I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sx và phân bố của ngành năng lượng: Khai thác than, dầu và CN điện lực
- Hiểu được vai trò, tình hình sx và phân bố ngành CN luyện kim.
2. Kỹ năng
Xác định trên bản đồ những KV phân bố trữ lượng dầu mỏ lớn, những nước khai thác nhiều than, dầu mỏ và sx điện chủ yếu của TG.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Một số hình ảnh về ngành CN khai thác than, dầu mỏ, điện lực, luyện kim đen, màu trên TG và ở Việt Nam.
- Các lược đồ trong SGK
- Bản đồ khoáng sản TG
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 37
Bµi 32
®Þa lÝ c¸c ngµnh c«ng nghiÖp
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò, cơ cấu ngành năng lượng, tình hình sx và phân bố của ngành năng lượng: Khai thác than, dầu và CN điện lực
- Hiểu được vai trò, tình hình sx và phân bố ngành CN luyện kim.
2. Kỹ năng
Xác định trên bản đồ những KV phân bố trữ lượng dầu mỏ lớn, những nước khai thác nhiều than, dầu mỏ và sx điện chủ yếu của TG.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Một số hình ảnh về ngành CN khai thác than, dầu mỏ, điện lực, luyện kim đen, màu trên TG và ở Việt Nam.
- Các lược đồ trong SGK
- Bản đồ khoáng sản TG
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? CM vai trò chủ đạo của CN trong nền kinh tế quốc dân?
? Theo em, trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phân bố công nghiệp?
3. Bài mới
? Dựa vào SGK, hãy nêu vai trò của ngành CN năng lượng?
GV:
- Là 1 ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của 1 QG. Nền sx hiện đại chỉ có thể phát triển nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng.
- Là động lực cho các ngành kinh tế (được coi như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sx). Việc phát triển ngành CN năng lượng kéo theo hàng loạt các ngành CN khai thác (cơ khí, VLXD)
- CN năng lượng thu hút những ngành CN sử dụng nhiều điện năng (LK, chế biến KL, TP’, hóa chất, dệt)
VD:
Hiện nay mức tiêu thu năng lượng bình quân đầu người TG 1692 kg/người (dầu quy đổi)
+ Các nước thu nhập thấp: 563 kg/người
+ Các nước thu nhập TB`: 1368 kg/người
+ Các nước thu nhập cao: 5369 kg/người
Một số QG có mức tiêu thụ năng lượng cao: Cô-oét (9000 kg/người), Xingapo (8700 kg), Hoa Kì, Canađa (8000 kg)
Một số lại thấp: Băng la đe (200 kg), Haiti (240 kg), VN (521 kg)
* Cơ cấu ngành CN năng lượng, bao gồm: Khai thác than, khai thác dầu, CN điện lực
? Dựa vào bảng trang 121 và các hình 32.3 và 32.4 nêu lên đặc điểm phân bố của ngành khai thác than, dầu mỏ và CN điện trên TG?
GV: Chia lớp thành các nhóm để tìm hiểu
- Nhóm I: CN khai thác than
- Nhóm II: CN khai thác dầu
- Nhóm III: CN điện lực
VD: Hóa chất, sợi nhân tạo
GV: Than được SD từ rất sớm (trong các máy hơi nước, xe lửa), nhiệt điện và được khai thác đầu tiên ở Anh.
* Mức khai thác than TB hàng năm là 5.266 triệu tấn (2001)
* Phân bố: Phần lớn các mỏ than tập trung ở BBC, các vùng tập trung lớn
- Phía Bắc và ĐB Trung Quốc (1357 triệu tấn/năm)
- Các bang miền Tây Hoa Kì (992 triệu tấn/năm)
- Vùng Xibêri (Nga)
GV: Phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng Cacbon và độ tro, người ta phân thành nhiều loại than:
- Than nâu: Độ cứng và khả năng sinh nhiệt kém, độ tro lớn (40%), độ ẩm cao (35%), có chứa Lưu huỳnh (1-2%) -> Dùng trong nhiệt điện, sinh hoạt, biến đổi thành nhiên liệu dạng khí.
- Than đá: Rất giòn, đưa vào đốt ở nhiệt độ 900-11000C -> trở thành cốc rắn chắc -> dùng cho CN luyện kim.
- Antraxit: Khả năng sinh nhiệt lớn, độ bền cơ học cao, không bị vỡ vụn khi vận chuyển, SD làm nhiên liệu nhiệt lượng cao.
