Bài soạn môn Địa lý 10

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 Phân biệt được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản: Phép chiếu phương vị, phép chiếu hình nón, phép chiếu hình trụ

2. Kỹ năng

Nhận biết được một số phép chiếu hình bản đồ qua mạng lưới kinh, vĩ tuyến: dựa vào đặc điểm của mạng lưới kinh, vĩ tuyến để xác định phương pháp chiếu đồ được sử dụng để vẽ bản đồ.

3. Thái độ

Thấy được tầm quan trọng của bản đồ trong đời sống, học tập.

 

doc122 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 13/8/2011 Giảng: 15/8/2011 10a Phần một: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Chương I. BẢN ĐỒ Tiết 1 Bài 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Phân biệt được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản: Phép chiếu phương vị, phép chiếu hình nón, phép chiếu hình trụ 2. Kỹ năng Nhận biết được một số phép chiếu hình bản đồ qua mạng lưới kinh, vĩ tuyến: dựa vào đặc điểm của mạng lưới kinh, vĩ tuyến để xác định phương pháp chiếu đồ được sử dụng để vẽ bản đồ. 3. Thái độ Thấy được tầm quan trọng của bản đồ trong đời sống, học tập. II. Thiết bị dạy học. - Bản đồ tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực, thế giới. - Nghiên cứu một số kiến thức khó, cách thức cho HS nhận thức các vấn đề trọng tâm của bài học. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 10A:. 2. Vào bài mới :“ Bản đồ là gì? Vì sao họ có thể tiến hành vẽ các bản đồ ở các góc độ, vị trí khác nhau?. Mời các em tìm hiểu bài học” 3. Tiến trình hoạt động bài mới Tg Hoạt động của GV & HS Nội dung 8’ 12’ 10’ 10’ * Hoạt động 1 - GV: giới thiệu, trình bày và giải thích các khái niệm về bản đồ cho HS hiểu. GV cần minh họa cho HS nắm rõ các vấn đề. - HS cần quan sát, tiếp thu một số vấn đê trọng tâm khi GV trình bày. * Hoạt động 2 - GV cho HS làm rõ phép chiếu phương vị, hoạt động của HS nhằm làm rõ các nội dung sau: ? Khái niệm thế nào là phép chiếu phương vị. ? Phương pháp, cách thức tiến hành chiếu đồ để vẽ bản đồ bằng phương pháp này. HS: Phương pháp chiếu: Người ta tiến hành cho mặt phẳng chiếu tiếp xúc với mặt cong của Địa Cầu tại một điểm. Tùy theo khu vực cần chiếu mà người ta xác định địa điểm tiếp xúc và tâm chiếu khác nhau. ? Phân loại các phép chiếu đồ. ? Trình bày đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị đứng. - GV: Tiến hành giải thích, minh họa cụ thể để HS hiểu rõ hơn. - GV: Đưa ra một số bản đồ liên quan đến phép chiếu và cho HS phát hiện, sau đó GV nhấn mạnh việc sử dụng phép chiếu phương vị để vẽ bản đồ khu vực nào. * Phương sai: càng xa điểm tiếp xúc thì sai số về tỷ lệ càng lớn. Đây là phép chiếu đồ thường dùng để vẽ bản đồ cực * Hoạt động 3 - GV: Cho HS nêu lên khái niệm phép chiếu hình nón. Các HS khá hơn có thể nêu lên: ? Cách thức, phương pháp thực hiện phép chiếu đồ. * Phương pháp chiếu: Người ta tiến hành lấy mặt chiếu là hình nón chụp lên mặt Địa Cầu, tạo nên một vòng tròn tiếp xúc giữa mặt trong của hình nón và mặt cầu. ? Lý giải vì sao càng xa vòng tròn tiếp xúc thì sai số tỷ lệ càng lớn. * Phương sai: Càng xa vòng tròn tiếp xúc, thì sai số về tỷ lệ càng lớn. Người ta thường sử dụng phép chiếu này để vẽ bản đồ các khu vực thuộc vĩ độ trung bình hoặc lãnh thổ kéo dài qua nhiều vĩ tuyến. ? Trình bày đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị đứng. - GV: Treo một số bản đồ và cho HS nhận biết, bản đồ nào đã sử dụng phương pháp này. * Hoạt động 4 - GV: GV trình bày sơ qua khái niệm về phép chiếu hình trụ. - GV: Vẽ mô phỏng phép chiếu hình trụ, rồi cho HS nhìn hình vẽ làm rõ: ? Cách thức, phương pháp chiếu của phép chiếu hình trụ. ? Tìm ra những điểm có sai số về tỷ lệ lớn nhât, nhỏ nhất và rút ra quy luật về sai số trong quá trình