Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ

- Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.

- Biết được những đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên TG.

2. Kỹ năng

- Đọc và phân tích lược đồ về tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên TG.

- Xác định được trên bản đồ các trung tam dịch vụ lớn trên TG.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Sơ đồ trang 135 (SGK – phóng to)

- Hình 35 (trang 136 – SGK – phóng to)

- Một số hình ảnh về hoạt động dịch vụ ở các nước phát triển và các nước đang phát triển.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 10 - Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch­¬ng IX - §Þa lÝ dÞch vô TiÕt 43 bµi 35 Vai trß, c¸c nh©n tè ¶nh h­ëng vµ ®Æc ®iÓm ph©n bè c¸c ngµnh dÞch vô Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ - Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. - Biết được những đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên TG. 2. Kỹ năng - Đọc và phân tích lược đồ về tỉ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của các nước trên TG. - Xác định được trên bản đồ các trung tam dịch vụ lớn trên TG. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Sơ đồ trang 135 (SGK – phóng to) - Hình 35 (trang 136 – SGK – phóng to) - Một số hình ảnh về hoạt động dịch vụ ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới ? Dựa vào SGK cho biết cơ cấu ngành dịch vụ? Từ đó lấy các VD? VD: * Dịch vụ kinh doanh. Gồm: + Vận tải và TTLL + Tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản + Dịch vụ nghề nghiệp + Các dịch vụ kinh doanh khác (thiết kế, quản trị, quảng cáo, luật) * Dịch vụ tiêu dùng + Bán buôn, bán lẻ, du lịch + Dịch vụ cá nhân: Y tế, giáo dục, TDTT * Dịch vụ công + Dịch vụ hành chính công: Công chứng, làm CMT + Các hoạt động đoàn thể: Văn hóa quần chúng, chiếu phim GV: Vai trò ngày càng cao của ngành dịch vụ trong nền kinh tế hiện đại thể hiện ở chỗ: Khi 1 nước chuyển từ nền kinh tế NN -> nền kinh tế CN và hậu CN (kinh tế tri thức) thì trong cơ cấu kinh tế: + Tỉ trọng của KV nông nghiệp không ngừng giảm (từ chỗ chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP > 40%) đến chỗ chỉ còn vài %. + Tỉ trọng của KV công nghiệp cũng chỉ tăng đến mức độ nhất định (35-38%). + Tỉ trọng của KV dịch vụ xu hướng tăng không ngừng. VD: - Trong cơ cấu GDP của Hoa Kì năm 2000: tỉ trọng của CN là 24,9%, dịch vụ là 73,5% và NN chỉ còn 1,6 %. - EU năm 2002 trong cơ cấu GDP của 15 nước thì NN chỉ còn 2%; CN là 26%, dịch vụ 72%. GV: Xu hướng chuyển dịch lao động giữa 3 KV cũng diễn ra tương tự như trong GDP. => KL: Như vậy, có thể thấy ngành dịch vụ có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của 1 QG. ? Ngành dịch vụ có vai trò ntn? GV: Sự phát triển các ngành dịch vụ trở thành 1 động lực của sự tăng trưởng kinh tế. Lưu ý: - Dịch vụ cung ứng vật tư cho SX (thương mại, GTVT, CN, NN) tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa và vào việc phân phối, tiêu thụ SP’. Như vậy, dịch vụ tác động ở cả đầu vào và đầu ra của quá trình sx. - Các dịch vụ về tài chính càng có ý nghĩa khi quy mô sx ngày càng mở rộng (vốn và bất động sản) là nguồn lực quan trọng của các doanh nghiệp. * Cuộc CMKHKT diễn ra trên TG từ những năm 1950 tạo điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ -> nâng cao đời sống -> tạo nhu cầu lớn về dịch vụ -> làm số lao động tăng lên nhanh chóng. VD: Hoa Kì từ năm 1970-2000, số VL trong dịch vụ tăng gấp 2 lần. Trong đó: dịch vụ sx tăng 3 lần, dịch vụ chuyên môn cao như thiết kế, quản trị, luật tăng gấp 4 lần. VD: Các dịch vụ về nghỉ dưỡng (khai thác về tài nguyên rừng, nước - suối nước nóng -> GTVT giúp khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản. - Các dịch vụ du lịch: Khai thác tốt các di sản văn hóa, lịch sử.. - Các dịch vụ giải trí, dịch vụ kinh doanh (tài chính, ngân hàng) giúp khai thác tốt cac thành tựu KHKT. GV: Do vai trò quan trọng như vậy mà số người lao động trong ngành dịch vụ ngày càng cao. Càng ở trình độ cao, số người tham gia trong ngành dịch vụ ngày càng lớn. VD: - Hoa Kì: > 80% - Bắc Mĩ, Tây Âu: 50-79% - Các nước đang phát triển: 30% (Việt Nam năm 2003 là 23%) * HĐ: Cho HS quan sát và đọc sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Chia thành 3 nhóm: mỗi nhóm 2 nhân tố và lấy VD cho nhân tố đó. * Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động XH (đặc biệt trong lĩnh vực sx vật chất) có ảnh hưởng căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ => Thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển - Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sx vật chất. - Trong quá trình đổi mới, tốc độ của ngành dịch vụ luôn ở mức thấp hơn tốc độ ngành CN- XD. GV: Năng suất lao động trong CN, NN có cao thì mới có thể chuyển 1 phần lao động sang ngành dịch vụ * Quy mô dân số, cơ cấu tuổi và giới tính, tốc độ gia tăng dân số, sức mua, đặc điểm về văn hóa của các dân tộc (phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng) => Có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu ngành dịch vụ. VD: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, trong thời gian dài gia tăng dân số cao => đặt ra nhiều vấn đề cho GD là rất lớn (mở rộng mạng lưới trường học, đa dạng hóa các loại hình trường: công lập, tư thục) đáp ứng nhu cầu của người dân. - Gần đây mức sinh giảm => định hướng lại có sự thay đổi (đầu tư cho GD về chiều sâu: nâng cao chất lượng GD: phổ cập các cấp, nâng cao tỉ lệ HS học ĐH, đượcu học nước ngoài) - Xu hướng dân số già hóa -> đặt ra các dịch vụ an sinh cho người cao tuổi. * Sự phân bố dân cư, nhất là mạng lưới điểm quần cư => có ảnh hưởng rõ nét tới sự phân bố mạng lưới ngành dịch vụ - Sự phân bố các ngành dịch vụ cần gần người tiêu dùng. Vì vậy, nó gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. Sự phân bố các ngành dịch vụ ở ngay trong lòng các điểm dân cư (TP, thị xã, làng, bản). Đây là điểm khác với CN. - Dân cư tập trung hay phân tán có ảnh hưởng rất rõ tới sự phân bố các hoạt động dịch vụ. + Các điểm phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người dân (ăn uống, bán lẻ), trường tiểu học, mẫu giáo, trạm xácần có bán kính phục vụ hẹp -> có sự rải đều trên lãnh thổ. + Điểm phục vụ có chu kì: Nhà hát, rạp chiếu bóng, điểm vui chơi, bệnh viện đa khoa, trường THPT bán kính phục vụ rộng hơn. - Dân cư thành thị: nhu cầu đa dạng, hoạt động dịch vụ phức tạp hơn - Dân cư phân tán gây khó khăn cho dịch vụ * Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán => có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ ? Hãy miêu tả những hoạt động dịch vụ sôi nổi chuẩn bị cho tết Nguyên Đán ở địa phương? - Các quầy bán các loại hàng: bánh kẹo, quà tết - Các hoạt động mua bán * Đời sống nhân dân được cải thiện => Làm tăng sức mua và thay đổi mạnh mẽ thói quen tiêu dùng VD: - Sự xuất hiện của các siêu thị (vào thời gian gần đây) còn rất xa lạ với người dân vào những năm 90 của thế kỉ XX. - Mức sống tăng -> tăng nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch * 1 QG có tài nguyên thiên nhiên đa dạng (sông, núi, biển, hồ) và nhiều di sản văn hóa; thêm vào đó có cơ sở hạ tầng du lịch (có sự đầu tư) => Thu hút được lượng khách du lịch lớn (nhất là du lịch dài ngày) => thu được nguồn ngoại tệ lớn (từ khách du lịch nước ngoài) Lưu ý: Trong SGK mới chỉ đề cập đến nhân tố KT- XH mà chưa đề cập tới nhân tố tự