Bài soạn Hình học 7

I.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

-HS hiểu được nội dung tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M (M ê a) sao cho a b.

-Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơclít mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song

2.Kĩ năng:

-Cho biết hai đường thẳng song song và một cát tuyến. Cho số đo của một góc, biết cách tính số đo các góc còn lại.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học.

II.Chuẩn bị:

1.Đồ dùng dạy học:

-Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc.

-Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc.

2.Phương pháp dạy học:

Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, thuyết trình

III.Các hoạt động dạy học:

 

docx63 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn Hình học 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 / 9/ 09 Ngày giảng: 7A: 24 / 9/ 09 7B: 24/ 9/ 09 Tiết 9. Đ 5 . Tiên đề ơclít về đường thẳng song song I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -HS hiểu được nội dung tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M (M Є a) sao cho a ∥ b. -Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơclít mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song 2.Kĩ năng: -Cho biết hai đường thẳng song song và một cát tuyến. Cho số đo của một góc, biết cách tính số đo các góc còn lại. 3.Thái độ: -Yêu thích môn học. II.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng dạy học: -Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc. -Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc. 2.Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, thuyết trình III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ) 2.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của học sinh Nội dung 1.Tiên đề Ơclít: (15’) HĐ1: Nêu đề toán: “ Cho điểm M không thuộc đường thẳng a. Vẽ đường thẳng b đi qua M và b ∥ a +Gọi 1 HS lên bảng thực hiện Y/C bài tập +Gọi 2 HS lên bảng thực hiện lại và nêu nhận xét +Gọi HS 3 lên bảng vẽ đường thẳng b đi qua M, b∥a bằng cách khác và nêu nhận xét ?: Để vẽ được đường thẳng b đI qua M và b ∥ a ta có bao nhiêu cách vẽ ? và liệu có bao nhiêu đường thẳng đi qua M và song song với đường thẳng a ? *Bằng kinh nghiệm thực tế người ta nhận thấy: Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng a mà thôi. Điều thừa nhận ấy mang tên “Tiên đề Ơclít” HĐ2: Thông báo nội dung tiên đề Ơclít (SGK-T92) và yêu cầu HS nhắc lại, vẽ hình vào vở -Gọi 1 HS đọc mục có thể em chưa biết (SGK-T93) -Giới thiệu thêm về nhà toán học Ơclít. HĐ 1: Đọc và tìm hiểu đề bài toán +HS 1: lên bảng thực hiện Y/C bài tập -Cả lớp cùng làm vào vở +HS 2: Đường thẳng b vừa vẽ trùng với đường thẳng đã vẽ +HS 3: Lên bảng vẽ cách khác. Có thể: M b a .Nhận xét: Đường thẳng này trùng với đường thẳng b ban đầu -Cá nhân HS trả lời: Qua M chỉ vẽ được một đường thẳng song song với a HĐ2: Nhắc lại nội dung tiên đề Ơclít (SGK-T92) và vẽ hình vào vở -1 HS đọc và tìm hiểu mục có thể em chưa biết (SGK-T93) M 600 b 600 a *Nhận xét: Qua M chỉ vẽ được một đường thẳng song song với a *Tiên đề Ơclít: Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó. M b a M Є a; b qua M và b ∥ a là duy nhất 2.Tính chất của hai đường thẳng song song: (20’) HĐ1: Thực hiện ? -Gọi lần lượt HS lên bảng làm từng câu a, b, c, d của bài ? ?: Qua bài toán trên em có nhận xét gì ? -Y/C HS kiểm tra xem hai góc trong cùng phía có quan hệ thế nào với nhau ? *Ba nhận xét