Bài soạn Hình học 9 Tiết 40 - Vũ Mạnh Tiến

1.1. Kiến thức: Nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn, nhận biết được các hệ quả của định lí góc nội tiếp.

 1.2. Kĩ năng: Phát biểu được định nghĩa góc nội tiếp, phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc nội tiếp. Biết cách phân chia các trường hợp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Hình học 9 Tiết 40 - Vũ Mạnh Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 21/01/2008 NG: 25/01/2008 Tiết 40 Bài 3 góc nội tiếp 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn, nhận biết được các hệ quả của định lí góc nội tiếp. 1.2. Kĩ năng: Phát biểu được định nghĩa góc nội tiếp, phát biểu và chứng minh được định lí về số đo của góc nội tiếp. Biết cách phân chia các trường hợp. 1.3. Thái độ: 2.Chuẩn bị của GV và HS GV- Đồ dùng: bảng phụ bài tập trắc nghiệm, thước thẳng, Thước đo góc, compa - Tài liệu: SGK, SBT, SGV HS: Compa, thước thẳng, thước đo góc. 3. Phương pháp - Vấn đáp, giảng giải, phân tích, tổng hợp - GV hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho HS tham gia theo nhóm hoặc theo từng cá nhân. 4. Tiến trình dạy học 4.1. ổn định tổ chức: Kiểm sĩ số 4.2. Kiểm tra bài cũ 4.4. Bài mới *Hoạt động 1: GV vẽ hình 13 SGK và giới thiệu: Trên hình vẽ có góc BAC là góc nội tiếp. ? Hãy nhận xét vè đỉnh và cạnh của góc nội tiếp? HS nhận xét về đỉnh và cạnh GV: Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó. Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn. ở hình 13a cung bị chắn là cung nhỏ BC; ở hình 13b cung bị chắn là cung lớn BC. Đây là điều góc nội tiếp khác góc ở tâm. GV yêu cầu HS làm ?1. HS quan sát và trả lời. GV: Ta đã biết góc ở tâm có số đo bằng số đo cung bị chắn (). Còn số đo góc nội tiếp có quan hệ gì với số đo của cung bị chắn? Ta hãy thực hiện ?2. 1. Định nghĩa. A B O C A B C O a) b) - Góc nội tiếp: + Đỉnh nằm trên đường tròn + Hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó. - Cung nằm trong góc: cung bị chắn *Hoạt động 2: GV yêu cầu HS thực hiện đo trong SGK + Dãy 1 đo hình 16, 18 + Dãy 2 đo hình 17 HS thực hành đo và rút ra nhận xét GV ghi lại kết quả hai dãy thông báo rồi yêu cầu HS so sánh số đo của góc nội tiếp với số đo của cung bị chắn. HS nhận xét sau đó đọc định lí tr73 SGK và nêu GT, KL của định lí GV: Ta sẽ chứng minh định lí trong 3 trường hợp. GV vẽ hình HS vẽ hình, ghi GT, KL trường hợp 1 vào vở ? Nếu cung BC bằng 70o thì góc BAC có số đo bằng bao nhiêu? HS: 35o GV vẽ hình trường hợp 2 HS vẽ hình vào vở GV: Để áp dụng được trường hợp a, ta vẽ đường kính AD. Hãy chứng minh góc BAC bằng cung BC trong trường hợp này. GV vẽ hình, gợi ý chứng minh (vẽ đường kính AD, trừ từng vế) và giao về nhà hoàn thành. HS vẽ hình, nghe GV gợi ý để về nhà chứng minh. 2. Định lí. GT BAC: góc nội tiếp (O) KL BAC = sđBC a) Tâm O nằm trên một cạnh của góc. A O C B cân do OA = OC = R Có BOC = A + C (tính chất góc ngoài của tam giác) BAC = BOC Mà BOC = sđBC (có AB là đường kính nên BC là cung nhỏ) BAC = sđBC b) Tâm O nằm bên trong góc. A B O D C Vì O nằm trong góc BAC nên tia AD nằm giữa hai tia AB và AC BAC = BAD + DAC Mà BAD =sđBD (c/m câu a) DAC =sđDC (c/m câu a) BAC =sđ(BD + DC) =sđBC (vì D nằm trên BC) c) Tâm O nằm bên ngoài góc. A C B D O *Hoạt động 3: GV đưa ra bài tập: Cho hình vẽ sau C A E O D B Có AB là đường kính, AC = CD a) Chứng minh: ABC = CBD = AEC b) So sánh ABC và AOC c) Tính ACB GV yêu cầu HS suy nghĩ 2 - 3 phút rồi chứng minh HS nêu cách chứng minh GV: Như vậy từ chứng minh câu a ta có tính chất: trong một .... bằng nhau. ? Ngược lại thì sao? HS: Trong 1 đường tròn, nếu các góc nội tiếp ... bằng nhau. GV yêu cầu HS đọc hệ quả a và b. HS đọc hệ quả a và b. ? Chứng minh b rút ra mối liên hệ gì giữa góc nội tiếp và góc ở tâm nếu góc nội tiếp ? HS: .... ? Còn góc nội tiếp chắn nửa đường tròn thì sao? HS: là góc vuông GV yêu cầu HS đọc to các hệ quả của góc nội tiếp. 3. Hệ quả. a) Có ABC =sđAC CBD =sđCD (đ/l góc n.tiếp) ABC =sđAC mà AC = CD (gt) ABC = CBD = AEC b) ABC =sđAC AOC = sđAC (số đo góc ở tâm) AEC =sđAOC c) ACB =sđAEB ACB =.180o = 90o * Hệ quả. SGK 4.5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc định nghĩa, định lí, hệ quả và chứng minh của góc nội tiếp. - Làm bài 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 (75, 76 - SGK) 5. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct40.doc
Giáo án liên quan