Thực hành kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ trong dạy và học Địa lí

I.PHÂN LOẠI

- Biểu đồ cột

- Biểu đồ tròn

- Biểu đồ đường ( đường biểu diễn, đồ thị)

- Biểu đồ miền

- Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường

II.CÁC BƯỚC CẦN THIẾT KHÔNG THỂ THIẾU KHI THỰC HÀNH VẼ BIỂU DỒ ( nếu thiếu một trong các bước 1,3 bị trừ 0,25đ)

 Bước 1: Đặt tên biểu đồ ( Chỉ cần dựa ngay vào câu hỏi Ví dụ : Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế năm 200 -2008 . HS chỉ cần bỏ từ Em hãy vẽ và thêm chữ biểu đồ còn giữ nguyên phần đuôi của câu hỏi Tên biểu đồ sẽ là : Biểu đồ thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế năm 200 -2008

Bước 2: Vẽ biểu đồ : Đọc kỹ yêu cầu để xác định đúng biểu đồ cần vẽ ( trường hợp đề chỉ rõ biểu đồ rồi thì không cần xác định ) không dùng mực đỏ để vẽ ,khi vẽ bút chì cần vẽ lại bằng mực xanh, đen để tránh bị tẩy ,xoá mất bài ( xem phần vẽ từng dạng biểu đồ )

