Bài soạn môn Địa lý 11 - Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức

- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, KV hóa và hệ quả của toàn cầu hóa, KV hóa.

- Biết được lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế KV và đặc điểm của 1 số tổ chức liên kết kinh tế KV.

2. kỹ năng

- SD bản đồ TG để nhận biết lãnh thổ của 1 số liên kết kinh tế KV.

- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về dân số, GDP của 1 số tổ chức liên kết kinh tế KV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

Bản đồ các nước trên TG

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 Bài 2 Xu hướng toàn cầu hóa , khu vực hóa nền kinh tế. Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hóa, KV hóa và hệ quả của toàn cầu hóa, KV hóa. - Biết được lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế KV và đặc điểm của 1 số tổ chức liên kết kinh tế KV. 2. kỹ năng - SD bản đồ TG để nhận biết lãnh thổ của 1 số liên kết kinh tế KV. - Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về dân số, GDP của 1 số tổ chức liên kết kinh tế KV. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC Bản đồ các nước trên TG III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Trình bày những đặc điểm tương phản về trình độ phát triển KT- XH của nhóm nước phát triển và đang phát triển? ? Nêu đặc trưng và tác động của cuộc CMKH và công nghệ hiện đại đến nền KT- XH thế giới? 3. Bài mới Giới thiệu bài: Trên TG hiện nay có trên 200 QG và vùng lãnh thổ. Mỗi QG đều có ranh giới về chính trị riêng, có phong tục tập quán riêng. Nhưng để phát triển, nền KT- XH các nước hiện nay có xu hướng liên kết lại với nhau trong cùng châu lục hay các nước trên TG để phục vụ tốt hơn cho sự phát triển kinh tế và ổn định tình hình chính trị. Chính vì thế đã dẫn tới xu hướng toàn cầu hóa và KV hóa kinh tế. Cuộc CMKH kỹ thuật đã làm cho năng lực sx của TG phát triển -> Tạo ra khối lượng hàng hóa và vật chất ngày càng lớn. Đồng thời, trong mấy chục năm gần đây, có nhiều vấn đề về KT- XH và môi trường mà loài người đã và đang phải đối mặt -> Từng QG không thể tự giải quyết được. Điều đó đã dẫn đến nhu cầu phải có những mối quan hệ quốc tế, có sự tham gia của nhiều QG vào đời sống KT- XH thế giới, không phân biệt thể chế chính trị. => Vì vậy, toàn cầu hóa trở thành xu hướng và nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển KT- XH của mỗi QG và toàn thế giới. * HĐ: Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa kinh tế (Chia lớp thành 4 nhóm) - Nhóm I: Thương mại TG phát triển mạnh ? Thương mại bao gồm những ngành nào? + Nội thương + Ngoại thương Cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các tổ chức thương mại, các khối kinh tế lớn đã làm cho thương mại TG phát triển mạnh Mức độ tăng trưởng thương mại TB hàng năm của TG khoảng >6,5%, gấp 1,5 lần so với mức độ tăng trưởng sản lượng kinh tế TG (4%) VD: + Năm 2004: GDP toàn thế giới là 41.000 tỉ USD (trong đó tổng giá trị hàng xuất-nhập khẩu trên thị trường TG là 18.500 tỉ USD chiếm 45%). Ba trung tâm buôn bán lớn nhất TG là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. + Tổ chức thương mại TG (WTO) với 150 thành viên chi phối 95% hoạt động thương mại TG + VN: tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế như WTO, ASEAN, APEChoạt động thương mại đã sôi nổi xong giá trị chưa cao. Do chúng ta chủ yếu xuất khẩu những mặt hàng truyền thống (Nông, lâm, thủy sản, SP’ lắp ráp) => KL: Như vậy có thể thấy sự phát triển của thương mại TG làm cho nền kinh tế năng động hơn. - Nhóm 2: Đầu tư nước ngoài tăng nhanh Dẫn chứng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng TB trong các năm 1970-1995 là 11% (nhiều hơn2,5 lần mức độ tăng trưởng của sản lượng TG). FDI toàn thế giới từ 1990-2004 tăng từ 1774 -> 8895 tỉ USD. VD: + Ngân hàng TG (WB); Ngân hàng Á Châu (ADB); Các dịch vụ bản hiểm, + Ở VN: Đầu tư nước ngoài trực tiếp vào nước ta từ 1988-2004 là 45,3 tỉ USD. Trong đó 1 số nước có FDI đầu tư vào nước ta cao là: Xingapo (7,9 tỉ USD), Đài Loan (7,1 tỉ USD), Nhật Bản (5,3 tỉ USD), Hàn Quốc (4,7 tỉ USD)Riêng năm 2008 FDI và Việt Nam đã đạt trên 20 tỉ USD. - Nhóm 3: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông ti làm cho việc giao dịch trên TG ngày càng thuận tiện (Dịch vụ gửi, nhận tiền, bưu phẩm, chứng khoán, bất động sản). Đồng thời, với nhu cầu tìm kiếm thị trường mới nên hệ thống ngân hàng, tài chính không ngừng mở rộng. VD: + Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); ngân hàng TG (WB) + Ở Việt