Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 14 - Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở VN. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.

- Hiểu được sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền ĐLTN và đặc điểm cơ bản của mỗi miền.

- Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong SD tự nhiên ở mỗi miền.

2. Kỹ năng

- Làm việc theo nhóm, xác định ND kiến thức, điền vào vào bảng để thấy được quy luật phân bố của thổ nhưỡng, sv theo đai cao và đặc điểm của 3 miền ĐLTN.

- Đọc, hiểu phạm vi và đặc điểm các miền ĐLTN trên bản đồ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ tự nhiên VN.

- Atlat địa lí VN.

- Bản đồ đất, động vật VN.

- Một số hình ảnh về các hệ sinh thái.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 11 - Tiết 14 - Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 Bài 12 Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo) Ngày soạn:07/11/2010 Ngày giảng:09/11/2010 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở VN. Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật. - Hiểu được sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền ĐLTN và đặc điểm cơ bản của mỗi miền. - Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong SD tự nhiên ở mỗi miền. 2. Kỹ năng - Làm việc theo nhóm, xác định ND kiến thức, điền vào vào bảng để thấy được quy luật phân bố của thổ nhưỡng, sv theo đai cao và đặc điểm của 3 miền ĐLTN. - Đọc, hiểu phạm vi và đặc điểm các miền ĐLTN trên bản đồ. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ tự nhiên VN. - Atlat địa lí VN. - Bản đồ đất, động vật VN. - Một số hình ảnh về các hệ sinh thái. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Giải thích tại sao thiên nhiên nước ta lại phân hoá theo chiều B-N? Nêu đặc điểm về khí hậu và cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam? ? Nêu khái quát sự phân hoá thiên nhiên Đ-T. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên nước ta giữa vùng thềm lục địa, đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía Tây? 3. Bài mới Giới thiệu bài: ở bài trước, chúng ta đã biết thiên nhiên nước ta phân hoá theo chiều B-N, Đ-T. Tuy nhiên, thiên nhiên nước ta còn có sự phân hoá theo độ cao. Nguyên nhân các đai cao được hình thành là do sự thay đổi khí hậu theo độ cao => Từ đó đưa đến sự phân hoá về thổ nhưỡng và sinh vật. Kết quả sự phân hoá thiên nhiên theo đã tạo nên sự các miền ĐLTN trên lãnh thổ nước ta. Để rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS ND chính GV: Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao ? Dựa vào ND trong SGK và sự hiểu biết của mình hãy nêu đặc điểm tự nhiên của đai nhiệt đới gió mùa chân núi? (Độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật...) Nguyên nhân: Do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông lạnh -> Đai nhiệt đới gió mùa thấp hơn so với miền Nam. GV: Khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ ở nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, nhiệt độ TB tháng > 250C, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi (từ khô -> ẩm ướt). VD: Độ ẩm thay đổi theo hướng sườn (KV đón gió), thay đổi tuỳ thuộc vào lượng mưa ở mỗi KV... * Thổ nhưỡng: Gồm 2 nhóm đất: Phù sa và Feralit. - Nhóm đất phù sa: Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên của cả nước, gồm phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát... - Feralit: chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit đỏ vàng (Tốt nhất là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá badan và đá vôi) => thích hợp cho trồng cây ăn quả và cây CN nhiệt đới. * Sinh vật: - Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh: Phát triển tại những vùng núi thấp, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Với đặc điểm: + Nhiều tầng tán: 3-4 tầng, có cây cao tới 30-40 m. + Chủ yếu là cây nhiệt đới xanh quanh năm (Chò, trám, dẻ...) + Giới động vật đa dạng và phong phú. VD: - Rừng nhiệt đới phát triển trên đá vôi, trên đất mặn, đất phèn ven biển: Nghiến, đinh...(trên núi đá vôi), rừng nửa rụng lá (Dẻ, Long não, Mộc lan, Bồ đề...) - Rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển. - Rừng tràm trên đất phèn. - Xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hoá vùng khô hạn. GV: Nhiệt độ giảm làm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích luỹ, hình thành đất feralit có mùn với đặc tính chua. * Thổ nhưỡng và sinh vật: - Gồm 2 đai nhỏ hơn: + 600-700 -> 1600m. + 1600-1700 -> 2600m. - Thổ nhưỡng: Đất feralit có mùn, đất mùn. - Động vật: Các loài thú lông dày như sóc, gấu, cầy, cáo... - Thực vật: pơmu, Dương xỉ, Trúc núi... GV: Là KV núi cao bậc nhất với nhiều đỉnh cao trên 2600m như: Fansipan 3143m, Putaleng 3096 m, Pu-luông 2985m, Saphin 2874 m, pusilung (Lai Châu - 3076m)... - Khí hậu: Khắc nghiệt, gió mạnh, rét quanh năm, mùa đông có băng giá và tuyết. - Thổ nhưỡng: Mùn thô (đỉnh dốc, lớp đất tơi xốp bị rửa trôi) - Thực vật: ôn đới (Đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam...), cây họ Hoàng Liên, Trúc núi....cây thấp, thân cong queo. Kết luận: Như vậy, trên cả nước đất mùn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên. Còn lại 5% diện tích là núi đá, mặt nước sông hồ. Chuyển ý: Do đặc điểm vị trí, địa hình, khí hậu khác nhau, các thành phần tự nhiên khác cũng có sự khác biệt trên các vùng lãnh thổ. Trên nước ta về cơ bản có thể chia ra 3 miền tự nhiên. GV: Phát phiếu, yêu cầu dựa vào ND trong SGK hoàn thiện (chia lớp thành 4 nhóm) 3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao. a. Đai nhiệt đới gió mùa. - Độ cao: + Miền Bắc: TB < 600-700m. + Miền Nam: Lên đến 900-1000m. - Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ. + Mùa hạ nóng, nhiệt độ TB tháng > 250C. + Độ ẩm thay đổi từ khô -> ẩm ướt tuỳ nơi. - Thổ nhưỡng: Gồm 2 nhóm đất. + Đất phù sa: Chiếm 24% diện tích cả nước. + Đất Feralit đồi núi thấp chiếm > 60% diện tích cả nước. - SV: các hệ sinh thái nhiệt đới. + Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. + Rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. - Độ cao: + Miền Bắc: 600-700 -> 2600m. + Miền Nam: 900-1000 -> 2600m. - Khí hậu: Mát, nhiệt độ TB tháng < 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng. - Thổ nhưỡng và sv: + Từ 600-700 -> 1600-1700m: Đất feralit có mùn, rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim; Thú có lông dày. + Từ 1600-1700 trở lên: Đất mùn, rừng kém phát triển, TP` loài đơn giản, rêu, địa y phát triển. Gồm các cây ôn đới và các loài kim di cư thuộc hệ Himalaya. c. Đai ôn đới gió mùa trên núi. - Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở HLS). - Khí hậu: Quanh năm nhiệt độ < 150C, mùa đông < 50C. - Thổ nhưỡng: mùn thô. - Thực vật: ôn đới (Đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam) 4. Các miền địa lí tự nhiên. Tên miền Đặc điểm Miền bắc và ĐBBB Miền TB và BTB