Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 15: Cộng hòa liên bang Đức

I. MỤC TIÊU

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức

- Nêu và phân tích được 1 số đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về tự nhiên, dân cư và XH.

- Thấy được vị thế của CHLB Đức trong EUvà trên TG

- Nêu được đặc điểm phát triển các ngành kinh tế

2. kỹ năng

Phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu về kinh tế trong bài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên CHLB Đức-Pháp, kinh tế chung CHLB Đức.

- Lược đồ công nghiệp, nông nghiệp Đức

- Bảng số liệu thống kê: GDP của các cường quốc kinh tế trên TG. Giá trị xuất-nhập khẩu của các cường quốc thương mại TG.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 15: Cộng hòa liên bang Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) (tiếp) Tiết 15 Cộng hòa Liên bang Đức Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - Nêu và phân tích được 1 số đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về tự nhiên, dân cư và XH. - Thấy được vị thế của CHLB Đức trong EUvà trên TG - Nêu được đặc điểm phát triển các ngành kinh tế 2. kỹ năng Phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu về kinh tế trong bài. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ tự nhiên CHLB Đức-Pháp, kinh tế chung CHLB Đức. - Lược đồ công nghiệp, nông nghiệp Đức - Bảng số liệu thống kê: GDP của các cường quốc kinh tế trên TG. Giá trị xuất-nhập khẩu của các cường quốc thương mại TG. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới Giới thiệu bài: Như các em đã biết, sau chiến tranh TG thứ 2, Đức là 1 nước phát xít bị bại trận, đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị suy kiệt, uy tín trên trường quốc tế bị giảm sút nghiêm trọng do tội ác của HitLe gây ra. Tuy nhiên, sau mấy chục năm. Đức đã trở thành 1 cường quốc kinh tế hàng đầu trên TG, là nước có chế độ phúc lợi XH tốt, là đầu tàu quan trọng của Liên minh Châu Âu, uy tín của CHLB Đức trên trường quốc tế luôn được tăng cường ? Dựa vào ND sgk, vào bản đồ cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó có ảnh hưởng ntn đến việc phát triển kinh tế? - Tiếp giáp với 9 QG + Phía Bắc là Đan Mạch + Phía Nam là Thụy Sĩ và Áo + Phía Đông: Ba Lan và Séc + Phía Tây: Hà Lan, Bỉ, Pháp, Lúc-xem-bua - Ngoài ra phía Bắc còn giáp với 2 biển: Biển Bắc và Ban tích => Với vị trí trung tâm thì CHLB Đức là cầu nối giữa Đông Âu và Tây Âu; Bắc Âu và Nam Âu. * CHLB Đức là 1 trong 6 thành viên sáng lập ra EU (Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xem-bua) Cùng với Pháp, Đức có vai trò đầu tàu trong việc XD và phát triển EU * CHLB Đức có khí hậu ôn đới, miền duyên hải ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hạ. Vào sâu trong lục địa khí hậu mang tính chất lục địa - Nhiệt độ TB: + Tháng 1 là 10C + Tháng 7 là 180C + Mưa phân bố đều: 500-700 mm/năm * CHLB Đức có địa hình đa dạng: Từ Bắc đến Nam có các cảnh quan khác nhau - Đồng bằng Bắc Đức có diện tích ≈ ½ diện tích lãnh thổ (đất đai kém màu mỡ do băng hà) => Chăn nuôi và cây ôn đới dễ tính. - Miền Trung: Có địa hình cao nguyên thấp => phát triển nông nghiệp như: Chăn nuôi, trồng rau, cây ăn quả. - Miền Nam: Nhiều núi thấp (thuộc Anpơ) ở đây tập trung phần lớn diện tích rừng của cả nước Đức. Ngoài ra, Đức còn có nhiều ao, hồ, sông (En-bơ, Rai-nơ) * Khoáng sản: Nghèo khoáng sản, chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu trong nước - Than đá: 230-240 tỉ tấn (lớn nhất Châu Âu) - Than nâu: 80 tỉ tấn (95 % thuộc vùng Rua) GV: Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu xong về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Đức. Vậy, dân cư-XH của CHLB Đức có những đặc điểm gì? Chúng ta tìm hiểu trong phần II * So sánh với Việt Nam - VN: Diện tích 330.991 km2 - Đức: 357.000 km2 - VN: Dân số (2005) là 83,1 triệu người - Đức: 82,5 triệu người * GDP bình quân đầu người (2004) là 30.700 USD ? Dựa vào hình 7.11 (trang 58), cho biết cấu trúc dân số của CHLB Đức (1910-2000) có sự thay đổi ntn? - Tỉ lệ gia tăng dân số năm 2004 là 0,02 %. Hiện nay Đức có khoảng 2,9 triệu người > 80 tuổi => nước Đức rất thiếu lao động - Khoảng 10 % dân số là người nhập cư trong đó chủ yếu từ Thổ Nhĩ Kì và Italia GV: Tỉ lệ sinh quá thấp, cơ cấu dân số già, nguồn lao động thiếu, trong chính sách dân số chính phủ Đức đã dành những ưu tiên, trợ cấp XH