Ngoài ra còn có than bùn, than gầy (nửa Antraxit)
* Liên hệ VN: Tổng trữ lượng than của VN khoảng 6,6 tỉ tấn (đứng đầu ở Đông Nam Á), 90% tập trung ở Quảng Ninh (chủ yếu là than Antraxit), sản lượng khai thác liên tục tăng
- Năm 1995 là 8,4 triệu tấn
- Năm 2004 là 26 triệu tấn
GV:
Dầu mỏ được coi là “vàng đen” của nhiều QG, do:
- Khả năng sinh nhiệt lớn 10.000 – 11.500 kcal/kg
- Cháy hoàn toàn, không tạo tro
- Dễ SD và vận chuyển
- Dễ dang nạp nhiên liệu vào động cơ
- Nguyên liệu quý giá cho CN hóa học, dược phẩm: Chất chống mục, sát trùng, thuốc nhuộm cho CN dệt, chất nổ, cao su tổng hợp
* Những KV tập trung nhiều dầu mỏ: Cho HS quan sát trên bản dồ CN thế giới
- Trung Đông: 65% trữ lượng TG
- Châu Phi: 9,3%
- Liên Xô cũ và Đông Âu: 7,9%
- Mĩ La Tinh: 7,2%
GV: Dầu mỏ được khai thác đầu tiên ở Hoa Kì năm 1859 và đã nhanh chóng thay thế than, chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu SD năng lượng trên TG hiện nay.
* Sản lượng khai thác năm 2003:
- OPEC: 39% sản lượng TG
- Các nước CN phát triển: 28,2%
- Liên Bang Nga, Trung Quốc và các nước khác: 32,8%
=> Việc khai thác đòi hỏi vốn lớn, KT cao -> Phải có sự hợp tác trong khai thác.
-> Các cuộc chiến tranh xảy ra trong đó có 1 nguyên nhân là tranh chấp dầu mỏ.
GV: 80% tập trung ở các nước đang phát triển. Các QG có nhiều dầu mỏ: Ả rập Xêut (36,2 tỉ tấn); Irắc (15,6 tỉ tấn); Cô oet (13,3 tỉ tấn); Các tiểu VQ Ả rập thống nhất (13,5 tỉ tấn)
* Liên hệ VN
Tiến hành khai thác năm1986 và nhanh chóng được phát triển, đứng thức 31/85 nước khai thác dầu khí. Dự báo trữ lượng khoảng 5-6 tỉ tấn dầu quy đổi, mới thăm dò được khoảng 1,5-2 tỉ tấn.
GV: Điện năng là động lực quan trọng của nền sx cơ khí hóa, tự động hóa => Giúp rút ngắn thời gian sx, nâng cao năng suất và chất lượng SP’.
- Nhiệt điện: Thời gian XD ngắn, ít vốn, giá thành/ đơn vị điện năng cao, gây ô nhiễm, SD nhiều nguyên liệu hóa thạch
- Thủy điện: Thời gian XD dài hơn, nhiều vốn, giá thành/đơn vị điện năng rẻ.
- Thông thường những nước có nhiều than thì nhiệt điện phát triển (Hoa Kì, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ); Những nước có nguồn thủy năng phong phú -> thủy điện phát triển (Canađa, Trung Quốc, Braxin)
- Các nước có nền kinh tế phát triển chú trọng đến điện nguyên tử và các nguồn năng lượng khác: Mặt trời, thủy triều, gió
VD: Các nước sx điện hàng đầu TG
- Hoa Kì: 3720 tỉ kwh (25,1% TG)
- Trung Quốc: 1420 tỉ kwh (9,6% TG)
- Nhật Bản: 1037 tỉ kwh (7% TG)
- Nga: 847 tỉ kwh (5,7% TG)
VD: Các nước có sản lượng điện bình quân đầu người cao
Aixơlen (24779 kwh/người); Na Uy (24442 kwh/người); Canađa (15620 kwh/người)
? Ngành CN luyện kim có vai trò ntn? đặc điểm và phân bố của ngành này?
* LK đen: Chiếm 90% khối lượng KL sản xuất ra trên TG.
* Quy trình công nghệ:
- Quặng sắt và than cốc -> nấu thành gang trong lò cao -> từ gang luyện thành thép -> cán thép thành thỏi, dát thành tấm.
- Để thép có chất lượng cao phải SD 1 số KL hiếm như: Mangan, Crôm, Titan
- Những nước có trữ lượng sắt hạn chế việc sx chủ yếu dựa vào quặng nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
? Quan sát hình 32.5, rút ra nhận xét?