biểu diễn. - HS: Trình bày - GV: Kết luận * Phương pháp chiếu: Người ta tiến hành cho mặt trụ chụp lên mặt Địa Cầu sao cho mặt trong của hình trụ tiếp xúc với mặt Địa Cầu tạo nên một vòng tròn tiếp xúc. * Phương sai: càng xa vòng tròn tiếp xúc, thì sai số về tỷ lệ càng lớn. Người ta sử dụng phép chiếu này để vẽ bản đồ thế giới, hoạc bản đồ các khu vực gần xích đạo. ? Các phép chiếu hình trụ. ? Trình bày đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị đứng. * Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng, trên cơ sở toán học nhất định, nhằm thể hiện các đối tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng thông qua khái quát hóa nội dung và được trình bày bằng hệ thống ký hiệu bản đồ. * Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng. * Tùy vào mục đích sử dụng, địa điểm, khu vực cần chiếu mà người ta tiến hành các cách chiếu đồ khác nhau. 1. Phép chiếu phương vị * Khái niệm: Phép chiếu phương vị là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng. *Các loại phép chiếu: Phương vị đứng, phương vị ngang và phương vị nghiêng. - Phép chiếu phương vị đứng: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, các vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm ở cực. 2. Phép chiếu hình nón * Phép chiếu hình nón là cách biểu hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt của hình nón, sau đó triển khai mặt chiếu hình nón ra mặt phẳng. Tùy vào vị trí của trục hình nón so với trục của Địa Cầu sẽ có các phép chiếu hình nón khác nhau. *Các loại phép chiếu: hònh nón đứng, hình nón ngang và hình nón nghiêng. * Phép chiếu hnình nón đứng: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, các vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm. 3. Phép chiếu hình trụ * Phép chiếu hình trụ là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của Địa Cầu lên mặt chiếu là hình trụ, sau đó triển khai mặt trụ ra mặt phẳng. Tùy theo vị trí của trục hình trụ so với trục của Địa Cầu, sẽ có các phép chiếu hình trụ khác nhau. * Các phép chiếu hình trụ: Phép chiếu hình trụ đứng, ngang, nghiêng. * Phép chiếu hình trụ đứng: Các kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau. IV. Củng cố (5’) - GV: Trình bày khái niệm phép chiếu phương vị, GV cho một vài HS trình bày phương pháp, cách thức tiến hành phép chiếu. Các HS khác tìm ra vị trí có sai số tỷ lệ lớn nhất, nhỏ nhất và lý giải vì sao. - GV cho HS so sánh xem phương pháp chiếu đồ: hình nón, hình trụ giống và khác nhau ở điểm nào?. V. Dặn dò: GV cho HS về nhà hoàn thành bảng tóm tắt bài học như sau: Phép chiếu Khái niệm Cách chiếu Các loại phép chiếu Điểm sai tỷ lệ Vẽ khu vực . . ... .. .. .. . . VI. Rút kinh nghiệm ................................ Soạn: 14/8/2011 Giảng: 16/8/2011 10A Tiết 2 Bài 2 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. Mục tiêu 1. Kiến thức Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ 2. Kỹ năng Nhận biết được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và trên át lát: Xác định được các đối tượng địa lý và phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ tự nhiên, kinh tế xã hội và trên át lát. II. Thiết bị dạy học GV chuẩn bị bản đồ tự nhiên, kinh tế và át lát. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 10A:. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Thế nào là phép chiếu phương vị?. Để tiến hành thực hiện phép chiếu này, người ta đã tiến hành ra sao?. - Với phép chiếu phương vị, sai số tỷ lệ lớn nhất khi thực hiện phép chiếu này là ở những điểm nào?. 3. Vào bài mới “ Khi biểu diễn các đối tượng khác nhau về đặc điểm, tính chất ta có thể sử dụng chung một phương pháp biểu hiện cho các đối tương địa lý đó hay không?. Vì sao?” 4. Tiến trình hoạt động bài mới Tg Hoạt động của GV & HS Nội dung 10’ 10’ 5’ 10’ * Hoạt động 1 - GV: Cho HS thảo luận nhóm nhỏ, làm rõ các nội dung sau: ? Những đối tượng địa lý nào được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu. ? Cách thể hiện các đối tượng đó ra sao. ? Để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ người ta thường được biểu hiện bằng các dạng kí hiệu nào? ? Tìm các bản đồ trong SGK thể hiện bằng phương pháp kí hiệu. * Hoạt động 2 ? Những đối tượng địa lý nào được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động. ? Cách thể hiện các đối tượng đó ra sao. -GV:Nêu lên phương pháp đường chuyển động. -GV: Sau khi nêu, giáo viên chỉ trên bản đồ một số đối tượng và hỏi HS đối tượng nào đã sử dụng phương pháp đường chuyển động, vì sao?. * Hoạt động 3 ? Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa phương pháp chấm điểm với phương pháp kí hiệu. * Kích thước, số lượng, mức độ tập trung các điểm khác nhau biểu thị số lượng, mật độ phân bố các đối tượng địa lý ngoài thực tế cũng khác nhau. ? Tìm các bản đồ trong SGK thể hiện bằng phương pháp chấm điểm. * Hoạt động 4 ? GV: Phương pháp bản đồ - biểu đồ là gì?. * Phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp kết hợp bản đồ với biểu đồ để thể hiện giá trị của một số đối tượng địa lý trên một lãnh thổ nhất định. ? Đối tượng thể hiện của phương pháp bản đồ - biểu đồ. ? GV: Tầm quan trọng, chức năng của bản đồ, biểu đồ trong phương pháp này là gì?, khi biểu hiện các đối tượng địa lý. * Bản đồ cho biết vị trí, địa danh, nơi phân bố đối tượng, biểu đồ cho thấy quy mô, giá trị của đối tượng. ? Tìm các bản đồ trong SGK thể hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ. 1. Phương pháp ký hiệu * Đối tượng biểu hiện: Các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như: Các điểm dân cư, mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp * Cách thể hiện: Những kí hiệu thể hiện đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ * Có 3 dạng kí hiệu chính: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình. 2. Phương pháp đường chuyển động * Đối tượng thể hiện: Sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên (hướng gió, dòng biển) và các hiện tượng KTXH(các luồng di dân, vận chuyển hàng hoá) trên bản đồ. * Sự di chuyển của các đối tượng được thể hiện bằng các mũi tên chỉ hướng di chuyển. 3. Phương pháp chấm điểm * Đối tượng biểu hiện: các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ như: Điểm dân cư nông thôn, cơ sở chăn nuôi * Các đố tượng, hiện tượng được thể hiện bằng các điểm chấm. Trên bản đồ, mỗi điểm chấm (.) đều có một giá trị nào đó. 4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ * Đối tượng thể hiện: Giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lý trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) * Cách thể hiện: Sử dụng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó trên bản đồ. => Ngoài ra, người ta còn dung phương pháp khoanh vùng, các phương pháp kết hợp khác. IV. Củng cố (5’) - GV: Cho HS nêu khái niệm của mỗi phương pháp, nêu lên đặc điểm biểu hiện của mỗi phương pháp. - GV: Dùng bản đồ cho HS phân biệt các phương pháp biểu hiện. V. Dặn dò: - Về nhà, tìm trên bản đồ giáo khoa và nêu tên một số đối tượng địa lý, phương pháp biểu hiện của đối tượng đó. VI. Rút kinh nghiệm . soạn: 20/8/2011 Giảng: 22/8/2011 10A Tiết 3 Bài 3 : SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Thấy được sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống. - Nắm vững các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản khi sử dụng bản đồ, Átlat trong học tập. 2. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ và Átlat trong học tập 3. Thái độ Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của bản đồ đối với việc học, rèn luyện kĩ năng và hình thành thói quen sử dụng trong suốt quá trình học tập, lao động mai sau. II. Thiết bị dạy học - Chuẩn bị một số bản đồ tự nhiên, kinh tế - xã hội. - HS chuẩn bị Atlat (nếu có). III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: 10a.. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Phương pháp ký hiệu và phương pháp chấm điểm khác nhau ở những điểm nào? 3. Vào bài mới “ Bản đồ, Átlat có vai trò như thế nào trong học tập và đời sống?. Để sử dụng được bản đồ, Átlat, chúng ta cần làm gì?”. 4. Tiến trình hoạt động bài mới Tg Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động 15’ 12’ 8’ * Hoạt động 1 - GV: Khi học địa lí, gồm cả địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bản đồ có thể giúp được gì cho các em trong quá trình học tập?. VD?. - HS kể ra các lợi ích của bản đồ trong học tập địa lí - GV: Bản đồ là nguồn tri thức, và là phương tiện. - GV: Hãy kể tên một số ứng dụng của bản đồ trong đời sống - HS:.. * Hoạt động 2 - GV: Khi đọc, sử dụng bản đồ, chúng ta cần phải làm gì? - HS: Dựa vào SGK, tra lời - GV: Dùng phương pháp GT – MH, kết hợp với bản đồ để làm rõ các bước sử dụng bản đồ, như: + Vì sao phải chọn bản đồ + Vì sao phải tìm hiểu tỷ lệ, xem chú giải + Để xác định phương, hướng của đối tượng cần căn cứ vào đâu?... * Hoạt động 3 - GV: Cho HS thảo luận nhanh, phương thức 2 HS làm rõ: “Để thấy được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, chúng ta phải làm gì?”. - HS: Hoạt động, trình bày - GV: Giải thích, minh họa cho HS hiểu thêm. I. VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ HỌC TẬP 1. Trong học tập * Bản đồ là nguồn tri thức, là phương tiện để học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo địa lý. * Qua bản đồ, HS có thể xác định, phân tích, mô tả được đặc điểm của các đối tượng địa lí, mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, như: - Hình dạng, quy mô của các châu lục, - Độ cao địa hình, chiều dài sông ngòi - Sự phân bố các điểm dân cư, trung tâm công nghiệp, các ngành kinh tế 2. Trong đời sống - Dự báo thời tiết. - Xác định phương hướng, đường đi. - Quy hoạch, xây dựng đô thị, các điểm dân cư. - Trong quân sự, hành chính II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, ATLAT TRONG HỌC TẬP 1. Những điểm lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập a. Chọn bản đồ phù hợp với mục tiêu, nội dung học tập. b. Tìm hiểu tỷ lệ, ký hiệu của bản đồ. - Xem 1 Cm trên bản đồ, ứng với bao nhiêu Km trên thực địa, VD: 1 / 1000.000, nghĩa là 1 Cm trên bản đồ ứng với 10000 m = 10 Km trên thực địa. - Kí hiệu của bản đồ dùng để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (khi đọc bản đồ, cần quan sát chú giải). c. Xác định phương hướng trên bản đồ - Căn cứ vào kinh tuyến (B – N), vĩ tuyến (Đ – T). - Khi bản đồ không có KT, VT thì ta dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc, sau đó xác định các hướng còn lại. 2. Mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý trong bản đồ, Átlat. - Xem các đối tượng địa lí trên bản đồ, trong mối quan hệ, tác động qua lại với nhau. ( Địa hình => hướng chảy, đặc điểm dòng chảy). - Kết hợp các bản đồ có liên quan để tìm hiểu một đối tượng (Tìm hiểu một vùng chuyên canh cây CN ta có thể sử dụng bản đồ địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nông nghiệp,). - So sánh nhiều bản đồ cùng loại để tìm hiểu, xác định tính chính xác về bản chất, đặc điểm của một đối tượng. IV. Củng cố (5’) - GV: Bản đồ, có tầm quan trọng như thế nào trong học tập, đời sống?. - GV: Để hiểu được đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ, phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng trên bản đồ, chúng ta phải làm gì?. V. Dặn dò: Làm bài tập 2,3 trang 16. VI. Rút kinh nghiệm: Soạn: 21/8/2011 Giảng : 22/8/2011 10A Tiết 4 Bài 4 : THỰC HÀNH. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm, hiểu rõ hơn về một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí trên bản đồ. 2. Kỹ năng - Phân loại được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau. II. Thiết bị dạy học - GV chuẩn bị một số bản đồ tự nhiên, kinh tế - xã hội. - HS phóng to hình vẽ 2.2, 2.3 trang 10, 11. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: 10A.. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Để sử dụng được bản đồ, phân tích tốt các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ, chúng ta cần làm gì?. 3. Vào bài mới “ Để hiểu rõ về các đặc điểm của bản đồ, cách thức sử dụng bản đồ tốt hơn. Hôm nay, mời các em tìm hiểu bài thực hành” 4. Tiến trình hoạt động bài mới Tg Hoạt động của GV & HS 5’ 23’ 7’ * Hoạt động 1 - GV: Cho lớp phó học tập đọc lên nội dung, yêu cầu của toàn bài thực hành. GV chốt lại những nội dung, yêu cầu cơ bản làm mục tiêu mà tất cả HS phải hoàn thành: + Bản đồ thể hiện nội dung gi? + Nêu lên các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ đó. + Mỗi phương pháp cần cụ thể hóa: Tên phương pháp biểu hiện, thể hiện đối tượng nào?. Khi biểu hiện các đối tượng bằng các phương pháp trên, cho ta thấy được những đặc điểm gì của đối tượng?. - GV: Tiến hành chia nhóm thảo luận: + Nhóm 1, 2, 3, sẽ làm rõ các vấn đề, yêu cầu, nội dung bài thực hành thông qua lược đồ hình 2.2. + Các nhóm 4, 5, 6 sẽ làm rõ các nội dung thực hành trên hình vẽ 2.3. + Các nhóm 7, 8, 9 tiến hành làm rõ nội dung, yêu cầu của bài thực hành dựa vào hình vẽ 2.4. * Hoạt động 2 - GV: Tiến hành cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sau khi thảo luận cần đưa ra được kết quả, kết quả sẽ được ghi chép, được các thành viên trình bày. - GV: Quan sát, định hướng cho HS thảo luận đúng với mục tiêu, nội dung bài thực hành. * Hoạt động 3 - GV: Cho HS ngừng hoạt động và trình bày kết quả. - HS: Trình bày: + Hình 2.2 là lược đồ công nghiệp điện lực Việt Nam. Thông qua lược đồ cho thấy được cơ sở vật chất, hạ tầng của ngành công nghiệp điện lực ở nước ta. + Các đối tượng được thể hiện bằng phương pháp ký hiệu hình học, kí hiệu dạng kí hiệu hình học thể hiện các nhà máy điện, kí hiệu dạng đường thể hiện các đường dẫn, mạng lưới truyền tải điện. + Hình ngôi sao có màu sắc, kích thước khác nhau thể hiện công suất, tính chất của đối tượng khác nhau. Kích thước ngôi sao càng lớn, công suất càng lớn, màu đỏ biểu thị nhà máy nhiệt điện, màu xanh biểu thị nhà máy thủy điện, màu trắng là các cơ sở, nhà máy điện đang được xây dựng. + Qua bản đồ trên cho thấy mức độ tập trung, quy mô sản xuất điện giữa các vùng, lãnh thổ nước ta có sự phân hóa: Thủy điện được sản xuất chủ yếu ở Trung Du Miền Núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, thượng nguồn một số song Duyên Hải NTB. Nhà máy nhiệt điện chủ yếu phát triển mạnh ở Đông Bắc Bộ, ĐB Sông Hồng, Đông Nam Bộ, - GV: Nhận xét kết quả đạt được của nhóm. - GV: Cho các nhóm còn lại trình bày kết quả hoạt động IV. Hoạt động tiếp theo (5’) - GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài thực hành. - HS: Xem trước khái niệm Vũ trụ, Hệ Mặt Trời là gì?. - Vì sao trái đất lại có sự sống mà các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời không có sự sống?. V. Rút kinh nghiệm: . Soạn: 03/9/2011 Giảng: 6/9/2011 : 10A Chương II. VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Tiết 5 Bài5 : VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được khái quát về vũ trụ, hệ mặt trời trong vũ trụ, Trái đất trong hệ mặt trời. - Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh mặt trời của trái đất. 2. Kỹ năng - Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động cảu trái đất. 3. Thái độ Nhận thức đúng đắn các quy luật hình thành, vận động và phát triển của các thiên thể. II. Thiết bị dạy học - Quả Địa Cầu, mô hình Trái Đất. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức: 10A................................... 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Kiểm tra bài thực hành của HS, kết quả chuẩn bị cho bài học mới. 3. Vào bài mới “ Tại sao lại có hiện tượng ngày – đêm trên Trái Đất?. Múi giờ là gì?. Giờ địa phương khác với giờ GMT ở chổ nào?. Mời các em tìm hiểu bài học”. 4. Tiến trình hoạt động bài mới Tg Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động 15’ 5’ 10’ 5’ * Hoạt động 1 - GV: Qua kiến thức mục 1 và hình vẽ 5.1. Các em hãy cho biết Vũ Trụ là gì?. Hệ Mặt Trời có kích thước như thế nào so với Vũ Trụ?. Vậy hệ Mặt Trời là gì?. - HS: - GV: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời giống và khác nhau ở điểm nào?. - GV: Hướng dẫn, gợi ý cho HS trả lời Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, trong đó Mặt Trời là trung tâm của hệ, xung quanh Mặt Trời có 8 hành tinh quay xung quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. ? Vì sao TRái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời?. - Trái Đất có vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời (tính từ trong ra) và cách Mặt Trời 149,6 triệu Km. - Với vị trí, khoảng cách trên cùng với vận động tự quay quanh trục của Trái Đất, vận động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời, tạo cho Trái Đất trở thành hành tinh duy nhất trong hệ có sự sống. * Hoạt động 2 ? Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra những hệ quả gì? ? Tại sao? Hiện tượng ngày đêm, là hiện tượng mà tất cả các địa điểm trên Trái Đất lần lượt được chiếu sáng rồi lại chìm vào trong bong tối, quá trình này lập lại lien tục thì gọi là ngày - đêm. (Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục) - GV: Giờ địa phương là gì?. Vì sao ta biết được trên Trái Đất có 24 múi giờ?. Giờ múi khác với giờ địa phương ở điểm nào?. - HS phân tích, tính toán, trình bày - GV: Hướng dẫn cho HS quan sát hình 5.3 rồi cho HS xác định múi giờ của Việt Nam. - GV: Có thể ra một bài toán, cho HS tính để hiểu thêm về múi giờ. * Hoạt động 3 - GV: Các em xem hình 5.4 và cho biết khi các vật thể đi từ XĐ về 2 cực và ngược lại sẽ có hiện tượng gì xảy ra?. Vì sao có hiện tượng này?. - Khi các vật thể chuyển động từ Xích Đạo về 2 cực và ngược lại sẽ bị lệch một góc 450 so với hướng ban đầu, do tác động của lực Coriolit. I. VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. 1. Vũ Trụ: Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là dải Ngân Hà. 2. Hệ Mặt Trời: Gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám mây bụi khí, có 8 hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. 3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời Trái Đất là một hành tinh ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. II.HỆ QỦA CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT. 1. Sự luân phiên ngày đêm Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt trái đất có hiện tượng luân phiên ngày đêm. 2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế - Giờ địa phương là giờ của các địa điểm trên Trái Đất, thuộc các kinh tuyến khác nhau ở cùng một thời điểm so với với độ cao Mặt Trời. - Giờ múi, là giờ thống nhất của các địa phương cùng nằm trên một múi giờ (1 múi giờ = 15 độ KT) - Giờ quốc tế: Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế ( GMT) - Đường chuyển ngày quốc tế, là đường đi dọc qua kinh tuyến 1800, giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương. 