Bài soạn lớp 5 tuần 12

Tiết 1 Tập đọc

Mùa thảo quả

 Theo: Ma Văn Kháng

I. Mục đích yêu cầu.

- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của rừng thảo quả.

- Cảm nhận được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.

II. Tài liệu và phương tiện.

- Tranh minh hoạ SGK.

III. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra: (2-3')

- H đọc thuộc bài thơ “ Tiếng vọng”

 ? Những hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả.

- Gv nhận xét đánh giá.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn lớp 5 tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 NGàY Môn dạy Tên Bài dạy Thửự 2 12.11 Tập đọc Toán Chính tả Khoa học Mùa thảo quả Nhân một Số thập phân với 10, 100, 1000 … Mùa thảo quả Sắt gang thép Thửự 3 13.11 Toán Đạo đức Luyện từ và câu Luyện tập Kiáh già yêu trê (T1) Mở rộng vốn từ : Bảo vệ Thửự 4 14.11 Toán Kể chuyện Khoa học Địa lí Tập đọc Nhân một Số thập phân với một số thập phân Kể chuyện đã nghe, đã đọc Đồng và hợp kim của đồng Công nghiệp Hầnh trình của bầy ong Thửự 5 15.11 Toán TLV Kĩ thuật Luyện tập Cấu tạo của bài văn tả người Nấu ăn tự chọn Thửự 6 16.11 Toán Luyện từ và câu TLV Luyện tập Luyện tập về quan hệ từ Luyện tập tả người Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2007 Tiết 1 Tập đọc Mùa thảo quả Theo: Ma Văn Kháng I. Mục đích yêu cầu. - Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp của rừng thảo quả. - Cảm nhận được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. II. Tài liệu và phương tiện. - Tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: (2-3') - H đọc thuộc bài thơ “ Tiếng vọng” ? Những hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả. - Gv nhận xét đánh giá. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: (1-2') b. Hướng dẫn đọc: (10-12') ? Bài chia làm mấy đoạn. * Đoạn 1: - Câu 2 đọc đúng: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, Chin San. - Giải nghĩa các từ: thảo quả, Đản Khao, Chin San. - Đọc nhẹ nhàng, nghỉ rõ hơi ở những câu ngắn. * Đoạn 2: - Đọc đúng: chín mục - Giải nghĩa từ : tầng rừng thấp - Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát, ngắt nghỉ đúng dấu câu. * Đoạn 3: - Đọc trôi chảy, đúng các từ ngữ, các câu. Cả bài: - Đọc đúng các tiếng có âm đầu l/n, nghỉ rõ ở những câu văn miêu tả ngắn. - Gv đọc bài. - H đọc toàn bài - Lớp đọc thầm theo - chia đoạn. - 3 đoạn. + Đ1: “ từ đầu....nếp khăn” + Đ2: “ tiếp ... không gian” + Đ3 : Còn lại. - H đọc nối tiếp đoạn. - H luyện đọc câu. - H đọc thầm Sgk và nêu. - H luyện đọc đoạn 1. - H luyện đọc câu. - H đọc thầm Sgk và nêu. - H luyện đọc đoạn. - H luyện đọc đoạn 3. - H luyện đọc nhóm đôi. - H đọc toàn bài. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10- 12’). - Hs đọc thầm bài. ? Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn có gì đáng chú ý. - Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ, lan xa, làm cho gió thơm... - Từ “hương thơm” được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn, rất đặc biệt. * Hs đọc đoạn 2. ? Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh. - Qua 1 năm .... cao tới bụng người,.... thoáng cái đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian. * Hs đọc đoạn 3. ? Hoa thảo quả nảy ở đâu. ? Khi thảo quả chín, rừng có nét đẹp gì. + Dưới đáy rừng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng... [Thảo quả là loại cây quả quý hiếm ở nước ta, hương thơm và vẻ đẹp của nó hết sức đặc biệt. Loại cây này lại phát triển rất nhanh, mùi thơm của nó rải theo triền núi, bay khắp thôn xóm. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm ( 10 –12’). * Đoạn 1: - Nhấn giọng: ngọt lựng, thơm nồng. - Đọc nhẹ nhàng, thong thả - Hs đọc đoạn 1 theo dãy. * Đoạn 2: - Nhấn giọng: thơm nồng, mạnh mẽ, thoáng cái ... - Đọc nhanh hơn, hào hứng hơn. - Học sinh đọc đoạn 2 theo dãy. * Đoạn 3: - Đọc giọng vui tươi, nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca. - Học sinh đọc đoạn 3 theo dãy. - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài - Nhận xét, uốn nắn, cho điểm. d. Củng cố dặn dò (2 - 4’) - Nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số em đọc tốt. - Về nhà luyện đọc. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2 Toán Tiết 56. Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 … I. Mục tiêu: Giúp H: - Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,….. - Củng cố kĩ năng nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên. - Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. II. Đồ dùng dạy học G : bảng phụ III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1 Kiểm tra (4 -5') - Làm bảng con : 4,86 x 3 ; 7,62 x 14 ? Nêu cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên. - H khác nhận xét – G nhận xét chung. Hoạt động 2 Bài mới (14 - 15') - Gv giới thiệu bài. * Hình thành qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,….. + Ví dụ 1 - Giáo viên nêu ví dụ : 27,867 x 10 - Gv nhận xét. ? Nêu kết quả của phép tính . - G ghi bảng: 27,867 x 10 = 278,67 ? Nhận xét thừa số và tích. - G rút ra nhận xét : Nhân một số thập phân với 10 … + Ví dụ 2: 53,286 x 100= ? - G hướng dẫn làm tương dương như VD1 => Chốt:  ? Muốn nhân 1 số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm như thế nào ? - 1 H đọc to ví dụ. - H làm nháp phép tính. - Học sinh nêu. - Các chữ số giống nhau chỉ khác vị trí dấu phẩy. - H nhắc lại. - H làm bảng. - H nêu bài làm. - Học sinh nêu. - H đọc ghi nhớ Sgk/57. Hoạt động 3 Luyện tập (16 - 17') Bài 1 (4-6’) Sgk - KT: nhân 1 số thập phân với 10,100,1000 … - G chấm Đ-S => Chốt: Cách nhân 1 STP với 10, 100, 1000 … Bài 2(4-6’) Nháp - KT: Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. - G chấm Đ - S =>Chốt: Cách chuyển đổi đơn vị đo. Bài 3 (5-7’) Nháp ? Bài yêu cầu gì. - G chấm bài làm H. => Chốt: Vận dụng phép nhân số thập phân với nhân 1 số thập phân với 10 để giải toán. - Nêu yêu cầu. - H làm vào Sgk. - H trình bày bài làm miệng theo dãy. - H nêu yêu cầu bài. - H làm nháp - 1 Hs làm bảng phụ. - H đọc thầm bài toán. - Học sinh nêu. - H tự tóm tắt và làm ra nháp. - Chữa bảng phụ. Hoạt động 4 Củng cố (2 -3') - Gv nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị giờ sau. * Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Tiết 3. Chính tả (Nghe – viết) Mùa thảo quả I. Mục đích, yêu cầu - Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn trong bài “Mùa thảo quả”. - Ôn lại cách viết những từ có âm đầu s/x. II. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra: (1- 2') - Hs viết bảng con 3 từ láy âm đầu n. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: (1 - 2') b. Hướng dẫn chính tả: (10-12') - Gv đọc bài viết. - Điều 3 khoản 3 luật bảo vệ môi trường nói về điều gì? - Gv giới thiệu 1 số tiếng khó viết trong bài: nảy lặng lẽ mưa (rây) rực lên chứa lửa. - Gv chú ý âm đầu (vần) dễ lẫn. c. Viết chính tả: (14-16') ? Nêu cách trình bày bài viết. - Hướng dẫn tư thế ngồi viết. - Giáo viên đọc bài viết. d. Hướng dẫn chấm chữa: (3 - 5') - G đọc cho H soát lỗi - G chấm bài đ. Hướng dẫn bài tập chính tả: (7-9') Bài 2/114 Chữa: - Học sinh báo cáo kết quả theo dãy Nhận xét đúng sai - Gv chốt ý đúng. VD: + Sổ sách, cửa sổ, vắt sổ... sổ xố, xổ lồng. + Sơ sài, sơ lược, sơ sinh... xơ múi, xơ mít, xơ xác. + Su hào, cao su, su su ... đồng xu, xu nịnh.... + bát sứ, đồ sứ, sứ giả.... xứ sở, biệt xứ ... Bài 3/a/115 (miệng) - Gv chốt ý đúng :+ Chỉ tên các con vật + Chỉ tên các loài cây. c. Củng cố, dặn dò: (1 - 2') - Nhận xét tiết học. - Hs đọc thầm - Trách nhiệm bảo vệ môi trường ở Việt Nam của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Học sinh nêu. - H đọc phân tích. - H đọc lại các tiếng vừa phân tích. - H viết bảng con. - Học sinh nêu. - H viết bài. - H soát lỗi ghi số lỗi ra lề. - H chữa lỗi (nếu có). - H đổi vở kiểm tra. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs đọc mẫu - Học sinh làm vào vở phần a - 1 Hs làm bảng phụ. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs đọc mẫu - Học sinh thảo luận nhóm đôi - Hs phát biểu ý kiến - Hs nhận xét, bổ sung. Tiết 4 Khoa học Sắt, gang, thép I.Mục tiêu. Sau bài học H có khả năng: - Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất cơ bản của chúng. - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép. II. Chuẩn bị. Hình vẽ Sgk. Tranh ảnh một số dụng cụ làm từ sắt, gang, thép. III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra (2- 3 phút) ? Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà bạn biết. ? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn. - Gv nhận xét. 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài (2-4') b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin (15-17) - Mục tiêu: - Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất cơ bản của chúng. - Cách tiến hành: B1 - Làm việc theo nhóm - Gv gợi ý : Đọc các thông tin trong Sgk. ? Trong tự nhiên, sắt có ở đâu. ? Gang, thép có thành phần nào chung. ? Gang và thép khác nhau ở điểm nào. B2 – Làm việc cả lớp. - H trình bày ý kiến. => G chốt: Gang, thép đều là hợp kim của sắt và các bon. * Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận (15-17) - Mục tiêu: - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép. - Nêu cách bảo quản. - Cách tiến hành: B1 - Làm việc theo nhóm 2. - H quan sát tranh Sgk. - ND thảo luận: ? Gang, thép sử dụng làm gì. B2 – Làm việc cả lớp. - H trình bày ý kiến. ? Kể tên các dụng cụ được làm từ sắt, gang, thép. ? Nêu cách bảo quản các dụng cụ có từ sắt, gang, thép. => G chốt: Đồ dùng làm từ sắt, gang, thép là cày, cuốc, nồi... vì vậy sử dụng xong phải rửa sạch và để nơi khô. 3. Củng cố, dặn dò: (3-5') Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2007 Tiết 1. Toán Tiết 57. Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp H: - Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với số tự nhiên. - Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000… II. Đồ dùng dạy học G : bảng phụ III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1 Kiểm tra (4 -5') - Làm bảng : 17,5 x 10 62,32 x 1000 ? Nêu cách nhân 1 số thập phân với 10, 100, 1000… - H khác nhận xét – G nhận xét chung. Hoạt động 2 Luyện tập (32 - 33') Bài 1: (6-7') Sgk a. Nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000, …. - G chấm Đ-S - G nhận xét. * Lưu ý trường hợp: 0,9 x 100 = 90 0,1 x 1000 = 1000 b. Trả lời câu b ? Giải thích cách làm. -> Chốt : Cách nhân nhẩm một số với 10, 100, ... Bài 2 (6-8’) Bảng - KT: Nhân số thập phân với số tròn chục, tròn trăm. - G chấm Đ -S - G nhận xét. => Chốt : Cách nhân một số thập phân với tròn chục, tròn trăm … Bài 3 (8-10’) Vở ? Bài toán cho biết gì. ? Bài toán hỏi gì. - G chấm Đ-S. - G nhận xét. => Chốt : Lời giải đúng. Bài 4( 6-8’) Vở - G hướng dẫn Hs cách trình bày. - G nhận xét. => chốt : Cách làm - G chấm bài. - H đọc đề bài. - H làm Sgk - trình bày bài làm