Bài soạn Hình học 9 Tiết 8 - Vũ Mạnh Tiến

 - Kiến thức: HS hiểu được cấu tạo của bảng lượng giác dựa trên quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau. Thấy được tính đồng biến của sin và tang, tính nghịch biến của cosin và cotang ( khi góc tăng từ 0o đến 90o thì sin và tang tăng còn cosin và cotang giảm ).

 - Kĩ năng: Có kĩ năng tra bảng hoặc dùng máy tính bỏ túi để tìm các tỉ số lượng giác khi cho biết số đo góc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Hình học 9 Tiết 8 - Vũ Mạnh Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/09/2007 NG: 28/09/2007 Tiết 8 Bài 3 BảNG LƯợNG GIáC A. Mục tiêu - Kiến thức: HS hiểu được cấu tạo của bảng lượng giác dựa trên quan hệ giữa các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau. Thấy được tính đồng biến của sin và tang, tính nghịch biến của cosin và cotang ( khi góc tăng từ 0o đến 90o thì sin và tang tăng còn cosin và cotang giảm ). - Kĩ năng: Có kĩ năng tra bảng hoặc dùng máy tính bỏ túi để tìm các tỉ số lượng giác khi cho biết số đo góc. B. Phương tiện dạy học - Đồ dùng: bảng số với 4 chữ số thập phân, bảng phụ, máy tính bỏ túi. - Tài liệu: SGK, SBT, SGV C. Cách thức tiến hành GV hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho HS tham gia theo nhóm hoặc theo từng cá nhân. D. Tiến trình dạy học I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ HS1: phát biểu định lí tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau. - HS2: Vẽ có . Nêu các hệ thức giữa các tỉ số lượng giác của góc và . B C A III. Bài mới *Hoạt động 1: GV: giới thiệu: bảng lượng giác bao gồm bảngVIII, IX, X (từ tr52 đến tr58) của cuốn “bảng số với 4 chữ số thập phân”. Để lập bảng người ta sử dụng tính chất tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau. HS: vừa nghe GV giới thiệu vừa mở bảng số để quan sát. ? Tại sao bảng sin và cosin, tang và cotang được ghép chung vào một bảng. HS: và với hai góc nhọn phụ nhau thì sin góc này bằng cosin góc kia, tang góc này bằng cotang góc kia. Bảng sin và cosin ( bảng VIII) GV cho HS đọc SGK tr78 và quan sát bảng VIII ( tr52 đến tr54 cuốn Bảng số) HS: một HS đọc to phần giới thiệu về bảng VIII. Bảng tg và cotg (bảng IX và X) GV: cho HS tiếp tục đọc SGK tr78 và quan sát trong cuốn Bảng số. HS: một HS đọc to phần giới thiệu về bảng IX và bảng X. ? Quan sát bảng trên em có nhận xét gì khi góc tăng từ 0o đến 90o ? HS: khi góc tăng từ 0o đến 90o thì sin và tg tăng, cos và cotg giảm. 1.Cấu tạo của bảng lượng giác. bao gồm bảng VIII, IX, X ( từ tr52 đến tr58) - Bảng sin và cosin ( bảng VIII) - Bảng tg và cotg ( bảng IX và X) * Nhận xét: khi góc 0o < < 90o thì sin và tg tăng còn cos và cotggiảm. *Hoạt động 2: ? Để tra bảng VIII và bảng IX ta cần thực hiện mấy bước? là những bước nào? HS đọc SGK và trả lời. ? Muốn tìm giá trị sin của góc 46o12’ em tra bảng nào? nêu cách tra ? ( GV treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu 1) HS: tra bảng VIII. Cách tra: số độ tra ở cột 1, số phút tra ở hàng 1. Giao của hang 46o và cột 12’ là sin46o12’. Vậy sin46o12’ 0,7218 GV: cho HS tự lấy ví dụ khác, yêu cầu bạn bên cạnh tra bảng và nêu kết quả. HS: tự lấy ví dụ và tra bảng. ? Tìm cos33o14’ ta tra ở bảng nào? Nêu cách tra ? HS: tra bảng VIII. Số độ tra ở cột 13, số phút ta tra ở hàng cuối. Giao của hàng 33p và cột số phút gần nhất với 14’. Đó là cột ghi 12’ và phần hiệu đính 2’. GV đưa bảng phụ mẫu 2 hướng dẫn HS sử dụng phần hiệu chính: ? cos33o12’ là bao nhiêu? HS: ta thấy số 3 ? Theo em muốn tìm cos33o12’ ta làm thế nào? Vì sao? HS: lấy cos33o12’ trừ đi phần hiệu chính và góc tăng thì cos giảm. ? Vậy cos33o12’ là bao nhiêu? HS: cos33o12’0,8368 - 0,0003 = 0,8365 GV cho HS từ lấy ví dụ khác và tra bảng. HS lấy ví dụ, nêu cách tra bảng. ? Muốn tìm tg52o18’ em tra ở bảng nào? Nêu cách tra ? ( GV đưa mẫu 3 cho HS quan sát ) HS: tìm tg52o18’ tra bảng IX (góc 52o18’<76o ). Cách tra: số độ tra ở cột 1, số phút tra ở hang 1. Giá trị giao của hàng 52o và cột 18’ là phần thập phân, phần nguyên là phần nguyên của giá trị gần nhất đã cho trong bảng. Vậy tg52o18’1,2938 GV cho HS làm ?1 HS: đứng tại chỗ nêu cách tra và đọc kết quả. ? Muốn tìm cotg8o32’ thì ta tra bảng nào? Vì sao? Nêu cách tra bảng? HS: Muốn tìm cotg8o32’ tra bảng X vì cotg8o32’= tg81o28’ là tg của góc gần 90o. Lấy giao của hàng 8o30’ và cột ghi 2’. Vậy cotg8o32’6,665 GV cho HS làm ?2 HS: làm ?2, một số HS nêu kết quả. GV yêu cầu HS đọc chú ý tr80 SGK. 2. Cách dùng bảng a. Tìm tỉ số lượng giác của góc nhọn cho trước. *các bước : SGK VD1: Tìm sin46o12’ SIN A ... 12’ ... 46o 7218 sin46o12’ 0,7218 VD2: Tìm cos33o14’ 8368 33o 3 ... 12’ ... A 1’ 2’ 3’ COSIN cos33o14’ 0,8365 VD3: Tìm tg52o18’ TANG A 0’ ... 18’ ... 50O 51O 52O 53O 54O 1,1918 2938 tg52o18’1,2938 ?1 : cotg47o24’1,9195 VD4 : Tìm cotg8o32’ cotg8o32’6,665 ?2: tg82o13’7,316 *Chú ý: SGK IV. Củng cố Sử dụng bảng số hoặc máy tính bỏ túi để tìm tỉ số lượng giác của các góc nhọn sau ( làm tròn đến số thập phân thứ tư ) V. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập 18 (83- SGK) 39 (95- SBT) - Hãy tự lấy ví dụ về số đo góc rồi dùng bảng số hoặc máy tính bỏ túi tính các tỉ số lượng giác đó. - Đọc bài đọc thêm phần tìm tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho trước. E. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doct8.doc