trên chính là tính chất của hai đường thẳng song song -Chốt lại tính chất HĐ2: Vận dụng: -Làm bài tập 30 (SBT-T79) +Y/C HS thảo luận nhóm trình bày lời giải ra bảng phụ (Khoảng 8’) -Chuẩn kiến thức HĐ1: Tìm hiểu đề bài ? +HS1: làm câu a +HS2: làm câu b và c .Nhận xét: Hai góc so le trong bằng nhau +HS3: làm câu d .Nhận xét: Hai góc đồng vị bằng nhau -Cá nhân HS trả lời: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: Hai góc so le bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau. +Hai góc trong cùng phía có tổng bằng 1800 (hay bù nhau) -Đọc tính chất SGK-T93 HĐ2: Vận dụng giải bài tập - HS thảo luận nhóm trình bày lời giải ra bảng phụ -Đại diện nhóm trình bày kết quả -Nhận xét kết quả *?: c A 3 2 4 1 b 3 2 4 1 B a *Tính chất: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: a,Hai góc so le trong bằng nhau b, Hai góc đồng vị bằng nhau c,Hai góc trong cùng phía bù nhau *Vận dụng: +Bài tập 30 (SBT-T79) a, A4 = B1 b, Giả sử A4 ≠ B1. Qua A vẽ tia AP sao cho PAB = B1 ⇒ AP ∥ b vì có hao góc so le trong bằng nhau -Qua A vừa có a ∥ b, vừa có AP ∥ b điều này tráI với tiên đề Ơclít -Vậy đường thẳng AP và đường thẳng a chỉ là một hay A4 = PAB = B1 3.Củng cố: (8’) -Y/C HS nhắc lại: +Tiên đề Ơclít +Tính chất của hai đường thẳng song song -Làm bài tập 33 (SGK-T94) (1 HS lên bảng điền trên bảng phụ a, Hai góc so le trong bằng nhau. b, Hai góc đồng vị bằng nhau. c, Hai góc trong cùng phía bù nhau. 4. Dặn dò: (2’) -Về nhà học bài, ôn tập kĩ kiến thức về tiên đề Ơclít -Làm các bài tập 32, 34 (SGK-T94) ; 28; 29 (SBT-T78; 79) -Chuẩn bị tiết 10: Từ vuông góc đến song song. Ngày soạn: 23 / 9/ 09 Ngày giảng: 7A: 25 / 9/ 09 7B: 25/ 9/ 09 Tiết 10. Đ 6 . Từ vuông góc đến song song I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -HS hiểu được quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba. 2.Kĩ năng: -Biết phát biểu gãy gọn một mệnh đề toán học. 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, tập suy luận. II.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng dạy học: *Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc. *Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc. 2.Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, thuyết trình III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: (5’) *HS 1: -Hãy nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song -Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng d. Vẽ đường thẳng c đi qua M sao cho c vuông góc với d *HS 2: -Phát biểu tiên đề Ơclít và tính chất của hai đường thẳng song song -Trên hình bạn vừa vẽ (Hình HS 1 vẽ) dùng êke vẽ đường thẳng d’ đi qua M và d’⊥ c 2.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của học sinh Nội dung *Đặt vấn đề vào bài: Trở lại phần mở bài (5’) -Qua hình các bạn vừa vẽ trên bảng. Em có nhận xét gì về quan hệ giữa đường thẳng d và d’ ? Vì sao ? +Đó chính là quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của ba đường thẳng. -Cá nhân HS đứng tại chỗ trả lời: +Đường thẳng d và d’ song song với với nhau +Vì đường thẳng d và d’ cắt c tạo ra cặp góc so le trong (hoặc đồng vị) bằng nhau, theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song thì d∥ d’ 1.Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song: (25’) HĐ1: Thực hiện ?1 -Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình 27 -Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời ?1 -Chuẩn kiến thức ?: Em hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba ? -Gọi 2 HS nhắc lại lần lượt tính chất (SGK-T96) +Tóm tắt dưới dạng hình vẽ và kí hiệu hình học ?: Em hãy nêu lại cách suy luận tính chất trên -Chốt lại tính chất HĐ 2: Nêu đề bài toán: Nếu có đường thẳng a ∥ b và c ⊥ a. Theo em quan hệ giữa đường thẳng c và b thế nào ? Vì sao? *Gợi ý: +Liệu c không cắt b được không? Vì sao ? +Nếu c cắt b thì góc tạo thành bằng bào nhiêu ? ?: Qua bài toán trên em rút ra nhận xét gì ? *Đó chính là nội dung của tính chất 2 (SGK-T96) +Em nào có thể tóm tắt nội dung tính chất 2 dưới dạng hình vẽ và kí hiệu ?: Hãy so sánh nội dung tính chất (1) và (2) -Chuẩn kiến thức và chốt lại vấn đề về mối quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song -Chốt lại kiến thức HĐ1: Đọc và tìm hiểu đề bài ?1 -1 HS lên bảng vẽ hình 27 - Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời ?1 -Nhận xét kết quả trả lời -Cá nhân HS trả lời: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau -2 HS nhắc lại lần lượt tính chất (SGK-T96) +Kí hiệu bổ sung vào hình vẽ -Nêu lại cách suy luận tính chất: Cho c ⊥ a tại A, có A3=900 c ⊥ b tại B, có B1=900 Có A3 và B1 ở vị trí so le trong và A3 = B1 (=900) Suy ra a ∥ b (theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song) HĐ2: Đọc và tìm hiểu đề toán -1 HS đứng tại chỗ trình bày lời giải: Nếu c không cắt b thì c ∥ b (theo vị trí 2 đường thẳng). Gọi c ⊥ a tại A. Như vậy qua điểm A có hai đường thẳng a và c cùng song song với b. Điều này trái với tiên đề Ơclít. Vậy c cắt b +Cho c cắt b tại B theo tính chất 2 đường thẳng song song có: B1= A3 (2 góc sole trong ) mà A3= 900(vì c ⊥ a) Suy ra B1= 900 hay c ⊥ b -Cá nhân HS trả lời: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia. -Đọc nội dung tính chất 2 -1 HS lên bảng ghi tính chất dưới dạng kí hiệu -Nội dung hai tính chất này ngược nhau *?1: c a b Hình 27 a, a có song song với b b, Vì c cắt a và b tạo thành cặp góc sole trong bằng nhau nên a ∥ b *Tính chất 1: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau c A 3 a 1 b B c ⊥ a ⇒ a ∥ b b ⊥ c *Bài toán: +Nếu c không cắt b thì c ∥ b (theo vị trí 2 đường thẳng). Gọi c ⊥ a tại A. Như vậy qua điểm A có hai đường thẳng a và c cùng song song với b. Điều này trái với tiên đề Ơclít. Vậy c cắt b +Cho c cắt b tại B theo tính chất 2 đường thẳng song song có: B1= A3 (2 góc sole trong ) mà A3= 900(vì c ⊥ a) Suy ra B1= 900 hay c ⊥ b *Tính chất 2: (SGK-T96) c a b a ∥ b ⇒ c ⊥ b c ⊥ a 3.Củng cố: (7’) -Y/C HS phát biểu tính chất 1 và tính chất 2 về quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song -Làm bài tập 40 (SGK-T97) a, Nếu a ⊥ c và b ⊥ c thì a ∥ b b, Nếu a ∥ b và c ⊥ a thì c ⊥ b 4.Dặn dò: (3’) -Về nhà học bài, ôn tập kĩ kiến thức về mối quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song. -Làm các bài tập 41; 42; 43 (SGK-T97; 98) ; -Chuẩn bị tiết 11: Từ vuông góc đến song song (Tiếp). Ngày soạn: 27 / 9/ 09 Ngày giảng: 7A: 1 / 10/ 09 7B: 1/ 10/ 09 Tiết 11. Đ 6 . Từ vuông góc đến song song (Tiếp) I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -HS hiểu được quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba. 2.Kĩ năng: -Biết phát biểu gãy gọn một mệnh đề toán học. 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, tập suy luận. II.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng dạy học: -Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, êke. -Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, êke. 2.Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, thuyết trình III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong giờ) 2.