* LK màu: SX ra các KL không có chất sắt như đồng, nhôm, thiếc, chì, kẽm
- Một số KL màu quý, hiếm phục vụ cho CN điện tử, năng lượng nguyên tử
GV: Đối với KL màu, quá trình làm giàu quặng (quá trình tuyển quặng) là rất quan trọng. Do:
- KL màu thường ở dạng đa kim.
- Phải SD các phương pháp tổng hợp nhằm rút ra tối đa các nguyên tố quý có trong quặng.
? Dựa vào bảng trang 125, giải thích sự khác biệt giữa các nước khai thác quặng và các nước sx KL màu?
- Những nước khai thác nhiều quặng là những nước đang phát triển (có nhiều mỏ quặng): Ghi-nê, Braxin, Côngô, Ấn Độ
I. Công nghiệp năng lượng
1. Vai trò
- Là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản, quyết định sự tồn tại và phát triển của nền sx hiện đại, là tiền đề của tiến bộ KH – KT
- Thông qua tiêu dùng bình quân năng lượng theo đầu người có thể phản ánh trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật và văn hóa của 1 QG.
2. Cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố
Ngành năng lượng gồm: CN khai thác than, khai thác dầu khí và điện lực
a. Khai thác than
* Vai trò:
- Cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, LK.
- Nguyên liệu cho hóa học, dược phẩm
* Trữ lượng: khoảng 13000 tỉ tấn (3/4 là than đá)
* Sản lượng: khai thác 5 tỉ tấn/năm.
* Các nước khai thác nhiều: Hoa Kì, Nga, Trung Quốc
* Xuất khẩu (năm 2001): Lớn nhất là Ôxtrâylia 210 triệu tấn) -> TQ -> Nam Phi -> Hoa Kì -> Inđônêxia
b. Khai thác dầu
* Vai trò:
- Là nhiên liệu quan trọng “vàng đen”
- Nguyên liệu cho CN hóa chất, dược phẩm
* Trữ lượng: Ước tính 400-500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn).
* Sản lượng: khai thác 3,8 tỉ tấn/năm
* Khai thác nhiều ở các nước đang phát triển thuộc KV Trung Đông, Bắc Phi, Mĩ La Tinh, Đông Nam Á.
c. CN điện lực
* Vai trò:
Cơ sở để phát triển nền CN hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ KHCNghệ, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống văn minh hiện đại.
* Cơ cấu gồm: Nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, tuốc bin khí
* Sản lượng: 15000 tỉ kwh/năm
* Phân bố: chủ yếu ở các nước phát triển
II. CN luyện kim.
Gồm 2 ngành:
- LK đen (gang, thép)
- LK màu (KL không có sắt)
1. Luyện kim đen
* Vai trò:
- Cơ sở để phát triển CN chế tạo máy, sx công cụ lao động.
- Nguyên liệu để tạo ra những SP’ tiêu dùng.
- Cung cấp vật liệu cho CNXD.
- Hầu như các ngành kinh tế đều SD sản phẩm của ngành LK đen (chiếm 90% khối lượng KL sx ra trên TG)
* Đặc điểm
- SD khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu và các chất trợ dung.
- Đòi hỏi quy trình công nghệ phức tạp.
* Phân bố: Nhiều nhất ở các nước phát triển (Nga, Nhật, Hoa Kì, TQ, Đức, Pháp)
2. Luyện kim màu
* Vai trò:
- Cung cấp nguyên liệu cho CN chế tạo máy, ô tô, máy bay, kỹ thuật điện.
- Phục vụ cho CN hóa chất và các ngành kinh tế quốc dân khác (thương mại, bưu chính viễn thông)
* Đặc điểm
- Hàm lượng loại trong KL màu thấp (1-3%) -> Khâu làm giàu quặng rất quan trọng
- Đòi hỏi công nghệ cao và chi phí lớn.
* Phân bố:
- Những nước sx nhiều là những nước CN phát triển.
- Nước đang phát triển có nhiều KL màu những chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu quặng.
IV. CỦNG CỐ
1. Dựa vào biểu đồ tròn trang 125: cơ cấu SD năng lượng trên TG (%). Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu SD năng lượng trên TG thời kì 1940-2000. Giải thích?
2. Nêu vai trò của ngành LK đen và LK màu?
File đính kèm:
- Tiet 37 - Dia li cac nganh CN- Tiet 1.doc