I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ nguyên nhân của sự thay đổi khí áp từ nơi này qua nơi khác.
- Nguyên nhân hình thành 1 số loại gió chính.
2. Kỹ năng
Nhận biết được nguyên nhân hình thành các loại gió chính thông qua bản đồ và các hình vẽ trong SGK
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ khí áp và gió tháng I và tháng VII
- Các hình vẽ trong SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu sự phân bố các khối khí và frông theo trình tự từ cực Bắc -> cực Nam của Trái đất.
? Nêu sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất theo vĩ độ địa lí, theo lục địa - đại dương và theo địa hình?
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 12: Sự phân bố khí áp. một số loại gió chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 Bài 12
Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
Ngày soạn: 20/09/2009
Ngày giảng: 21/09/2009
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ nguyên nhân của sự thay đổi khí áp từ nơi này qua nơi khác.
- Nguyên nhân hình thành 1 số loại gió chính.
2. Kỹ năng
Nhận biết được nguyên nhân hình thành các loại gió chính thông qua bản đồ và các hình vẽ trong SGK
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ khí áp và gió tháng I và tháng VII
- Các hình vẽ trong SGK
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu sự phân bố các khối khí và frông theo trình tự từ cực Bắc -> cực Nam của Trái đất.
? Nêu sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất theo vĩ độ địa lí, theo lục địa - đại dương và theo địa hình?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Nguyên nhân khí áp thay đổi theo độ cao:
=> Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ nên khí áp giảm
* Nguyên nhân khí áp thay đổi theo nhiệt độ:
- Nhiệt độ không khí tăng -> không khí nở ra -> tỉ trọng giảm -> Khí áp giảm.
- Nhiệt độ giảm -> không khí co lại -> tỉ trọng tăng -> khí áp tăng.
* Nguyên nhân khí áp thay đổi do độ ẩm: Vì cùng 1 khí áp và nhiệt độ thì 1 lít hơi nước nhẹ hơn 1 lít không khí khô. Khi nhiệt độ tăng -> hơi nước bốc lên chiếm chỗ của không khí khô làm cho khí áp giảm.
? Dựa vào hình 12.1 (trang 44 - SGK) cho biết sự phân bố các đai khí áp trên Trái đất.
- Dọc xích đạo là đai áp thấp.
- Dọc 2 vĩ tuyến 300B và 300N là 2 đai áp cao.
- Dọc 2 vĩ tuyến 600B và 600N là 2 đai áp thấp.
- Tại 2 cực Bắc và Nam là 2 áp cao.
* Nguyên nhân các đai áp cao và áp thấp bị chia cắt thành những khu riêng biệt là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
KN về gió: ở 2 vùng có khí áp khác nhau (1 vùng áp cao, 1 vùng áp thấp) thì khí áp từ nơi cao sẽ tràn đến nơi thấp. ở áp thấp không khí nhẹ, tỉ trọng kém, không cản được bị dồn dần lên cao và bị chiếm chỗ.
GV chia lớp thành 3 nhóm:
- Nhóm I: Tìm hiểu về gió Tây Ôn đới
- Nhóm II: Gió Mậu dịch (Tín phong)
- Nhóm III: Gió mùa
* Gió Tây ôn đới: Là loại gió do không khí nóng chuyển đến miền lạnh. Càng lên vĩ độ cao, gần điểm bão hòa, càng nhiều mây, càng trút nhiều mưa xuống.
* Gió Mậu dịch: Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến, đó là khối khí khô ráo, không mây, lại di chuyển đến những miền nhiệt độ cao bằng hoặc hơn nơi xuất phát => Do đó không trút được mưa dù độ ẩm lớn.
* Gió mùa: Được hình thành do sự hoạt động của các trung tâm áp cao và áp thấp theo mùa.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 12.3 (Trang 46). Cho biết: Các trung tâm áp cao và áp thấp vào tháng I và tháng VII.
VD:
- ở KV Đông Nam á và Nam á vào mùa hạ ở BBC (tháng 7) -> KV chí tuyến nóng nhất => Do đó hình thành áp thấp Iran (Nam á). Vì vậy gió Mậu dịch từ NBC (hướng Đ.Nam) vượt qua xích đạo bị lệch hướng thành gió Tây Nam, mang theo nhiều hơi ẩm và mưa.