Miền NTB và NB Phạm vi Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi ĐB và đồng bằngBB. Hữu ngạn s.Hồng -> D.Bạch Mã. Từ dãy Bạch Mã -> p.Nam. Đặc điểm chung - Quan hệ với Hoa Nam về cấu trúc địa chất kiến tạo, tân kiến tạo nâng yếu. - Gió mùa ĐB xâm phạm mạnh. - Quan hệ với nền Hoa Nam về cấu trúc địa hình, tân kiến tạo nâng mạnh. - Gió mùa ĐB giảm sút về phía Tây và phía Nam. Các khối núi cổ, các bề mặt cao nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan (Cực NTB và Tây Nguyên). Địa hình - Hướng vòng cung của các dãy núi. - Chủ yếu là đồi núi thấp, cao TB khoảng 600m. - Nhiều địa hình đá vôi. - Đồng bằng BB mở rộng, bờ biển bằng phẳng, nhiều vịnh, đảo và quần đảo. - Địa hình núi TB và cao chiếm ưu thế, dốc mạnh. - Hướng TB-ĐN, nhiều bề mặt cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng giữa núi. - Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ -> đồng bằng ven biển. - Nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp. - Khối núi cổ Kontum. - Hướng vòng cung của các dãy núi. Sườn Đông dốc mạnh, sườn Tây thoải. - Đồng bằng ven biển thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ mở rộng. - Bờ biển NTB nhiều vùng vịnh, thuận lợi cho XD cảng biển, du lịch, nghề cá. Khoáng sản Giàu k/s: Than, sắt, thiếc, VLXD... Nhiều khoáng sản: Thiếc, sắt, crôm, titan... Có trữ lượng dầu khí lớn. Bôxit tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. Khí hậu - Mùa hạ nóng, mưa nhiều. - Mùa đông lạnh, ít mưa. - Thời tiết có nhiều biến động - Gió mùa ĐB suy yếu và biến tính (số tháng lạnh dưới 2 tháng - Vùng thấp). - BTB có gió Phơn TN, bão mạnh, mùa mưa chậm hơn (T8->T1) - Lũ tiểu mãn tháng 6. - Cận XĐ (TB tháng > 200C) - 2 mùa mưa khô, rõ rệt. + Nam bộ và Tây Nguyên mưa từ tháng 5->T11. + Đồng bằng ven biển T9->T12. - Lũ có 2 cực đại T6,9. Sông ngòi Dày đặc, hướng TB-ĐN và vòng cung. Hướng TB-ĐN (BTB có hướng T-Đ). Sông có độ dốc lớn, giàu thuỷ năng. - Sông NTB ngắn dốc. - 2 hệ thống sông lớn Đồng Nai và Cửu Long. Thổ nhưỡng, sinh vật - Đai nhiệt đới gió mùa chân núi hạ thấp. - TP` rừng: các cây cận nhiệt (Dẻ, chò, trám). ĐV Hoa Nam (khỉ, sóc, vượn...) Có đủ có hệ thống các đai cao: Đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên đất mùn thô, đai ôn đới > 2600m, TP` sinh vật đa dạng. - Đai nhiệt đới chân núi lên tới 1000m. TV nhiệt đới, XĐ chiếm ưu thế. - Rừng phát triển mạnh, nhiều thú lớn, phát triển mạnh rừng ngập mặn. Thuận lợi - Phát triển nông nghiệp (cây cận nhiệt và ôn đới). - Cho phát triển kinh tế biển (du lịch, cảng biển...) - TN k/s -> phát triển CN. - Phát triển NN: Chăn nuôi gia súc, trồng cây CN, phát triển nông-lâm kết hợp. - K/sản cho phát triển CN - Phát triển kinh tế biển (du lịch, cảng...) - Phát triển NN (trồng lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản...) - Phát triển kinh tế biển (du lịch, cảng, đánh bắt...) - Phát triển CN (khai thác dầu khí) Khó khăn Sự thất thường của thời tiết (nhịp điệu mùa, chế độ dòng chảy...) - Bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất... - Xói mòn, rửa trôi đất vùng đồi núi. - Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam bộ và hạ lưu các sông. - Thiếu nước vào mùa khô IV. Củng cố 1. Điền ND thích hợp vào bảng theo mẫu (SGK trang 55) 2. Nêu đặc điểm của mối miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc SD tự nhiên của mỗi miền.

File đính kèm:

  • docTiet 13 - EU- Hop tac, lien ket de cung phat trien.doc