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ trong dạy và học Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH KỸ NĂNG VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ I.PHÂN LOẠI Biểu đồ cột Biểu đồ tròn Biểu đồ đường ( đường biểu diễn, đồ thị) Biểu đồ miền Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường II.CÁC BƯỚC CẦN THIẾT KHÔNG THỂ THIẾU KHI THỰC HÀNH VẼ BIỂU DỒ ( nếu thiếu một trong các bước 1,3 bị trừ 0,25đ) Bước 1: Đặt tên biểu đồ ( Chỉ cần dựa ngay vào câu hỏi Ví dụ : Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế năm 200 -2008 . HS chỉ cần bỏ từ Em hãy vẽ và thêm chữ biểu đồ còn giữ nguyên phần đuôi của câu hỏi Tên biểu đồ sẽ là : Biểu đồ thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế năm 200 -2008 Bước 2: Vẽ biểu đồ : Đọc kỹ yêu cầu để xác định đúng biểu đồ cần vẽ ( trường hợp đề chỉ rõ biểu đồ rồi thì không cần xác định ) không dùng mực đỏ để vẽ ,khi vẽ bút chì cần vẽ lại bằng mực xanh, đen để tránh bị tẩy ,xoá mất bài ( xem phần vẽ từng dạng biểu đồ ) Bước 3. Chú thích : để tiết kiệm thời gian nên để trắng phần nào chiếm diện tích lớn nhất Bước 4 : Nhận xét : nên nhìn vào bảng số liệu để nhận xét xem số liệu tăng hay giảm , đơn vị nào chiếm nhiều nhất , ít nhất ( xem phần nhận xét bảng số liệu ) Bước 5: Giải thích ( Phần này chỉ có khi đề bài yêu cầu giải thích nếu không yêu cầu thì chỉ làm đến bước 4) Khi giải thích cần dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để giải thích nhưng phải lựa chọn các điều kiện pjù hợp để giải thích . Nếu không biết rõ thì không nên giải thích bừa III.NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐỀ BÀI YÊU CẦU : HÃY VẼ BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP NHẤT Để nhậndạng biểu đồ thích hợp HS cần đọc thật kỹ và cần dựa vào một số cụm từ để xác định mình cần vẽ biểu đồ gì Để xác định được biểu đồ cột Biểu đồ cột thường được sử dụng để thể hiện mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng Cụm từ thường gặp trong đề : Tình hình, Số lượng, so sánh, Gia tăng, sản lượng ..giá trị Ví dụ : Vẽ biểu đồ thể hiện gia cầm ở nước ta. Biểu đồ so sánh sản lượng bình quân đầu người ở ĐBSH và Toàn quốc Để xác định biểu đồ tròn Biểu đồ tròn thường được dùng để thể hiện cơ cấu, thành phần của một tổng thể và đơn vị là % ( Lưu ý cần cộng các thành phần lại xem có đủ 100% không ) Nếu không phải đơn vị % mà đề yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu thì phải sử lý số liệu theo công thích tính % Số năm phải từ 2 - 3 năm vì trên 3 năm là vẽ biểu đồ miền Khi vẽ chú ý độ lớn của vòng tròn Năm sau phải lớn hơn năm trước ( Nae 2000 và 2005 thì 2005 vẽ lớn hơn 2000 một chút không cần phải tính tỷ lệ bán kính, không nhớ thì vẽ đều nhau Ví dụ : cơ cấu các ngành kinh tế : NN – CN - Dịch vụ, hoặc các thành phần kinh tế, tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu , trồng trọt, chăn nuôi – dánh bặt thuỷ sản Nếu gặp trường hợp phải vẽ biểu đồ trong trong khi đó không đủ % ta phải ghi các loại khác Trường hợp này rất ít ra Để xác định được biểu đồ đường còn gọi là đồ thị Thường được sử dụng để thể hiện tiến trình phát triển của một hiện tượng qua thời gian Cụm từ phổ biến như : tốc độ tăng trưởng, quá trình phát triển, tình hình phát triển, nhịp điệu phát triển Để xác định được biểu đồ miền Thường thể hiện cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng ( Thời gian là từ 3 ,4 năm trở lên) đơn vị % Tổng % Là 100% nếu quá hoặc không đủ 100% là không phải Biểu đồ kết hợp Chắc chắn là kết hợp giữa đường và cột Thường là hai đối tượng địa lý có 2 đơn vị khác nhau ( Km với người; ddoo la với người, diện tích km2 với sản lượng tấn.) IV. NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ So sánh mức chênh lệch cao hơn , thâp hơn, hoặc cao nhất, thấp nhất nhiều hơn, lớn hơn , hoặc thứ I, II, II và ít nhất ( Ví dụ Bò ở Tây Nguyên nhiều hơn Trung du miền núi phía Bắc Nhìn vào bảng số liệu từ năm đầu tiên đến năm cuối cùng xem số liệu thay đổi tăng hay giảm + Tăng : Tăng bao nhiêu dẫn chứng bằng số liệu lấy năm cuối trừ hoặc chia năm đầu ( Tăng nhanh khi số liệu có khoảng cách gấp 2 lần, tăng chậm như dưới 1 đơn vị , Tăng liên tục năm này qua năm khác tăng số liệu tương đương nhau , tăng không đều tức là qua các năm có giai đoạn đang tăng rồi lại giảm sau đó lại tăng ) + Giảm : Ciảm bao nhiêu lấu năm đầu trừ năm cuối ( Giảm nhanh, giảm chậm, giảm