- Về mùa đông, lục địa bị hóa lạnh, các cao áp thường xuyên ở Bắc cực phát triển mạnh và chuyển dịch xuống phía Nam, đến tận Trung Quốc, Hoa Kì Gió thổi từ phía Bắc xuống theo hướng Bắc- Nam, nhưng bị lệch hướng trở thành gió Đông Bắc, gió này lạnh và khô
* Ban ngày: Mặt đất được đốt nóng nhanh hơn, nhiệt độ cao hơn so với nước biển => không khí nở ra, bốc lên tạo thành vùng có khí áp thấp. ở biển hình thành khí áp cao -> Thổi vào đất liền => Gió biển.
* Ban đêm: Đất liền tỏa nhiệt nhanh hơn, nhiệt độ thấp hơn nên hình thành áp cao, ngoài biển hình thành áp thấp (Do hóa lạnh chậm)-> Gió thổi từ đất liền ra => Gió đất.
GV: Thường các gió này chỉ thổi lên độ cao khoảng 500 m và trên các bờ biển chỉ thổi vào nội địa từ 20 – 40 km.
Gió biển thường mạnh hơn gió đất ( Do biên độ nhiệt ban đêm giữa đất liền và biển nhỏ hơn )
Gió biển và gió đất phổ biến vùng biển nhiệt đới -> Các ngư dân thường lợi dụng các loại gió này để ra khơi.
Gió này cũng xuất hiện ở các sông lớn và hồ rộng.
? Quan sát hình 12.5 (trang 147- SGK). Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ giữa 2 sườn núi?
- Nhiệt độ giảm 0,60C/100m độ cao (Tiêu chuẩn không khí ẩm).
- Nhiệt độ tăng 10C/100m khi xuống thấp (Tiêu chuẩn không khí khô).
* Sườn Tây đón gió ẩm, không khí trượt lên cao theo sườn núi, nhiệt độ giảm đi 0,60C/100m, hơi nước ngưng tụ tạo mây, cho mưa.
* Khi gió vượt đỉnh núi sang sườn phía Tây, không khí đã không còn lượng ẩm (không khí khô), càng đi xuống nhiệt độ càng tăng: 10C/100m => Nhiệt độ sườn Đông tăng cao và khô nóng.
VD: Gió phơn KV miền Trung Việt Nam (gió Lào) là gió Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan (ấn Độ), thổi qua các cao nguyên Thái Lan, Lào, Campuchia -> Vượt dãy Trường Sơn -> Đồng bằng Trung Bộ (Vào tháng 5->10) – khi đó KV này đang là mùa khô (Hình thành 1 áp thấp hút gió từ phía Tây) => Làm cho nhiệt độ ở đây càng cao và rất khô nóng.
Trên TG có nhiều KV có loại gió tương tự, như không khí ở Địa Trung Hải vượt Anpơ -> Thụy Sĩ, Đức, áo
I. Sự phân bố khí áp
1. Khí áp. Nguyên nhân thay đổi khí áp
a. Khí áp
Là sức nén của không khí xuống mặt đất.
b. Nguyên nhân
- Do độ cao thay đổi: Càng lên cao khí áp càng giảm.
- Do nhiệt độ thay đổi, Nhiệt độ tăng -> khí áp giảm và ngược lại.
- Do độ ẩm thay đổi: Độ ẩm càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại.
2. Phân bố các đai khí áp trên Trái đất
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
- Thực tế các đai khí áp bị chía cắt thành từng khu khí áp riêng biệt.
II. Một số loại gió chính
1. Gió Tây ôn đới
- Thổi quanh năm từ áp cao cận nhiệt đới (Cận chí tuyến) về áp thấp ôn đới.
- Hướng:
+ Tây Nam ở BBC
+ Tây Bắc ở NBC
- Tính chất: ẩm, gây mưa nhiều.
2. Gió Mậu dịch (Tín phong)
- Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
- Hướng:
+ Đông Bắc ở BBC
+ Đông Nam ở NBC
- Tính chất: Khô
3. Gió mùa
- Là loại gió thổi theo mùa. Hai mùa gió trong năm có hướng và tính chất trái ngược nhau.
- Nguyên nhân: Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa, gây ra sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương.
- Thường có ở đới nóng và 1 số KV vĩ độ ôn đới.
4. Gió địa phương
a. Gió biển và gió đất
- Hình thành các vùng ven biển.
- Hướng thay đổi theo ngày và đêm:
+ Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền => Gió biển
+ Ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển => Gió đất.
b. Gió phơn
- Là loại gió biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.
iv. Củng cố
Nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp
Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch
Trìh bày hoạt động của gió mùa ở Đông Nam á, Nam á? Hoạt động của gió biển và gió phơn.
File đính kèm:
- Tiet 13- Su pb khi ap. Mot so loai gio chinh.doc