nhiên. Các ngành dịch vụ (KV III) ít chịu ảnh hưởng của ĐKTN và TNTN (trừ ngành du lịch). Tuy nhiên, các TN du lịch chỉ có giá trị thực sự khi có sự đầu tư và chăm sóc của con người. ? Tại sao ở các nước đang phát triển ngành dịch vụ còn chưa phát triển mạnh? - Trình độ phát triển và năng suất lao động XH thấp - Ảnh hưởng của cuộc CMKHCN tới các nước còn thấp - Trình độ đô thị thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển, tỉ lệ dân thành thị còn thấp. - Mức sống người dân chưa cao. => Hoạt động du lịch quốc tế có quan hệ với TNTN độc đáo và những thắng cảnh của QG đó. Lưu ý: Khi nói đến 1 nước có ngành du lịch phát triển, người ta thường nói đến hoạt động du lịch quốc tế của nước đó. ? Trên TG, tỉ trọng của ngành D-Vụ trong cơ cấu GDP khác nhau ntn? HS dựa vào hình 35 có thể thấy được sự phân hóa lớn: Có nước trên 70%, có nước < 30% trong GDP. VD: Hoa Kì, Canađa, Ôxtrâylia, các nước Tây Âu VD: TQ, các nước ĐN Á, Nam Á, các nước Châu Phi * Các thành phố có vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là các dịch vụ về tiền tệ, GTVT, viễn thông, sở hữu trí tuệ - Các trung tâm lớn: Niu york, Luân Đôn, Tôkiô. - Các trung tâm đứng thứ 2: Lôt Angiơlet, Sicagô, Oasintơn (Hoa Kì); Xaopaolô (Braxin); Brucxen (Bỉ); Pran phuôc (Đức); Pari (Pháp); Đuyrich (Thụy Sĩ) và Xigapo. * Thành phố chuyên môn hóa về 1 loại hình dịch vụ: + Hollywool: TP điện ảnh + Lasvegas, Mônacô: TP nổi tiếng về dịch vụ du lịch và sòng bạc. * Là nơi tập trung các ngân hàng, văn phòng đại diện của các công ty, siêu thị hay tổ hợp thương mại, dịch vụ (sự tập trung các ngôi nhà chọc trời) GV: Ở Việt Nam các thành phố, thị xã thường có khu hành chính (phần “đô”) và khu buôn bán, dịch vụ (phần “thị”) Hà Nội, TP HCM: các trung tâm giao dịch, thương mại của TP đang được hình thành rõ nét. I. Cơ cấu và vai trò của các ngành dịch vụ 1. Cơ cấu Cơ cấu rất phức tạp và chia thành 3 nhóm: - Dịch vụ kinh doanh - Dịch vụ tiêu dùng - Dịch vụ công 2. Vai trò - Thúc đẩy các ngành sx vật chất phát triển. - SD tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều VL và tạo nguồn tích lũy lớn. - Khai thác tốt hơn nguồn TNTN, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu khoa học kỹ thuật. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ * Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động XH => ảnh hưởng đến bổ sung lao động cho ngành dịch vụ * Quy mô, cơ cấu dân số => Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ * Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư => Mạng lưới ngành dịch vụ. * Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán => Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ * Mức sống và thu nhập thực tế => Sức mua và nhu cầu dịch vụ * TNTN, các di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng du lịch => Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch III. Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên TG. - Các nước phát triển: Ngành dịch vụ có tỉ trọng cao trong GDP (> 60%). - Các nước đang phát triển: Tỉ trọng trong ngành dịch vụ thường chỉ chiếm < 50%. - Xuất hiện các thành phố khổng lồ, đồng thời cũng là các trung tâm dịch vụ cực lớn. - Mỗi nước lại có TP chuyên môn hóa về 1 loại hình dịch vụ. - Trong TP lớn thường hình thành các trung tâm giao dịch thương mại. IV. CỦNG CỐ 1. Nêu sự phân loại và ý nghĩa các ngành dịch vụ đối với sx và đời sống 2. Trình bày đặc điểm các ngành dịch vụ trên TG 3. Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố các ngành dịch vụ 4. Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu trang 137 SGK

File đính kèm:

  • docTiet 43 - Vai tro, cac nhan to anh huong va DD PB cac nganh DVu.doc
Giáo án liên quan