liên tục, giảm không đáng kể, giảm không đều tức là chuyển tiếp tăng qua giảm hoặc giảm qua tăng - Chú ý mốc thời gian từ tăng chậm qua tăng nhanh hay ngược lại , tăng dột biến hoặc giảm mạnh.Tránh việc kể lể số liệu hết năm này qua năm khác mà không kết luận được cao hơn, nhiều hơn , hay tăng giảm Ví dụ : Biểu đồ tròn xem đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất thông qua tỷ lệ % các mảnh trong biểu đồ . Biểu đồ miền , xem miền nào chiếm tỷ lệ nhiều nhất VẼBIỂU ĐỒ Nên vẽ biểu đồ ở cùng 1 trang : đầu trang ghi tên biểu đồ ( Khỏi quên ), giữa biểu đồ, cuối là ghi chú nhận xét và giải thích I.VẼ BIỂU ĐỒ CỘT Ghi tên biểu đồ trước khi vẽ để khỏi quên 1. Vẽ trục toạ độ Chia tỷ lệ can đối giữa trục , đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị (Triệu tấn) Năm Đánh số đơn vị trên trục tung HS nhìn vào bảng số liệu xác định số liệu lớn nhất và nhỏ nhất để lấy ước lượng trên trục tung xem cho hợp lý, khoảng cách phải bằng nhau Ví dụ : ĐV ngàn con Năm 1980 1990 1999 Trâu 2300 2700 3000 Bò 1700 3100 4000 Số lớn nhất bảng số liệu là 4000 con, hỏ nhất 1700 con vậy diiểm cao nhất là 4000, và mức khởi điểm là 1000 , vạch 2 là 2000 vạch 3 là 3000 vạch 4 là 4000 Lưu Ý trục tung không dược viết cụ thể số thực của đề bài vào trục tung ( trừ số chẵn trùng với ước lượng ) Vẽ đúng thứ tự bài cho, không được tự ý xắp xếp từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp ( trừ khi đề bài yêu cầu ) Không nên vạch chấm. hoặc lấy thước kẻ 1 đường -________từ trục tung ra cột làm vậy khiến biểu đồ trở nên rườm rà, cột bị cắt nhiều khúc , thiếu tính thẩm mỹ, Chỉ cần dóng bằngmắt tương đối và ghi số liệu lên cột là được Vị trí các cột: Cột đầu tiên phải cách trục thẳng từ 1 – 2 ô tập ( không nên vẽ sát trục Độ rộng cột : Không cần vẽ quá to , quá nhỏ chỉ cần bằng 1 ô tậphoặc ½ ô là được ; bề ngang các cột phải bằng nhau Ghi số trên cột : phải ghi số liệu lên mỗi cột , số ghi phải rõ ràng ngay ngắn , chỉ ghi số, không ghi chữ Ký hiệu trên cột : Nếu chỉ có 1 cột (1 Loại) nên để tráng không cần ký hiệu gì trên đó hoặc cho ký hiệu giống nhau không được mỗi cột một ký hiệu riêng lẻ nếu có 2 laọi trở lên ( 2 cột trở lên trong 1 năm ) thì mỗi loại có 1 ký hiệu riêng ;nên bỏ trắng 1 trong 2 cột để tiết kiệm thời gian Ghi chú : Phải theo đúng trình tự của bài cho không được kẻ tay, dùng bút xoá, bút đỏ để vẽ , bút chì chỉ để vẽ nháp sau đó phải vẽ lại bằng bút mực đêtranhs bị tẩy xoá mất bài Nhận xét, xem phần hướng dẫn nhận xét II VẼ BIỂU ĐỒ TRÒN Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu hoặc nhiều thành phần và đơn vị % tổng 100% Nếu nảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu, hay hình tròn nhưng vẫn là số thực vậy ta phải tính % Nhớ ghi công thức tính sau đó tính ra ngoài giấy nháp khi được kết quả thì lập bảng theo số liệu % > Nếu các em không viết công thức hoặc không lập bảng lại thì mất gàn 1 điểm Ghi tên biểu đồ đầu trang Vẽ đường tròn và chọn trục thẳng đứng Ở vị trí số 12, số 3, số 6, số 9 trong đồng hồ làm trục gốc ¼ đường tròn 900 tương ứng ới 25 % ( không cần thiết tính từ độ ra % mất thời gian) Vẽ : Vẽ theo trình tự bài cho , vẽ theo chiều kim đồng hồ ( Năm sau thường vẽ đường tròn lớn hơn năm trước ( không cần phải tính bán kính )Nếu không vẽ đều nhau Ghi số : Ghi số liệu % vào từng phần tương ứng trong đường tròn thật ngay ngắn, rõ ràng ; tường hợp nhỏ quá thì ghi sát trên phần đó ở phía ngoài vòng tròn Chú ý không vẽ mũi tên hay gạch thảng ra ngoài vòng tròn rồi mới ghi số % Chú thích : phần trăm lớn nên bỏ tráng không ký hiệu , cácphần còn lại tránh chú thích bằng gạch chéo, muĩu tên, dấu ngã, móc que làm rối biểu đồ thiếu thẩm mỹ NHận xét ( xem phần nhận xét) III VẼ BIỂU ĐỒ MIỀN Khi đề bì yêu cầu vẽ cơ cấu, số năm trên 3 năm đơn vị % tổng các thàh phần 100% .Nếu bảng số liệu vẫn là số thực vậy ta phải tính % Nhớ ghi công thức tính sau đó tính ra ngoài giấy nháp khi được kết quả thì lập bảng theo số liệu % Vẽ một hình chữ nhật 1990 2005 Ghi khoảng cách đơn vị % lên cạnh trái của hình ; lấy năm đâù tiên trùng với gốc toạ độ và năm cuối cùng nằm gốc toạ độ bên phải của hình Vẽ lần lượt từ dưới lên trên ( Phải cộng lên để xác định miền thứ2) Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ Ký hiệu : 1miền bỏ trắng, các miền còn lại ký hiệu riêng Ghi chú lần lượt theo ký hiệu bên trong miền

File đính kèm:

  • docKY NANG VE CAC DANG BIEU DO.doc