xương… Các nhân vật: + Diêm Vương công minh, biết sửa sai (chỉ có cõi âm) + Tướng giặc và các phán quan ăn của đút lót. + Thổ công bị đánh đuổi “chỉ có chút lòng thành thực” => Nhận xét: Sự hiển hiện của hai cõi âm - dương có một ngụ ý nhân sinh sâu sắc; nơi nào cũng có thiện, có ác, có chính có tà. Chúng luôn đấu tranh gay gắt với nhau, do vậy kẻ sĩ cần phải có bản lĩnh mới chiến thắng đươc. Hoạt động 4: Tìm hiểu nhệ thuật kể chuyện và vai trò của yếu tố kì ảo - GV nêu vấn đề: Nghệ thuật kể chuyện kết hợp chuyện thật với các yếu tố kì ảo được biểu hiện và có tác dụng như thế nào?Chi tiết người quen cũ gặp quan tân phán sự: Tử văn không nói, thoắt cái đã cưỡi gió biến mất…gợi cho em nghĩ đến chi tiết nào trong Chuyện người con gái Nam Xương? - HS bàn luận và trả lời câu hỏi - HS ghi chép những ý mà GV đã tổng kết lại Nghệ thuật kể chuyện và trò của yếu tố kì ảo Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn. Yếu tố kì ảo dày đặc, xen lẫn chuyện người, chuyện thần, chuyện ma, thế giới thực ảo, trần thế, địa ngục, quỷ sứ…làm cho câu chuyện truyền kì thêm hấp dẫn. Kì ảo chỉ là phương thức đặc biệt để chuyên chở nội dung và cảm hứng hiện thực. Cách kể chuyện từng đoạn, từng đoạn theo thời gian đầy li kì, biến hoá linh hoạt mà vẫn tự nhiên, lôgích, từ thắt nút đến những chi tiết càng thêm căng thẳng đến đỉnh cao và cuối cùng được giải quyết hợp lí. Chi tiết kết truyện gợi nhớ đến cảnh kết Chuyện người con gái Nam Xương, nàng Vũ Nương cũng biến mất trên sóng trong cái nhìn tiếc nuối, khắc khoải và ân hận của Trương Sinh; còn ở đây là khao khát công lí, công bằng xã hội, người có công được thưởng, có tội bị trừng phạt, nhưng cũng chỉ là trong mơ ước của con ngươì trung đại mà thôi. Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của truyện truyền kì Gv hỏi: Qua tác phẩm này em hãy rút ra ý nghĩa của truyện truyền kì? Một HS đứng dâỵ trả lời Ý nghĩa của truyện truyền kì: Bài học làm người * Nhìn nhận cách sống: Công bằng và hạnh phúc chỉ đến khi người chính trực biết đấu tranh với cái xấu, cái ác, sự gian tà. * Niềm tin vào lẽ phải: Chính bao giờ cũng thắng tà. => Lẽ phải, công lí không lệ thuộc vào số lượng người hai phái chính - tà. Bè cánh xấu xa chỉ tồn tại nhất thời. Chính nghĩa tất thắng. Miễn là người quân tử phải có ý chí và không ngại sự thiệt hại đến bản thân mình. * Lời bình ở cuối truyện là thái độ rõ ràng của Nguyễn Dữ: Tác giả bình về lẽ cứng cỏi làm nên người quân tử đã càng tô thêm vẻ đẹp của Tử Văn vì chính nghĩa. Câu kết thể hiện tấm lòng của tác giả với đời và một thái độ rõ ràng về người anh hùng không thể hèn kém, khư khư cái thiện riêng mình: “ Kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi” Hoạt động 6: Tổng kết, dặn dò và giao bnài tập về nhà Gv tổng kết lại nội dung và nghệ thuật và giao bài tập về nhà cho HS - HS ghi chép vào trong vở và hỏi đáp những vấn đề cần thắc mắc III. Tổng kết Nội dung Qua hình tượng nhân vật người trí thức Ngô Tử văn và tên giặc ngoại xâm, tác giả đã ca ngợi chính nghĩa và thái độ kiên quyết diệt trừ gian tà của con người. Bài học nhân sinh về chính- tà; thiện – ác. Nghệ thuật Xây dựng hình tượng nhân vật mang tính điển hình Nghệ thuật tương phản xuyên suốt tác phẩm Kể chuyện hấp dẫn với địa điểm, thời gian cụ thể. Cách dựng cảnh sinh động, tình huống giàu kịch tính=> Tài năng viết truyện và thái độ với đời của Nguyễn Dữ cùng sự hấp dẫn đặc biệt của truyện truyền kì trong dân gian. * Dặn dò: HS về nhà làm hết bài tập trong SGk và soạn bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docChuc phan su den Tan Vien.doc