I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu và thể chế của EU.
- CM rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của TG.
- Nêu lên được sự khác biệt về không gian kinh tế ở EU.
2. kỹ năng
- Phân tích các biểu đồ, bảng số liệu, lược đồ trong SGK.
- SD Bản đồ (lược đồ) để nhận biết các nước thành viên EU.
- Quan sát hình vẽ để trình bày về các liên minh, hợp tác chính của EU
- Phân tích số liệu thống kê có trong bài để thấy được vai trò cảu EU trong nền kinh tế TG.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 12: Eu - Liên minh khu vực lớn trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Tiết 12
EU- Liên minh khu vực lớn trên thế giới.
Ngày soạn:24/10/2009
Ngày giảng:26/10/2009
I. MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu và thể chế của EU.
- CM rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của TG.
- Nêu lên được sự khác biệt về không gian kinh tế ở EU.
2. kỹ năng
- Phân tích các biểu đồ, bảng số liệu, lược đồ trong SGK.
- SD Bản đồ (lược đồ) để nhận biết các nước thành viên EU.
- Quan sát hình vẽ để trình bày về các liên minh, hợp tác chính của EU
- Phân tích số liệu thống kê có trong bài để thấy được vai trò cảu EU trong nền kinh tế TG.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ các nước trên thế giới
- Sơ đồ các nước thuộc EU.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
HĐ1: Cho HS quan sát bản đồ các nước Châu Âu và cho HS thấy được ranh giới của các nước EU.
? Dựa vào SGK phần I.1 cho biết quá trình thành lập và phát triển của EU?
* Năm 1951: Với Hiệp ước Pari, 6 nước thành viên là: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia, Luc-xem-bua đã thành lập: Cộng đồng Than thép Châu Âu (ECSC)
- Năm 1957 với Hiệp ước Rôma: Đã thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu
- Năm 1958 thành lập Cộng đồng nguyên tử Châu Âu
* Năm 1967: Cộng đồng Châu Âu (EC) ra đời trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức trên. Với mục tiêu ban đầu là:
+ Phát triển mậu dịch tự do
+ Đồng minh thuế quan
+ Tiến tới thành lập 1 thị trường chung
- Năm 1973: EC có thêm Ai Len, Anh, Đan Mạch (Tổng số lên 9 thành viên)
- Năm 1981: Có thêm Hi Lạp (Tổng số 10)
- Năm 1986: Có thêm Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha (Tổng số 12)
* Năm 1993: Cộng đồng Châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU)
- Năm 1995: Có thêm Áo, Thụy Điển, Phần Lan (Tổng số 15 nước)
- Năm 2004: Có thêm 10 QG là Extônia, Latvia, Lítva, Ba Lan, Séc, Xlôvakia, Hung-ga-ri, Xlôvênia, Man-ta, Sip (Tổng số 25 nước)
- Ngày 1.1. 2007 kết nạp thêm Bun-ga-ri, Và Ru-ma-ni (Tổng số 27 nước)
? Để phát triển, EU đã đặt ra các mục tiêu quan trọng nào?
GV: Những mục tiêu này đã được đề cập trong (Ba trụ cột) của Hiệp ước Ma-xtrich năm 1993 (hình 7.3)
- Cộng đồng Châu Âu
- Chính sách đối ngoại và an ninh chung
- Hợp tác về tư pháp và nội vụ
HĐ2: Yêu cầu HS xem hình và nêu những liên minh hợp tác chính
GV: Hiện nay nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ các QG thanh viên đưa ra mà do các cơ quan của EU quyết định.
GV: Các cơ quan đầu não của EU như: Hội đồng Châu Âu, nghị viện Châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Ủy ban liên minh Châu Âu, Toàn án Châu Âu
- Nghị viện Châu Âu: Là đại diện do các công dân EU trực tiếp bầu. Có chức năng tư vấn, kiểm tra, tham gia thảo luận và ban hành quyết định về ngân sách của EU.
- Hội đồng Châu Âu: Những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên -> Cơ quan quyền lực cao nhất, chịu trách nhiệm xác định đường lối, chính sách, chỉ đạo và hướng dẫn các hoạt động của Hội đồng bộ trưởng EU. Quyết định của Hội đồng Châu Âu được giao cho Hội đồng bộ trưởng của EU thực hiện. Các ủy ban thực hiện chức năng quản lí: soạn thảo các luật và đệ trình lên các Bộ trưởng.