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của học sinh Nội dung 2.Ba đường thẳng song song: (25’) HĐ1: Thực hiện ?2 -Vẽ hình 28 (SGK-T97) lên bảng -Y/C HS hđ nhóm trình bày lời giải ?2 (Khoảng 8’) -Chuẩn kiến thức ?: Bằng suy luận hãy giải thích câu a, -Y/C HS phát biểu tính chất (SGK-T97) *Giới thiệu: Khi ba đường thẳng d, d’, d” song song với nhau từng đôi một, ta nói ba đường thẳng ấy song song với nhau. Giới thiệu thêm kí hiệu ba đường thẳng song song HĐ2: Vận dụng: Làm bài tập 41 (SGK-T97) -Vẽ hình 30 lên bảng và yêu cầu HS lên bảng hoàn thành Y/C bài tập 41 -Chuẩn kiến thức HĐ1: Đọc và tìm hiểu đề ?2 -Quan sát hình 28 trên bảng -HĐ nhóm trình bày lời giải ?2 -Các nhóm nhận xét chéo kết quả -Cá nhân HS giải thích câu a, Có d ∥ d’ mà a ⊥ d ⟹ a ⊥ d’ theo tính chất: một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì cũng vuông góc với đường thẳng kia. +Tương tự vì d ∥ d” mà a ⊥ d ⟹ a ⊥ d” Do đó d’ ∥ d” vì cùng ⊥ a .Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau -Tìm hiểu kí hiệu ba đường thẳng song song HĐ2: Vận dụng giải bài tập -Quan sát hình vẽ 30 +1 hs lên bảng hoàn thành yêu cầu -Nhận xét kết quả *?2: a b c d d” d’ d a, d’ và d” có song song b, a ⊥ d’ vì a ⊥ d và d ∥ d’ a ⊥ d” vì a ⊥ d và d ∥ d” d’ ∥ d” vì cùng vuông góc với a. *Tính chất: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau + Khi ba đường thẳng d, d’, d” song song với nhau từng đôi một, ta nói ba đường thẳng ấy song song với nhau Kí hiệu: d ∥ d’ ∥ d” *Bài tập 41 (SGK-T97) a b c Nếu a ∥ b và a ∥c thì b ∥ c 3.Luyện tập: (12’) * Giải bài tập 46 (SGK-T98) -Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và trình bày lời giải *Hướng dẫn: +Để cm a ∥ b ta cần chỉ ra a ⊥ AB; b ⊥ AB +Để tính được C trước tiên ta tính D2 -Chuẩn kiến thức -1 HS lên bảng vẽ hình và trình bày lời giải -Cả lớp cùng làm vào vở -Nhận xét kết quả *Bài tập 46 (SGK-T98) A D a 1200 ? b B C a, Ta có a ⊥ AB ⇒ a ∥ b và b ⊥ AB b, Tính C ? +Vì D1 và D2 là hai góc kề bù nên: D1+ D2 = 1800 ⇒ D2= 1800- D1 = 1800- 1200= 600 Ta có a ∥ b D2 và C là hai góc so le trong ⇒ C = D2 = 600 3.Củng cố: (5’) -Y/C HS phát biểu tính chất 1 và tính chất 2 về quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song +Phát biểu tính chất về ba đường thẳng song song. -Làm bài tập 44; 45; 47, 48 (SGK-T98; 99) 4.Dặn dò: (3’) -Về nhà học bài, ôn tập kĩ kiến thức về mối quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song. -Làm các bài tập 41; 42; 43 (SGK-T97; 98) ; -Chuẩn bị tiết 12: Định lí. Ngày soạn: 27 / 9/ 09 Ngày giảng: 7A: 2 / 10/ 09 7B: 2/ 10/ 09 Tiết 12. Đ 7 . định lí I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -HS biết cấu trúc của một định lí. -Biết thế nào là chứng minh định lí. -Biết đưa một định lí về dạng : “nếu… thì…” 2.Kĩ năng: -Làm quen với mệnh đề lôgíc: p ⟹ q 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, suy luận toán học. II.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng dạy học: -Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, êke. -Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, êke. 2.Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, thuyết trình III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: (5’) *HS: -Phát biểu tiên đề Ơclít, vẽ hình minh họa -Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song 2.Bài mới: *Giới thiệu bài: Tiên đề Ơclít và tính chất hai đường thẳng song song đều là các khẳng định đúng. Nhưng tiên đề Ơclít được thừa nhận qua vẽ hình, qua kinh nghiệm thực tế. Còn tính chất hai đường thẳng song song được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng, đó là định lí. Vậy định lí là gì ? gồm những phần nào, thế nào là chứng minh định lí, đó là nội dung bài hôm nay. Hoạt động của Thầy Hoạt động của học sinh Nội dung 1.