3. Chênh lệch hướng chuyển động của các vật thể - Ở Bắc Bán Cầu, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở Nam Bán Cầu bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động. - Nguyên nhân: Do trái đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông đã sinh ra một lực làm lệc hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt trái đất ( lựcCôriôlít) IV. Củng cố (5’) - GV: Vũ Trụ là gì?. Hệ Mặt Trời là gì?. Trái Đất có vị trí, khoảng cách như thế nào trong hệ Mặt Trời?. Vì sao Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời?. - GV: Thế nào là hiện tượng ngày – đêm?. Vì sao có hiện tượng này?. Giờ địa phương khác với giờ GMT ở điểm nào?. V. Dặn dò: - Làm bài tập 3, trang 21. VI. Rút kinh nghiệm: .. Soạn: 04/9/2011 Giảng: 6/9/2011 : 10A Tiết 6 Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức Hiểu và giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: chuyển động biểu kiến của Mặt Trời, các mùa, ngày dài, đêm ngắn theo mùa, theo vĩ độ. 2. Kỹ năng - Xác định được đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm. - Xác định được góc chiếu của Mặt Trời với tiếp tuyến của mặt đất tại các chí tuyến, Xích Đạo vào các ngày 21 / 3, 22 / 6, 23 / 9, 22 / 12, vào lúc 12 h trưa để rút ra các kết luận: trục Trái Đất không đổi phương khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, dẫn tới sự thay đổi góc chiếu sang tại mọi địa điểm vào các thời điểm khác nhau trong năm, dẫn tới hiện tượng mùa và ngày dài, đêm ngắn theo mùa. 3. Thái độ Có ý thức khoa học về các hệ quả vận động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. II. Thiết bị dạy học - Phóng to hình 6.1, 6.2, 6.3. - Mô hình Trái Đất, quả Địa Cầu. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 10A.. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Vũ Trụ là gì?. Hệ Mặt Trời là gì?. Vì sao Trái Đất lại có sự sống?. - Thế nào là giờ địa phương?. Múi giờ là gì?. Giờ múi khác giờ địa phương ở điểm nào? 3. Vào bài mới “ Thế nào là vận động biểu kiến của Mặt Trời?. Vì sao sao có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn theo mùa, theo vĩ độ?. Mời các em tìm hiểu bài học” 4. Tiến trình hoạt động bài mới Tg Hoạt động của GV & HS Kết quả hoạt động 10’ 15’ 10’ * Hoạt động 1 - GV: Thế nào là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?. - GV: Dựa vào lí thuyết và hình vẽ 6.1, hãy: + Cho biết khu vực nào có Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần, hai lần trong năm?. Khu vực nào không có Mặt Trời lên thiên đỉnh?. Vì sao?. + Chuyển động Biểu kiến của Mặt Trời là gì?. - GV: Kết hợp hình 6.1, 6.2 để làm rõ thêm vận động biểu kiến cho HS hiểu thêm. * Hoạt động 2 - GV: Cho HS thảo luận nhóm 4 người, làm rõ: + Nguyên nhân hình thành mùa, lý giải vì sao có các mùa trong năm. + Nêu các mùa theo DL và AL, làm rõ sự khác nhau giữa 2 cách phân chia này. - GV: Cho HS thảo luận - HS: Trình bày, bổ sung - GV: Lý giải, làm rõ thêm các vấn đề * Hoạt động 3 - GV: Cho HS kẻ bảng nhận thức, sau đó điền thông tin ngày, đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ vào bảng kiến thức. - GV: Hướng dẫn cho HS làm việc với hình vẽ 6.3 để xác định ở các vĩ độ nào có sự chênh lệch độ dài ngày, đêm lớn, vĩ độ nào có sự chênh lệch ngày đêm nhỏ hơn. I.CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI - Hiện tượng Mặt Trời ở đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa, được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. - Chuyển động biểu kiến hang năm của Mặt Trời là chuyển động không có thực của Mặt Trời trong thực tế mà do chuyển động tịnh tiến của Trái Đất xung quanh Mặt Trời tạo nên ảo giác Mặt Trời đang chuyển động quanh Trái Đất.

File đính kèm:

  • doclop 10.doc