- Hội đồng Bộ trưởng EU: Tùy theo từng vấn đề mà Hội đồng đưa ra các quyết định của mình theo sự nhất trí chung. Hội đồng quyết định thường dựa trên đề nghị của Ủy ban liên minh Châu Âu. Quyết định của Hội đồng có giá trị trong các nước thành viên như là pháp luật
- Ủy ban liên minh Châu Âu: Giám sát sự chấp hành những quy định về hợp đồng và đưa ra những gợi ý và nhận xét đối với ND các hợp đồng và Hiệp định. Ngoài ra, có thể tự ban hành các luật lệ quy định và có giá trị thực thi trong các nước thành viên.
- Ngân hành Trung ương Châu Âu: nhiệm vụ là phối hợp với các ngân hành tiền tệ của các nước thành viên chuẩn bị liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu.
Chuyển ý: Sự hợp tác trong EU đã tạo nên những thành công gì? Chúng ta tìm hiểu trong phần II.
GV: Trải qua quá trình phát triển và mở rộng không ngừng, ngày nay EU đã trở thành: 1 KV tự do lưu thông về hành hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn, SD 1 đồng tiền chung (Ơrô)Hiện nay đồng Ơrô có mệnh giá cao hơn đồng Đôla Mĩ.
=> Eu đã trở thành 1 tổ chức liên kết thành công có hiệu quả.
? Dựa vào bảng 7.1, em hãy so sánh 1 số chỉ tiêu cơ bản giữa EU, Hoa Kì và Nhật Bản?
- Tổng GDP của EU gấp 1,1 lần Hoa Kì; gấp 2,74 lần Nhật Bản.
- Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP vượt xa so với Hoa Kì 3,8 lần và 2,17 lần của Nhật Bản.
- Tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của TG gấp 4,18 lần Hoa Kì; gấp 6 lần của Nhật Bản.
* Nguyên nhân: Có sự khác biệt giữa các nước trong EU là do trình độ phát triển kinh tế của các nước trong EU còn những khác biệt (Hoàn cảnh lịch sử, điều kiện tự nhiên) và nguồn lực cho phát triển KT- XH của mỗi nước, mỗi KV lại không đồng nhất.
? Dựa vào ND trong SGK, em có nhận xét gì về quan hệ thương mại của EU đối với các nước bên trong và bên ngoài của tổ chức?
* Nội khối: Dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước
* Ngoài khối:
- Thực hiện 1 mức thuế trong quan hệ ngoại thương đối với các nước ngoài EU
- Thực hiện 1 số thay đổi về ngoại thương từ năm 1980:
+ Trước đó tập trung quan hệ thương mại với Hoa Kì, Nhật Bản và các nước thuộc địa
+ Từ năm 1980: Tập trung đầu tư vào CN của các nước CN mới (Nics) ở Châu Á, Châu Mĩ. Đồng thời không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên TG.
Hiện nay EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
? Dựa vào hình 7.5, cho biết vai trò của EU trong thương mại của TG?
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
- Liên minh Châu Âu (EU) tiền thân là Cộng đồng Châu Âu (EC) do 6 thành viên sáng lập là: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia, Luc-xem-bua.
- Năm 1993 được đổi tên là Liên minh Châu Âu (EU)
- Đến năm 2007, EU có 27 QG thành viên.
2. Mục đích và thể chế
a. Mục đích
Xây dựng EU thành 1 khu vực
- Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người và tiền vốn
- Tăng cường hợp tác và liên kết về:
+ Kinh tế, pháp luật và nội vụ
+ An ninh và đối ngoại
b. Về thể chế chính trị
EU đã lập ra các cơ quan nghiên cứu, đưa ra các quyết sách về kinh tế và chính trị để các nước thành viên thi hành.
II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- EU đã vượt qua Hoa Kì và Nhật Bản về nhiều chỉ tiêu cơ bản.
- Năm 2004, so với thế giới EU chỉ chiếm 2,2% diện tích (4.325.657 km2) và 7,1% dân số (464,1 triệu) nhưng lại chiếm tới:
+ 31 % GDP
+ 26 % trong sx ô tô
+ 37,7 % trong xuất khẩu
+ 59 % viện trợ phát triển
+ 19 % trong tiêu thụ năng lượng của TG
- Tuy nhiên trong EU còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Bãi bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước trong EU
- Thực hiện 1 mức thuế trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU
- Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển
IV. CỦNG CỐ
1. Quá trình hình thành và phát triển của EU? Trình bày mục đích và thể chế của tổ chức này?
2. Vì sao nói EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của TG?
File đính kèm:
- Tiet 12 - EU- lien minh KV lon tren TG.doc