Định lí: () HĐ1: Tìm hiểu thông tin ĐL -Y/C HS đọc phần định lí (SGK-T99) ?: Vậy thế nào là một định lí ? HĐ2: Thực hiện ?1 -Ba tính chất ở Đ 6 là ba định lí . Em hãy phát biểu lại ba định lí đó ? +Em nào có thể lấy thêm ví dụ về các định lí mà ta đã học ? -Hãy nhắc lại định lí: “hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”. Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình của định lí, kí hiệu trên hình vẽ O1 ; O2 ?: Theo em trong định lí trên điều đã cho là gì ? Đó là giả thiết. Điều phải suy ra là gì ? Đó là kết luận *Giới thiệu: Vậy trong một định lí. Điều cho biết là giả thiết của định lí và điều suy ra là kết luận của định lí. ?: Vậy mỗi định lí gồm mấy phần ? là những phần nào ? -Giới thiệu: Giả thiết viết tắt là GT. Kết luận viết tắt là KL +Mỗi định lí có thể phát biểu dưới dạng: “Nếu… thì…” phần nằm ở giữa từ “nếu” và từ “thì” là GT. Sau từ “thì” là kết luận. ?: +Em hãy phát biểu lại tính chất hai góc đối đỉnh dưới dạng: “Nếu… thì…” +Dựa và hình vẽ trên bản gem hãy viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu HĐ 3: Thực hiện ?2 -Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời câu a, -Gọi 1 HS lên bảng làm câu b, -Chuẩn kiến thức HĐ 4: Vận dụng : Giải bài tập 49 (SGK-T101) -Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời (Mỗi HS trả lời 1 ý ) -Chuẩn kiến thức HĐ1: Tìm hiểu thông tin ĐL -Đọc phần định lí (SGK-T99) -Cá nhân HS trả lời: Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng, không phải đo trực tiếp hay vẽ hình, gấp hình hay nhận xét trực giác. HĐ2: Đọc và tìm hiểu đề ?1 -Cá nhân HS phát biểu ba định lí ở Đ 6 -Ví dụ: +Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau +Một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau +Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau ……… -1HS lên bảng thực hiện Y/C -Cả lớp cùng làm vào vở -Cá nhân HS trả lời +Mỗi định lí gồm có 2 phần: a, Giả thiết: Là những điều cho biết trước b, Kết luận: Những điều cần suy ra. -Cá nhân HS phát biểu lại tính chất hai góc đối đỉnh +1 HS lên bảng viết GT, KL theo yêu cầu HĐ 3: Đọc và tìm hiểu đề ?2 -1 HS đứng tại chỗ trả lời câu a, -1 HS lên bảng làm câu b, -Nhận xét kết quả HĐ 4: Đọc và tìm hiểu đề bài tập 49 -2 HS đứng tại chỗ trả lời : +HS1: Trả lời ý a, +HS2: Trả lời ý b -Cả lớp theo dõi -Nhận xét kết quả *?1: HS tự phát biểu *Định lí: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. 1 2 O +Cho biết: O1 và O2 là hai góc đối đỉnh +Phải suy ra: O1 = O2 GT O1 và O2 đối đỉnh KL O1 = O2 *?2: a, GT: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba KL: Chúng song song với nhau b, a b c GT a ∥ c ; b ∥ c KL a ∥ b *Bài tập 49 (SGK-T101) a, GT: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau KL: Hai đường thẳng đó song song b, GT: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song KL: Hai góc so le trong bằng nhau 3.Củng cố: (8’) -Y/C HS phát biểu lại: +Thế nào là một định lí ? +Định lí gồm mấy phần ? -Làm bài tập 51 (SGK-T101) a, HS tự phát biểu b, GT c ⊥ a ; a ∥ b KL c ⊥ b 4. Dặn dò: (2’) -Về nhà học bài, ôn tập kĩ kiến thức về từ vuông góc đến song song. -Làm các bài tập 49; 50; 52 (SGK-T101) ; -Chuẩn bị tiết 13: Định lí (Tiếp).. Ngày soạn: 6 / 10/ 09 Ngày giảng: 7A: 8 / 10/ 09 7B: 8/ 10/ 09 Tiết 13. Đ 7 . định lí (Tiếp) I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -HS biết cấu trúc của một định lí. -Biết thế nào là chứng minh định lí. -Biết đưa một định lí về dạng : “nếu… thì…” 2.Kĩ năng: -Làm quen với mệnh đề lôgíc: p ⟹ q 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, suy luận toán học. II.