miệng theo dãy. - H nhắc lại. - H đọc đề bài. - H làm bảng - trình bày bài làm miệng theo dãy. - H nêu yêu cầu. - Học sinh nêu. - H trình bày bài vở. - Chữa miệng. - H nêu yêu cầu. - H làm vở - Chữa bảng phụ. Hoạt động 3 Củng cố (2 -3') - Gv nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị giờ sau. * Rút kinh nghiệm sau tiết học: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Tiết 2. Đạo đức Kính già yêu trẻ – Tiết 1 I. Mục tiêu: Học xong bài này H biết: - Tôn trọng người già cả vì người già cả có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho XH. - Trẻ em có quyền có gia đình và cả XH quan tâm, chăm sóc. - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lễ phép, giúp đỡ nhường nhịn người già. - Tôn trọng, yêu quý, thân thiện vời người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi việc làm không đúng với người già, em nhỏ. II. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động: (2 - 3') - Gv nhắc nhở nề nếp học tập. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1 - 2') b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện “ Sau đên mưa” ( 10-12') * Mục tiêu: H hiểu cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ. * Cách tiến hành: - G kể truyện: Sau đêm mưa. - Một số H đóng vai theo nội dung truyện. - Lớp thảo luận theo câu hỏi Sgk. ? Các bạn trong chuyện dã làm gì khi gặp bà cụ già và em nhỏ. ? Tại sao bà cụ lại cám ơn các bạn. ? Qua câu chuyện em rút ra điều gì. => Kết luận: Cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ. Hoạt động 2: Làm bài tập - Liên hệ ( 15-16') * Mục tiêu: H biết nhận biếtcác hành vi thể hiện tình cảm yêu già, mến trẻ. * Cách tiến hành: - Làm việc cá nhân - H trao đổi với bạn ngồi bên về cách xử lí các tình huống. - H trình bày cách ứng xử trong mọi tình huống. => G kết luận: - Các tình huống a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. - Các tình huống d là những hành vi chưa thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. -> Gv rút ra ghi nhớ. - H đọc ghi nhớ. 3. Hoạt động tiếp nối: (2-3') - Sưu tầm tranh ảnh câu ca dao tục ngữ về chủ đề bài học. - Đối xử tốt với bạn bè xung quanh. Tiết 3. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường I. Mục đích, yêu cầu - Nắm được nghĩa 1 số từ ngữ về môi trường, biết tìm từ đồng nghĩa. - Biết ghép 1 số tiếng gốc Hán (bảo) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức. II. Đồ dùng dạy học - Từ điển Hs. - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: (2-3' ) - Làm lại bài tập 4/74. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: (1-2') b. Hình thành kiến thức: (30-32’) Bài 1/115 (8-10’) - Gv chốt ý đúng: a: + Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn ở. + Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. + Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ và giữ gìn. b: + sinh vật: tên gọi chung.... + sinh thái- quan hệ giữa sinh vật + Hình thái – Hình thức.... - Hs đọc yêu cầu bài. - Học sinh đọc thầm đoạn văn: dùng từ điển thảo luận nhóm đôi để phân biệt nghĩa của các từ. - Phần b: nối vào SGK. Chữa: - Học sinh phát biểu ý kiến. - Cả lớp nhận xét, bổ sung * H đặt câu với các cụm từ ở phần a. Bài 2/116: (12-14’) - Gv chốt ý đúng: + Bảo đảm: làm cho chắc thực hiện được. + Bảo hiểm: trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy đến.. + Bảo quản: giữ cho không bị hỏng. + Bảo tàng: cất giữ những tài liệu, những hiện vật lưu giữ . liên quan đến lịch sử. + Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn. + Bảo tồn: giữ lại không bị mất đi. + Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ. - Hs đọc