I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được Mĩ La Tinh có ĐKTN thuận lợi cho phát triển kinh tế song nguồn TNTN được khai thác lại chỉ phục vụ cho thiểu số dân chúng, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh lệch lớn với 1 bộ phận không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ.
- Phân tích được tình trạng kinh tế phát triển thiếu ổn định của nền kinh tế các nước Mĩ La Tinh, khó khăn do nợ, phụ thuộc nước ngoài và những cố gắng để vợt qua khó khăn các nước này.
2. kỹ năng
Phân tích lược đồ (Bản đồ), bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Mĩ La Tinh.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Bài 5: Một số vấn đề của châu lục (tiếp) - Tiết 6: Một số vấn đề của mĩ la tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC (tiếp)
Tiết 6
Một số vấn đề của Mĩ La Tinh
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được Mĩ La Tinh có ĐKTN thuận lợi cho phát triển kinh tế song nguồn TNTN được khai thác lại chỉ phục vụ cho thiểu số dân chúng, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh lệch lớn với 1 bộ phận không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ.
- Phân tích được tình trạng kinh tế phát triển thiếu ổn định của nền kinh tế các nước Mĩ La Tinh, khó khăn do nợ, phụ thuộc nước ngoài và những cố gắng để vợt qua khó khăn các nước này.
2. kỹ năng
Phân tích lược đồ (Bản đồ), bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Mĩ La Tinh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Mĩ La Tinh
- Biểu đồ trong SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày 1 số vấn đề về dân cư của Châu Phi? Nêu tác động của những vấn đề về dân cư và XH của Châu Phi tới sự phát triển kinh tế của châu lục này?
3. Bài mới
Phần Châu Mĩ ở phía Nam, từ sông Riô Granđê cho tới đảo Đất lửa, bị thực dân TBN và BĐN thống trị 4 thế kỉ ( TKỉ 16 -> 19) đã đưa vào đó nền văn hóa La Tinh. Vì vậy phần châu lục này mang tên châu Mĩ La Tinh.
- Tổng diện tích lãnh thổ 20,5 triệu km2, trải dài từ 330B -> 600N (dài trên 10.000 km); Rộng từ 350T -1170T
- Nét địa hình căn bản nhất của châu Mĩ La Tinh là mạch núi Anđet hùng vĩ dài trên 10.000 km với nhiều mạch núi song song, nhiều đỉnh cao trên 5000-6000 m.
? Dựa vào hình 5.3, cho biết: Mĩ La Tinh có những cảnh quan và tài nguyên khoáng sản gì?
- Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm ở đồng bằng Amadôn, Trung mĩ và quần đảo Ăng-ti
- Rừng thưa và xavan ở đồng bằng S.Ôrinôcô, sơn nguyên Braxin.
- Thảo nguyên ở đồng bằng Pampa
- Hoang mạc và bán hoang mạc phía Đông dãy Anđet, ven phía Tây Anđet (hoang mạc Atacama)
- Vùng núi cao (Anđet)
* Tài nguyên phong phú
+ Khoáng sản: Dầu mỏ, sắt, đồng, khí đốt, than, bôxit
+ TN rừng
+ Vùng biển có tiềm năng lớn về thủy sản, du lịch, GTVT, nhiều hệ thống sông quan trọng Amadôn, Ôrinôcô
* Các đồng bằng rộng lớn như Amadôn, Ôrinôcô, Laplata, Pampa; Các sơn nguyên tập trung nhiều đất đỏ, nhất là sơn nguyên Braxin
* Cùng với khí hậu nhiệt đới đây là điều kiện để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng cả về trồng trọt và chăn nuôi.
=> Tuy nhiện, nguồn tài nguyên bị các nhà tư bản, các chủ trang trại khai thác (thiểu số). Người dân lao động không được hưởng từ nguồn lợi này.
? Dựa vào ND trong SGK, bảng 5.3 và sự hiểu biết của mình, hãy nhận xét về mức sống của dân cư 1 số nước Mĩ La Tinh?
- Tới đầu Tkỉ XXI, số dân sống dưới mức nghèo khổ chiếm 37-62% dân số
VD:
+ Chilê: 10% số người nghèo nhất (chiếm 906 triệu USD); 10% số người giàu nhất chiếm 47% tương ứng 35485 triệu USD (gấp 40 lần so với 10% người nghèo)
+ Mêhicô: 10% dân giàu nhất gấp 43 lần 10% dân nghèo
- Nguyên nhân: Cải cách ruộng đất không triệt để (Do áp dụng mô hình phát triển của TBN và BĐN); Các QG chịu ảnh hưởng của thế lực Thiên chúa giáo và là những QG không phát triển mấy trong thời gian vừa qua.
=> Tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm phần lớn đất đai, dân nghèo không có đất đã phải kéo ra thành phố tìm việc làm, gây nên tình trạng đô thị hóa tự phát.