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng dạy học: *Giáo viên: +Thước thẳng, thước đo góc, êke. +Bảng phụ ghi đề bài tập vận dụng *Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, êke. 2.Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, thuyết trình III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của học sinh Nội dung 2.Chứng minhđịnh lí: (25’) HĐ1: Tìm hiểu thế nào là chứng minh định lí -Trở lại hình vẽ: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau 1 2 O ?: Để có kết luận O1 = O2 ở định lí này, ta đã suy luận như thế nào ? -Quá trình suy luận đi từ GT đến KL gọi là chứng minh định lí HĐ2: Nêu ví dụ (SGK-T100) -Gọi 1 HS đọc đề bài. ?: Tia phân giác của một góc là gì ? -Gọi 1 HS lên bảng trình bày phần CM -Chuẩn kiến thức *Chúng ta vừa chứng minh một định lí. Thông qua ví dụ này, em hãy cho biết muốn chứng minh một định lí ta cần làm thế nào ? ?: Vậy chứng minh định lí là gì ? -Chốt lại kiến thức HĐ1: Tìm hiểu thế nào là chứng minh định lí -Quan sát trên hình vẽ về định lí hai góc đối đỉnh -Cá nhân HS trả lời: O1 + O2= 1800 (vì kề bù) O2 + O3= 1800 (vì kề bù) ⇒ O1 + O2= O2 + O3= 1800 ⇒ O1 = O2 HĐ2: Tìm hiểu ví dụ - 1 HS đọc đề bài. -1 HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL của định lí +Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với 2 cạnh đó hai góc kề bằng nhau -1 HS lên bảng trình bày phần CM theo HD của GV -Cả lớp cùng theo dõi, nhận xét -Nhận xét phần chứng minh -Muốn chứng minh một định lí ta cần: +Vẽ hình minh họa định lí +Dựa vào hình vẽ viết GT, KL bằng kí hiệu +Từ GT đưa ra các khẳng định và nêu kèm theo các căn cứ của nó cho đến kết luận +Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ GT suy ra KL *Ví dụ: (SGK-T100) z n m x O y GT xOz và zOy kề bù Om là phân giác của xOz On là phân giác của zOy KL mOn = 900 Chứng minh mOz = 12 xOz (1) (Om là phân giác của xOz) zOn = 12 zOy (2) (Om là phân giác của zOy) Từ (1), (2) ta có: mOz + zOn= 12 (xOz+ zOy) (3) Vì tia Oz nằm giữa hai tia Om, On và vì xOz và zOy (GT) nên từ (3) ta có: mOn = 12 . 1800 hay mOn = 900 *Vận dụng: (10’) *Giải bài tập vận dụng -Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài tập 52 (SGK-T101) vận dụng -Chuẩn kiến thức -Quan sát đề trên bảng phụ -1HS lên bảng điền trên bảng phụ +Cả lớp theo dõi, nhận xét *Bài tập 52 (SGK-T101) “ Hãy điền vào chỗ trống để CM định lí: “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” GT: ……… KL: ……… 1 2 O Các khẳng định Căn cứ của khẳng định 1 O1 + O2= 1800 Vì ……………………. 2 O3 + O2= ………. Vì ……………………. 3 O1 + O2= O2 + O3 Căn cứ vào …………… 4 O1 = O3 Vì ……………………. Tương tự hãy chứng minh O2 = O4 (Về nhà HS tự chứng minh) 3.Củng cố: (7’) -Y/C HS phát biểu lại: +Thế nào là một định lí ? +Định lí gồm mấy phần ? +Thế nào là chứng minh định lí ? 4. Dặn dò: (3’) -Về nhà học bài, ôn tập kĩ kiến thức về thế nào là định lí và chứng minh định lí. -Làm các bài tập 53 (SGK-T101) ; 42; 42 (SBT- T81) -Chuẩn bị tiết 14: Bài tập. Ngày soạn: 7/ 10/ 09 Ngày giảng: 7A: 10 / 10/ 09 7B: 10/ 10/ 09 Tiết 14. Bài tập I.