yêu cầu bài - Hs thảo luận nhóm đôi: ghép tiếng tạo từ, tìm hiểu nghĩa của từ. Chữa: - Học sinh đọc các từ ghép đựơc theo dãy. - Cả lớp nhận xét, bổ sung * Hs đặt câu với từ đã ghép được ? Bài 3/116: (8-10’): - Chữa: Nhận xét, bổ sung, Gv chốt ý đúng. VD: Chúng em giữ gìn (gìn giữ) môi trường sạch sẽ. - Hs đọc yêu cầu bài. - Hs tự làm bài vào vở. - 1 Hs làm bảng phụ. c. Củng cố dặn dò ( 2- 4’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2007 Tiết 1 Toán Tiết 58: Nhân một số thập phân với một số thập phân. I. Mục tiêu: Giúp H: - Nắm được quy tắc nhân một số số thập phân với một số thập phân. - Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số thập phân. II. Đồ dùng dạy học G : bảng phụ III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1 Kiểm tra (4 -5') - Làm bảng con: Đặt tính và tính. 16,57 x 32 = ? Nêu cách thực hiện. - H khác nhận xét – G nhận xét chung. Hoạt động 2 Bài mới (14 - 15') - Gv giới thiệu bài. * Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân. + Ví dụ 1 - G đưa bài toán ở bảng phụ ? Tính diện tích mảnh vườn hình vuông. - G ghi bảng 6,4 x 4,8 = ? - G yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức đã học để đổi đơn vị đo từ số thập phân sang số tự nhiên. ? Chuyển phép tính nhân số thập phân với số thập phân sang dạng số tự nhiên nhân số tự nhiên. - G hướng dẫn H cách đặt tính và tính nhân. + Ví dụ 2: 4,75 x 1,3 = ? - G yêu cầu H làm. - G ghi bảng - Hướng dẫn làm bài ? Muốn nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân ta làm như thế nào. ? Lưu ý gì khi nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân. => Chốt : Nhân một số thập phân với một số thập phân. - 1 H đọc to ví dụ. - H nhẩm thầm bài và xác định yêu cầu bài. - H nêu phép tính. - 6,4m = 64dm 4,8m = 48dm - H thực hiện phép tính miệng. - H làm bảng. - H nêu bài làm. - Học sinh nêu. - Cách viết dấu phẩy vào tích ... - H đọc ghi nhớ Sgk. Hoạt động 3 Luyện tập (16 - 17') Bài 1: (4-5')(bảng) - KT: Đặt tính và tính nhân một số thập phân với một số thập phân. - G nhận xét. * Lưu ý: Đếm chữ số ở PTP của 2 thừa số để đánh dấu phẩy ở tích. -> Chốt : Cách nhân số thập phân với một số tự nhiên. Bài 2: (5-6')(Sgk) a. ? Bài yêu cầu gì. - G chấm Đ-S ? Nêu nhận xét về hai cách làm. -> Chốt: Tính chất giao hoán của phép nhân số thập phân với số thập phân. a x b = b x a b. Lưu ý : Vận dụng tính chất để làm bài. -> Chốt: Gv đưa đáp án đúng cho H tự chữa. Bài 3 (6-7')(Vở) ? Bài yêu cầu gì. -> Chốt: Vận dụng phép nhân số thập phân với một số tự nhiên để giải toán. - Nêu yêu cầu. - H làm vào bảng. - H trình bày bài làm miệng dãy. - H nêu yêu cầu bài. - H làm Sgk- 1 Hs làm bảng phụ. - Học sinh nêu. - H đọc Sgk. - H làm vào Sgk. - H đọc thầm bài toán. - Học sinh nêu. - H làm bài vào vở. - Chữa bảng phụ. Hoạt động 4 Củng cố (2 -3') - Gv nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị giờ sau. Tiết 2 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục đích, yêu cầu: - Hs kể lại được một câu chuyện đã được nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường. - Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện; thể hiện nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. II.Đồ dùng dạy học. - Một số sách, truyện... có nội dung bảo vệ môi trường. III.Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra (2 -3 ) - Hs kể lại câu chuyện “ Người đi săn và con nai” ? Nêu ý nghĩa câu chuyện. - Gv nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài (1 - 2') b. Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài (6 - 8’). Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường. - Gv gạch dưới 1 số từ ngữ - Gv treo bảng phụ chép sẵn dàn bài. - Hs đọc đề bài. - Hs đọc thầm gợi ý 1+2 SGK để giới thiệu câu chuyện (ngoài SGK). - Học sinh đọc thầm gợi ý 2: nêu cách kể chuyện? c. HS tập kể (22 - 24’) - Hs kể chuyện theo nhóm đôi. - Hs kể cá nhân trước lớp - Cả lớp nhận xét: + Nội dung câu chuyện đúng yêu cầu chưa? + Diễn biến? + Giọng kể như thế nào? + Diễn đạt, điệu bộ? - Gv nhận xét, cho điểm từng Hs. d. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa ( 3-5’) - Hs kể xong, nêu ý nghĩa câu chuyện. - Hs bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất ? e. Củng cố,dặn dò(2- 4) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 3 Khoa học Đồng và hợp kim của đồng I.Mục tiêu. Sau bài học H có khả năng: - Quan sát và phát hiện một số tính chất của đồng. - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. - Nêu cách bảo quản các dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình. II. Chuẩn bị. - Tranh minh hoạ. - Một đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. - Một đoạn dây đồng. III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra (2- 3 phút) ? Kể tên các dụng cụ được làm từ sắt, gang, thép. ? Nêu cách bảo quản các dụng cụ có từ sắt, gang, thép. - Gv nhận xét. 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài (1-2') b. Các hoạt động: * Hoạt động 1: Làm việc với Sgk (8-10') - Mục tiêu: - Quan sát và phát hiện một số tính chất của đồng. - Cách tiến hành: B1 - Làm việc theo nhóm. - H quan sát hình vẽ, đọc lời chú giải và thảo luận rồi phát hiện một số tính chất của đồng. B2 – Thảo luận lớp. - Hs trình bày kết qủa nghiên cứu. - Các bạn khác bổ sung. => Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt. * Hoạt động 2: Làm việc với Sgk (8-10') - Mục tiêu: - H nêu một số tính chất của đồng. - Cách tiến hành: B1 – Làm việc nhóm. - Ghi kết qủa vào phiếu: Đồng Hợp kim của đồng Tính chất - ….. - …. - …. - …. B2 - Làm việc theo nhóm. B3. - Hs trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Đại diện nhóm trình bày kết qủa. - Các nhóm đánh giá nhận xét. => Kết luận: Đòng là kim loại. Đồng thiếc, đồng kẽm đều là hợp kim của đồng. * Hoạt động 3: Quan sát - thảo luận (6-8') - Mục tiêu: - Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. Nêu cách bảo quản các dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng có trong gia đình. - Cách tiến hành: B1 – Làm việc theo nhóm. - H quan sát hình vẽ, đọc lời chú giải và thảo luận rồi phát hiện một số tính chất của đồng. B2 – Thảo luận lớp. ? Kể tên một số đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng mà bạn biết. ? Nêu cách bảo quản các đồ dùng được làm từ đồng và hợp kim của đồng. -> Kết luận chung toàn bài. - H đọc kết luận Sgk. 3. Củng cố, dặn dò: (3-5') Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 4 Địa lí Công nghiệp I.Mục tiêu. - Sau bài học, học sinh biết : + Nêu được vai trò của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. + Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. + Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. + Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng. II. Chuẩn bị. - Tranh minh hoạ. - Bản đồ hành chính Việt Nam. II. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ (2-3 phút) ? Hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết. ? Nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản. - Gv nhận xét. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài.(1 - 2 phút) b. Giảng bài. (27-28 phút) * HĐ1: Các ngành công nghiệp.