VD: Vênêzuêla (87,8% dân số đô thị); Achentina (85,5%); Mêhicô (76%)
Hiện tượng đô thị hóa không gắn liền với việc phát triển kinh tế gây nên nhiều hậu quả: thất nghiệp, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu LT-TP’, nhà ở tại Trung và Nam Mĩ có tới 35-45% thị dân sống ở các khu nhà ổ chuột.
? Dựa vào hình 5.4, hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mĩ La Tinh trong thời kỳ 1985-2004?
- Cuối thập niên 90, FDI vào Mĩ La Tinh đạt 70-80 tỉ USD/năm.
- Đến 2003 còn 31 tỉ USD; Năm 2004
- Năm 2004 là 40 tỉ USD
-> Chủ yếu là từ Hoa Kì và TBN
GV: Cho HS đọc bảng 5.4, thấy được điển hình như Achentina nợ nước ngoài còn lớn hơn GDP
- Theo quy chuẩn quốc tế để an toàn cho nền kinh tế thì:
+ Nợ nước ngoài phải ≤ 50% GDP
+ Dành trả nợ không quá 10% ngân sách.
* Các cuộc khủng hoảng kinh tế thường xuyên xảy ra, lạm phát tăng caoVD: Achentina
* Sự phụ thuộc đặc biệt là Hoa Kì
- Tiêu thụ nhiều nguyên liệu của các nước châu Mĩ La Tinh và cung cấp nhiều SP’ công nghiệp cho KV này. Trong giá trị xuất-nhập khẩu của châu lục Hoa Kì chiếm 75%
- Hiện nay 50% tổng số hàng hóa của châu Mĩ La Tinh là trao đổi với Hoa Kì
- Hoa Kì còn chi phối cả SP’ trao đổi: Giá hàng hóa từ Hoa Kì -> Mĩ La Tinh thường được nâng cao, còn từ Mĩ La Tinh -> Hoa Kì thì bị đánh sụt giá.
=> Có thời kì Mĩ La Tinh được coi là “Cái sân sau của Hoa Kì”
* Ngoài ra còn là sự cản trở của các thế lực đang nắm quyền lợi từ nguồn tài nguyên giàu có ở Mĩ La Tinh không muốn cải cách kinh tế.
* Nguyên nhân:
- Củng cố bộ máy nhà nước, phát triển giáo dục
- Cải cách kinh tế, quốc hữu hóa các ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa đất nước, tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài
I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và XH
1. Tự nhiên
a. Cảnh quan
Cảnh quan tự nhiên đa dạng, có sự phân hóa từ B-N, từ Đ-T, từ thấp->cao. Trong đó cảnh quan rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm, đồng cỏ chiếm phần lớn diện tích
=> Là điều kiện cơ bản thuận lợi cho nông, lâm nghiệp.
b. Tài nguyên phong phú
* Khoáng sản:
- Quặng kim loại: Đồng, thiếc, bôxit, vàng, bạc, đá quý
- Dầu mỏ, khí đốt, phôt phát (khoáng sản chiến lược)
=> Thuận lợi cho phát triển công nghiệp với nhiều ngành.
* Tài nguyên rừng, biển phong phú
* Sông ngòi có giá trị cao về nhiều mặt: GTVT, thủy lợi, thủy điện
* Đất trồng đa dạng
=> Là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, cây CN và cây ăn quả nhiệt đới. Cung cấp khối lượng lớn nông sản cho thị trường TG.
2. Dân cư và XH
- Tỉ lệ dân nghèo cao
- Sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn
- Hiện tượng đô thị hóa tự phát diễn ra trầm trọng: Dân cư đô thị chiếm 75% dân số, tuy nhiên 1/3 số đó sống trong điều kiện khó khăn.
II. Một số vấn đề về kinh tế
1. Kinh tế phát triển không ổn định
- Đầu tư nước ngoài vào KV giảm mạnh
- Nợ nước ngoài nhiều
2. Nguyên nhân
- Nền chính trị thiếu ổn định
- Mức tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài
- Cơ cấu XH phong kiến được duy trì 1 thời gian dài sau độc lập.
- Các chính phủ không đề ra được đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, sáng tạo.
3. Gần đây tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực
- Xuất khẩu tăng nhanh:
+ Năm 2003 đạt 10%
+ Năm 2004 đạt 21%...
- Nhiều nước đã khống chế được lạm phát
- Tỉ lệ giá tiêu dùng giảm
IV. CỦNG CỐ
1. Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở KV này vẫn cao?
2. Dựa vào bảng 5.4 vẽ biểu đồ và nhận xét về tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh trong giai đoạn 1985-2004?
3. Những nguyên nhân nào làm cho kinh tế các nước Mĩ La Tinh phát triển không ổn định?
File đính kèm:
- Tiet 6 - Mot so van de cua Mi La Tinh.doc