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: -HS biết diễn đạt định lí dưới dạng “Nếu… thì….” -Biết minh họa một định lí trên hình vẽ và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu. 2.Kĩ năng: -Bước đầu biết chứng minh định lí 3.Thái độ: -Yêu thích môn học, suy luận toán học. II.Chuẩn bị: 1.Đồ dùng dạy học: *Giáo viên: +Thước thẳng, thước đo góc, êke. +Bảng phụ ghi đề bài tập vận dụng *Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, êke. 2.Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, thuyết trình III.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: (5’) *HS1: -Thế nào là định lí ? Định lí gồm mấy phần ? Giả thiết là gì ? Kết luận là gì ? -Chữa bài tập 50 (SGK-T101) +ĐA: Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau a b .Vẽ hình minh họa và GT, KL c GT a ⊥ b ; b ⊥ c KL a ∥ b *HS2: -Thế nào là chứng minh định lí ? -Hãy minh họa định lí: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” trên hình vẽ, viết GT, KL bằng kí hiệu và CM định lí đó (Dành cho HS yếu) +ĐA: -CM là dùng lập luận để từ GT suy ra kết luận GT O1 đối đỉnh O3 O 2 KL O1 = O3 3 1 4 O1 + O2= 1800 (1) (Hai góc kề bù) O2 + O3= 1800 (2) (Hai góc kề bù) ⇒ O1 + O2= O2 + O3= 1800 (3) (Căn cứ vào (1), (2) ) ⇒ O1 = O2 (Căn cứ vào (3) ) 2.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của học sinh Nội dung I.Dạng 1: (10’) *Giải bài tập 1 +Treo bảng phụ ghi đề bài: a, Trong các mệnh đề toán học sau, mệnh đề nào là một định lí ? b, Nếu là định lí hãy minh họa trên hình vẽ và ghi GT, KL bằng kí hiệu: 1, Khoảng cách từ trung điểm đoạn thẳng tới mỗi đầu đoạn thẳng bằng nửa độ dài đoạn thẳng đó. 2, Hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành một góc vuông. -Chuẩn kiến thức *Tìm hiểu đề bài tập 1 -1 HS đọc đề toán trên bảng phụ -2 HS lên bảng trình bày lời giải +HS1: Làm ý 1, +HS2: Làm ý 2, -Cả lớp cùng làm vào vở -Nhận xét kết quả 1.Bài tập 1: 1, Là một định lí A M B GT M là trung điểm của AB KL MA= MB= 12 AB 2, Là một định lí n z m x O y GT xOz kề bù zOy On là phân giác của xOz Om là phân giác của zOy KL nOm = 900 II.Dạng 2: (10’) *Giải bài tập 53 (SGK-T102) -Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và ghi GT; KL *Treo bảng phụ ghi đề bài: Điền vào chỗ trống (…) trong các câu sau: 1, xOy + x'Oy = 1800 (vì…) 2, 900+ x'Oy = 1800 (Theo GT và căn cứ vào …………) 3, x'Oy = 900 (Căn cứ vào….) 4, x'Oy' = xOy (Vì ……..) 5, x'Oy'= 900 (Căn cứ vào….) 6, y'Ox = x'Oy (Vì …….) 7, y'Ox = 900 (Căn cứ vào…) -Chuẩn kiến thức -Tìm hiểu đề bài tập 53 -1 HS lên bảng vẽ hình và ghi GT; KL -Cả lớp cùng làm vào vở -Đọc và tìm hiểu đề bài trên bảng phụ +1HS lên bảng điền vào bảng phụ +Cả lớp cùng theo dõi -Nhận xét kết quả 2.Bài tập 53 (SGK-T102) a, y x O x’ y’ b, GT xx’ cắt yy’ tại O xOy = 900 KL yO x'= x'Oy' = y'Ox = 900 1, Vì hai góc kề bù 2, Theo GT và căn cứ vào (1) 3, Căn cứ vào (2) 4, Vì hai góc đối đỉnh 5, Căn cứ vào GT 6, Vì hai góc đối đỉnh 7, Căn cứ vào (3) III.Dạng 3: (12’) *Giải bài tập 44 (SBT- T81) -Gọi 1 HS đọc to đề bài. Y/C HS hđ nhóm trình bày lời giải bài tập 44 (Khoảng 10’) -Chuẩn kiến thức *Giới thiệu: xOy và x'O'y' là hai góc nhọn có cạnh tương ứng song song, ta đã chứng minh được hai góc đó bằng nhau. *Tìm hiểu đề bài 44 -1 HS đọc to đề bài -HĐ nhóm trình bày lời giải ra bảng phụ +Đại diện nhóm trình bày lời giải -Nhận xét kết quả chứng minh bài tập 3.Bài tập 44 (SBT- T81) x x’ O E y O’ y’ GT xOy và x'Oy' nhọn

File đính kèm:

  • docxbai soan hinh 7 ki 2 chuan.docx
Giáo án liên quan