I / MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :nắm khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này. Trình bày được khái niệm, biểu hiện và nguyên nhân của quy luật phi địa đới ( địa ô và đai cao )
2/ Kĩ năng : rèn luyện năng lực tư duy : phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên, năng lực quy nạp.
3/ Thái độ :Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một cách đúng đắn. Có quan điểm tổng hợp khi phân tích sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên.
II / CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :Phóng to các hình của Sgk. Bản đồ các thảm thực vật và nhóm đất chính trên TG. Một số tranh ảnh về cảnh quan ở chân núi, đỉh núi, bờ Đông và bờ Tây các lục địa.
2/ Học sinh :Các tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ cho hoạt động nhóm.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn định lớp & Kiểm tra bài cũ :câu 1.2.3 – sgk – trang 76.
2/ Bài mới :
a/ Mở bài :Nhắc khái niệm và biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan và khẳng định đó chỉ mới là một trong số các quy luật
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 21: Quy luật địa đới và phi địa đới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :21/11/07 Tuần :12
Ngày giảng : Tiết :24
Lớp : 10 Ban :A,B
BÀI 21
QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI
I / MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :nắm khái niệm về quy luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của quy luật này. Trình bày được khái niệm, biểu hiện và nguyên nhân của quy luật phi địa đới ( địa ô và đai cao )
2/ Kĩ năng : rèn luyện năng lực tư duy : phân tích sự tác động giữa các thành phần, hiện tượng tự nhiên, năng lực quy nạp.
3/ Thái độ :Nhận thức đúng đắn về quy luật tự nhiên, từ đó biết vận dụng, giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên một cách đúng đắn. Có quan điểm tổng hợp khi phân tích sự vật, hiện tượng địa lí tự nhiên.
II / CHUẨN BỊ :
1/ Giáo viên :Phóng to các hình của Sgk. Bản đồ các thảm thực vật và nhóm đất chính trên TG. Một số tranh ảnh về cảnh quan ở chân núi, đỉh núi, bờ Đông và bờ Tây các lục địa.
2/ Học sinh :Các tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ cho hoạt động nhóm.
III / HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn định lớp & Kiểm tra bài cũ :câu 1.2.3 – sgk – trang 76.
2/ Bài mới :
a/ Mở bài :Nhắc khái niệm và biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ cảnh quan và khẳng định đó chỉ mới là một trong số các quy luật địa lí.
b/ Tiến trình bài mới :
Thời lượng
Hoạt động của Giáo viên & Học sinh
Kiến thức cơ bản
5
Phút
10
Phút
5
Phút
10
phút
HĐ 1 : Cá nhân :
ơ Bước 1 : đọc Sgk và hoàn thành phiếu học tập :
Quy luật địa đới
Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện
ơ Bước 2 : đại diện Hs trình bày/ Gv phản hồi và giải thích khái niệm quy luật địa đới.Tại sao các thành phần tự nhiên và cảnh quan lại thay đổi một cách có quy luật như vậy? Vẽ hình lên bảng cho Hs nhận xét sự thay đổi của tia sáng mặt trời khi đến TĐ từ Xđ về 2 cực và Hs tự rút ra nguyên nhân của quy luật địa đới? Khắc sâu kiến thức bài 20.
HĐ 2 : Nhóm :
ơ Bước 1 :
- Nhóm 1 :đọc Sgk và quan sát hình các vòng đai nhiệt trên bảng để nhận xét :
- Nhóm 2 : đọc Sgk và quan sát hình 12.1 để nhận xét
- Nhóm 3 : đọc Sgk và quan sát hình các đới khí hậu trên bảng để nhận xét
- Nhóm 4 : đọc Sgk và quan sát các hình 19.1; 19.2 cho biết : Spb các thảm Tv và đất có tuân theo quy luật địa đới không ? Lần lượt kể tên các thảm Tv và đất từ XĐ về cực?
ơBước 2 : đại diện nhóm trình bày/ Gv mô tả 1 cách có quy luật của các yếu tố và quá trình tự nhiên vừa nêu. Khắc sâu nguyên nhân hình thành .Chuyển ý !
HĐ 3 : Cả lớp : tìm đọc khái niệm và nguyên nhân của việc hình thành quy luật phi địa đới.Gv giải thích nguyên nhân và quan hệ nhân qủa gián tiếp, từ nguồn năng lượng trong lòng đấtcác dãy núiquy luật đai cao, Spb lục địa và đại dươngquy luật địa ô .
HĐ 4 : Nhóm : 2 nhóm
ơ Bước 1 :
+ Nhóm 1 : tìm hiểu về quy luật đai cao
+ Nhóm 2 : tìm hiểu về quy luật địa ô
Đặc điểm
Quy luật đai cao
Quy luật địa ô
Khái niệm
Nguyên nhân
Ví dụ về sự biểu hiện
ơ Bước 2 : đại diện 2 nhóm điền bảng/ Gv chuẩn kiến thức và bổ sung câu trả lời cho câu hỏi quan sát hình 19.1 – sgk – trang 70.
I/ Quy luật địa đới:
1/ Khái niệm : là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
2/ Nguyên nhân : do góc chiếu của tia sáng MT tới bề mặt TĐ nhoe dần từ XĐ về 2 cựclượng bức xạ MT cũng giảm theo.
3/ Biểu hiện :
a/ Sự phân bố của vòng đai nhiệt ( 5 )
b/ Sự phân bố các đai áp và đới gió (7 đai áp và 6 đới gió hành tinh )
c/ Sự phân bố các đới khí hậu trên ( 7 đới chính )
d/Sự phân bố các đới đất và thảm thực vật ( 10 nhóm đất và 10 kiểu thảm TV )
II/ Quy luật phi địa đới:
1/ Khái niệm : là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan.
2/ Nguyên nhân : do nguồn năng lượng bên trong TĐ phân chia bề mặt thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
3/ Biểu hiện :
a/ quy luật đai cao :
b/ Quy luật địa ô :
IV / ĐÁNH GÍA :
1/ Các đới gió phân bố từ 2 cực về XĐ lần lượt là :
a/ Gío Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch.
b/ Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió đông cực.
c/ Gió Đông cực, gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch.
2/ Sắp xếy ý ở cột A và cột B sao cho phù hợp :
A. Các quy luật
B. Biểu hiện
1/ Quy luật địa đới
2/ Quy luật phi địa đới
a/ Sự phân bố các vành đai nhiệt
b/ Sự thay đổi các cảnh quan theo kinh độ
c/ Các đới đất và thảm Tv
d/ Các đai khí áp và các đới gió
e/ Sự thay đổi các thảm Tv theo đai cao
V / HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI :
1/ Hsinh làm câu hỏi và bài tập ở Sgk – trang 79.
2/ Chuẩn bị bài học : Phần 2 : Địa lí kinh tế – xã hội. Chương V : Địa lí dân cư. Bài 22 Dân số và sự gia tăng dân số .
-------------------------&----------------------------
File đính kèm:
- Word(41).doc