cho những người có gia đình và gia đình đông con. Bên cạnh đó các chính sách khác nhau như: Giáo dục, bảo hiểm được phát triển GV: Về chính trị - Là nước bại trận trong chiến tranh TG thứ 2 - Nước Đức bị chia cắt từ 1949-1989, trên đó tồn tại 2 nhà nước Đức với đường lối phát triển KT- XH khác nhau. - Năm 1990, nước Đức tái thống nhất với vị thế và sức mạnh mới. GV: vậy đặc điểm từ vị trí địa lí, TNTN và dân cư –XH có ảnh hưởng ntn đến việc phát triển kinh tế của CHLB Đức. Chúng ta sang phần III ? Dựa vào bảng số liệu 7.3 và 7.4 (SGK trang 58), CMR: CHLB Đức là 1 trong những cường quốc kinh tế hàng đầu TG? - Năm 2004 + GDP đạt 2714,4 tỉ USD (đứng sau Hoa Kì và Nhật Bản) + Trong giá trị xuất-nhập khẩu tổng giá trị là 1629,6 tỉ USD (đứng sau Hoa Kì) - Có thể thấy tỉ trọng các KV kinh tế trong GDP: + Nông nghiệp: 1 % + CN-XD: 29 % + Dịch vụ: 70 % ? Dựa vào SGK, cho biết công nghiệp Đức có vị trí ntn trên thế giới? Các SP’ công nghiệp nổi tiếng như thiết bị quang điện, ô tô BMW, Mercedes Benz ? Những yếu tố cơ bản nào đã tạo nên sức mạnh của công nghiệp Đức? - Năng suất lao động cao - Đổi mới và áp dụng công nghệ hiện đại - Người lao động có kỹ thuật cao, có kỷ luật, có khả năng tìm tòi, sáng tạo cao ? Dựa vào hình 7.12 (trang 59) xác định các trung tâm CN: Côlônhơ, Pran phuốc, Muy-nich, Xtut gat, Bec lin và các ngành công nghiệp của các trung tâm đó? - Côlônhơ: Cơ khí, LK đen, sx ô tô, hóa chất, điện tử viễn thông - Pran phuôc: Cơ khí, hóa chất, điện tử viễn thông, thực phẩm - Muynich: Cơ khí, hóa chất, sx ô tô, điện tử viễn thông, dệt may * CN truyền thống: Dệt may, chế biến gỗ, giấy, TP’, cơ khí, luyện kim * CN hiện đại: Điện tử viễn thông, chế tạo may bay GV: Như ở phần I các em đã biết ĐKTN của Đức không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng nông nghiệp Đức vẫn đạt được những thành tựu đáng kể. ? Dựa vào SGK, em hãy nêu đặc điểm chính về nền nông nghiệp của Đức? - Nông nghiệp được tăng cường cơ giới hóa, chuyên môn hóa - SD giống tốt, năng suất cao - SD phân bón và thủy lợi hóa * Năm 1950: có 3,7 triệu lao động. Bình quân đất canh tác trên đầu người là 3,6 ha, mỗi lao động có thể nuôi sống 10 người. * Năm 1995: Có 0,7 triệu lao động. Bình quân là 29,4 ha/ người, mỗi lao động nuôi sống 104 người. ? Dựa vào hình 7.14, nêu sự phân bố 1 số cây trồng, vật nuôi của CHLB Đức? - Bình nguyên màu mỡ: Lúa mì, củ cải đường - Vùng kém màu mỡ: Khoai tây (phía Bắc) chăn nuôi tập trung chủ yếu ở đây. - Vùng đồng cỏ: Thuận lợi cho chăn nuôi. I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 1. Vị trí - Đức nằm ở trung tâm Châu Âu, thuận tiện cho giao lưu, thông thương với các nước. - Cùng với Pháp, CHLB Đức giữ vai trò chut chốt trong EU 2. Điều kiện tự nhiên * Khí hậu: ôn đới -> có khả năng phát triển nền nông nghiệp ôn đới * Địa hình và cảnh quan đa dạng -> khả năng phát triển du lịch * Khoáng sản: Nước Đức nghèo khoáng sản, đáng kể chỉ có than đá, than nâu, muối mỏ -> khó khăn cho phát triển CN. II. Dân cư và XH - Dân số năm 2005 là 82,5 triệu người - Người dân Đức có mức sống cao, tỉ lệ dân thành thị cao (chiếm 80% dân số) - Tỉ lệ sinh thấp, cấu trúc dân số già - Gia tăng dân số chủ yếu do nhập cư. - Khuyến khích lập gia đình và sinh con - Hệ thống phúc lợi XH và bảo hiểm tốt, giáo dục và đào tạo được ưu tiên phát triển. III. Kinh tế 1. Khái quát - Là 1 trong những cường quốc kinh tế hàng đầu Châu Âu và trên TG - Đứng đầu Châu Âu và thứ 3 trên thế giới về GDP (2004) - Cường quốc về thương mại: Đứng thứ 2 TG về tổng giá trị xuất-nhập khẩu (2004) - Nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ kinh tế nông nghiệp -> nền kinh tế tri thức 2. Công nghiệp - Nhiều ngành có vị trí cao trên TG như sx thép, hóa chất, kỹ thuật điện tử, chế tạo máy và ô tô. - Bên cạnh các ngành CN truyền thống đã xuất hiện các ngành CN với công nghệ cao. 3. Nông nghiệp - ĐKTN không thuận lợi (đất đai kém màu mỡ) - Áp dụng được khoa học và công nghệ cao vào sx - Lao động trong nông nghiệp đang giảm nhưng năng suất tăng nhanh - Nông sản chính: Lúa mì, củ cải đường, bò, lợn, gà IV. CỦNG CỐ 1. Vì sao nói CHLB Đức là 1 cường quốc kinh tế hàng đầu TG? 2. Nêu đặc điểm về vị trí và ĐKTN của CHLB Đức? Chúng có ảnh hưởng ntn đối với việc phát triển KT- XH của Đức? 3. CMR: CHLB Đức có nền công-nông nghiệp phát triển cao?

File đính kèm:

  • docTiet 15 - Cong hoa Lien Bang Duc.doc