(12-13) - Làm việc theo cặp. B1. + H quan sát hình 1 và làm bài tập Sgk. B2. H trình bày bài làm. -> Kết luận : Nước ta có nhiều ngành công nghiệp. Sản phẩm cuả các ngành công nghiệp cũng rất đa dạng. ? Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất. * HĐ2 : Nghề thủ công .(15-16) - H nghiên cứu mục II/ Sgk. - H trả lời các câu hỏi ở mục 2 Sgk => Kết luận: Nước ta có rất nhiều ngành thủ công. - H thảo luận nhóm đôi. ? Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì. -> G kết luận : Nội dung ghi nhớ cuối bài. - H đọc ghi nhớ Sgk 3. Hoạt động 3 : Củng cố (3 -5 phút) - Giáo viên nhận xét giờ học. Tiết 5. Tập đọc Hành trình của bầy ong Nguyễn Đức Mậu I. Mục đích, yêu cầu. - Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài, giọng trải dài, thiết tha cảm hứng ca ngợi phẩm chất cao quý, đáng kính của bầy ong. - Hiểu một số từ : cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, nối liền mùa hoa - Nội dung : Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra (2 - 3) - Hs đọc “ Mùa thảo quả” ( 2 em) ? Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp. - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: (1 - 2') b. Hướng dẫn đọc đúng: (10-12) - Bài chia làm mấy đoạn ? * Dặn Hs có ý thức HTL. * Đoạn 1 : - Dòng 4 ngắt nhịp: 4/4 - Giải nghĩa: đẫm. - Đọc rõ, đều giọng * Đoạn 2 : - Đọc rõ, trôi chảy, đọc đúng các câu có dấu ... - Đọc lưu loát, ngắt nhịp thơ cho hợp lý * Đoạn 3 : - Ngắt nhịp: dòng 3:3/3; dòng 4: 3/5 - Giải nghĩa từ ”rong ruổi, nối liền mùa hoa” - Đọc trôi chảy, lưu loát theo nhịp thơ. * Đoạn 4 : - Ngắt nhịp: dòng 1: 4/2, dòng 2,4,6: 3/5 - Giải nghĩa: men... - Đọc rành mạch, ngắt nhịp đúng các nhịp thơ. * Cả bài: Đọc lưu loát, ngắt đúng nhịp thơ theo thể tự do. - Gv đọc mẫu. c. Tìm hiểu bài: (10-12’) - 1 Hs đọc - Hs đọc thầm theo. - 4 đoạn: mỗi khổ thơ là 1 đoạn. - H đọc nối đoạn. - Hs đọc dòng thơ. - Hs đọc nghĩa ở phần chú giải Sgk. - Hs đọc đoạn 1 - Hs đọc đoạn 2. - Hs đọc dòng thơ. - Hs đọc nghĩa ở phần chú giải Sgk. - Hs đọc đoạn 3 . - Hs đọc dòng thơ. - Hs đọc nghĩa ở phần chú giải Sgk. - Hs đọc đoạn 4 . - Hs đọc nhóm đôi - Hs đọc bài ( 1-2 em) * HS đọc thầm khổ 1: ? Những chi tiết nào trong khổ thơ nói lên hành trình vô tận của bầy ong. + Không gian: đôi cánh bầy ong “ đẫm nắng trời” là cả nẻo đường xa. + Thời gian: bầy ong bay đến trọn đời. ? Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào. Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt ? - Hs thảo luận nhóm: Em hiểu nghĩa câu thơ: “ đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt nào” như thế nào ? * HS đọc thầm khổ 2 + 3: + Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối + Nơi biển xa: có hàng cây chắn bão, dịu dàng mùa hoa... - Đến nơi nào bầy ong cũng chăm chỉ cũng tìm được hoa làm mật. ? Qua 2 dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong. * HS đọc to khổ 4: - Công việc của loài ong có ý nghĩa to lớn: ong giữ hộ cho người những mùa hoa... => Chốt: Ong là loài vật nổi tiếng chuyên cần, công việc cuả bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao: Ong giữ hộ cho con người những mùa hoa đã tàn nhờ ong đã chắt chiu được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những mật ngọt tinh tuý. Thưởng thức mật ong con người như thấy những mùa hoa không phai tàn. - HS đọc lướt toàn bài và nêu nội dung chính d. Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng (10 – 12’) * Đoạn 1: Nhấn giọng : đẫm, vô tận. - Đọc giọng tự nhiên, tha thiết. - Hs đọc đoạn 1 theo dãy. * Đoạn 2 + 3: Nhấn giọng: bập bùng, rong ruổi. - Đọc giọng vui tươi, hồn nhiên. - Hs đọc đoạn 2, 3 theo dãy. * Đoạn 4: - Đọc giọng nhẹ nhàng, dàn trả

File đính kèm:

  • docGiao an L5 Ki 1(9).doc