Nam, ngân hàng quốc tế đã đầu tư XD đường giao thông, trường học => KL: Chính vì thế các tổ chức quốc tế trên có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống KT- XH của các QG. - Nhóm 4: Công ty xuyên quốc gia (TNC) được mở rộng vào những năm 50-60 của thế kỉ XX. Đến năm 1999 cả TG có 59.000 TNC, kiểm soát 400 nghìn công ty chi nhánh. VD: + Công ty sx máy bay Bôing là tập hợp của 650 công ty thành viên ở nhiều QG (mô hình công ty mẹ, công ty con) + Công ty Tôyôta hàng năm chế tạo gần 1 triệu ô tô với 65 công ty cho thuê, 33 cơ sở bán phụ tùng, 44 công ty thiết bị tin cậy đặt ở 25 QG. Trong nửa đầu thập kỉ 90, có tới gần 50% khối lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong tay các công ty mẹ của các nước tư bản phát triển. => KL: Với lợi thế về KH công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm, về tổ chức quản lí nên TNC có khả năng cạnh tranh cao (Microsoft, Intel, IBM, Bôing, Ford, Toyota) * Lợi ích của toàn cầu hóa kinh tế: - Thông qua việc mở rộng thị trường buôn bán -> giảm bớt sức ép về thuế - Tăng cường hợp tác về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân - Giúp các QG cải thiện, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, chất lượng môi trường * Hạn chế: - Làm mai một, xói mòn bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống - Các nước đang phát triển khó hòa nhập hơn (ở SP’ xuất khẩu) -> Các nước này xuất khẩu chủ yếu SP’ sơ chế, hàm lượng công nghệ thấp, giá rẻ. Trong khi đó lại nhập thiết bị công nghệ giá cao nên thâm hụt ngoại thương cao. - Đồng thời việc nhận vốn viện trợ, đầu tư hợp tác, các nước đang phát triển thiếu kinh nghiệm tổ chức, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, tham nhũng, dự án đầu tư kém hiệu quả -> Nợ nước ngoài tăng. ? Dựa vào bảng 2 (trang 11,12) hãy so sánh dân số và GDP của các tổ chức liên kết KV? Rút ra nhận xét? - Có sự khác biệt về Dsố và GDP giữa APEC, NAFTA - Nguyên nhân: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các KV trên TG, những QG có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, XH hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển=> Hình thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù. => KL: Đưa ra định nghĩa về KV hóa ? KV hóa có những mặt tích cực và đặt ra những hạn chế gì cho mỗi QG? Liên hệ VN trong ASEAN? - Tích cực - Thách thức - Liên hệ: VN gia nhập các tổ chức với khẩu hiệu “Hòa nhập nhưng không hòa tan” => Nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi cơ chế quản lí, tăng cường cơ sở hạ tầngDần xóa bỏ hàng rào thuế quan, tự chủ về kinh tế, tránh lệ thuộc vào kinh tế các nước khác, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. I. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các QG trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế, văn hóa, khoa họccó tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền KT- XH thế giới. 1. Toàn cầu hóa kinh tế Biểu hiện: a. Thương mại TG phát triển mạnh Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh Trong đầu tư nước ngoài, dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn nổi lên là hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng trên toàn TG d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn Phạm vi hoạt động rộng, nắm trong tay nguồn của cải vật chất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng 2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa kinh tế * Lợi ích - Thúc đẩy sx phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu - Đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. * Hạn chế Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo II. Xu hướng KV hóa kinh tế * Khái niệm: KV hóa được hiểu là 1 quá trình diễn ra những liên kết về nhiều mặt giữa các QG nằm trong 1 KV địa lí, nhằm tối ưu hóa những lợi ích chung trong nội bộ KV và tối đa hóa sức cạnh tranh đối với các đối tác khác ngoài KV. 1. Các tổ chức liên kết kinh tế KV VD: NAFTA, EU, ASEAN, APEC 2. Hệ quả của KV hóa kinh tế * Tích cực: - Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tự do hóa thương mại. - Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. * Thách thức: Đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị IV. CỦNG CỐ 1. Biểu hiện của toàn cầu hóa, KV hóa và hệ quả của nó? 2. Lí do hình thành các tổ chức liên kết KV và đặc điểm của 1 số tổ chức? 3. Chuẩn bị tranh ảnh hoặc bài viết về 1 số vấn đề mang tính toàn cầu (dán vào giấy khổ A0)

File đính kèm:

  • docTiet 2 - Xu huong toan cau hoa, KV hoa nen kinh te.doc