Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Hiểu được khái niệm TCLTCN và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới KT-XH ở nước ta.

- Nhận biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN nước ta.

- Biết được các hình thức TCLTCN nước ta hiện nay và sự phân bố của chúng.

2. Kỹ năng

- Xác định trên bản đồ các hình thức TCLTCN (điểm, khu CN, trung tâm CN, vùng)

- Phân biệt được các trung tâm CN với quy mô (hoặc ý nghĩa) khác nhau trên bản đồ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bản đồ CN chung VN.

- Atlat địa lí VN.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 Bài 28 Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp Ngày soạn:21/02/2011 Ngày giảng: 23/02/2011 I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm TCLTCN và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới KT-XH ở nước ta. - Nhận biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN nước ta. - Biết được các hình thức TCLTCN nước ta hiện nay và sự phân bố của chúng. 2. Kỹ năng - Xác định trên bản đồ các hình thức TCLTCN (điểm, khu CN, trung tâm CN, vùng) - Phân biệt được các trung tâm CN với quy mô (hoặc ý nghĩa) khác nhau trên bản đồ. II. Phương tiện dạy học - Bản đồ CN chung VN. - Atlat địa lí VN. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tại sao CN năng lượng và CN chế biến LT-TP’ lại là ngành CN trọng điểm của nước ta? ? Phân tích cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP’ (cơ sở nguyên liệu, tình hình sx và phân bố)? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS ND chính ? Dựa vào ND trong SGK cho biết TCLTCN là gì? => Việc hình thành TCLTCN nhằm SD hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt KT-XH và môi trường. GV: Trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước TCLTCN có vai trò rất quan trọng. Chính việc TCLTCN nói chung và XD các các khu CN tập trung nói riêng, được coi như 1 công cụ có hiệu quả nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng CN. ? Dựa vào sơ đồ hình 28.1, hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN? Gồm 2 nhân tố: Bên trong và bên ngoài. * Nhân tố bên trong: - VTĐL: Gồm vị trí tự nhiên, kinh tế, chính trị. => Tạo điều kiện cho việc giao lưu về sx CN (nguyên, nhiên liệu, thị trường...)=> T ác động tới việc lựa chọn địa điểm XD xí nghiệp, phân bố các ngành CN -> ảnh hưởng tới hình thức TCLTCN. VD: Hầu hết các cơ sở CN của các QG trên TG đều phân bố ở những nơi thuận lợi (giao thông, hạ tầng tốt, có nguồn nguyên, nhiên liệu...) - TNTN: + Khoáng sản: Có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển và phân bố CN cũng như đối với các hình thức TCLTCN. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng -> ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, tổ chức các Xí nghiệp CN. + Nguồn nước: ảnh hưởng đến nhiều ngành SD nước trong quá trình sx (LK đen, màu, giấy, dệt, TP’...) + Khí hậu: ảnh hưởng đến việc lựa chọn kỹ thuật, trang thiết bị sx... + Tài nguyên khác (đất, sinh vật...) là nơi XD, nguồn nguyên liệu sx... - ĐK KT-XH: Quyết định đến các hình thức TCLTCN. + Dân cư và lao động: Nơi có nguồn lao động dồi dào -> Cho phép phát triển những ngành đòi hỏi nhiều lao động (gắn các hình thức TCLTCN lớn hơn). Nơi có lao động kỹ thuật cao, lành nghề -> Các ngành CN hiện đại (điện tử, tin học, cơ khí chính xác...) + Trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị: KV phát triển với điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, chuyên môn cao, thị trường rộng lớn và đa dạng...đảm bảo mối liên hệ sx, kinh tế, kỹ thuật giữa vùng nguyên liệu -> vùng sx; nơi sx -> nơi tiêu thụ. GV: Trong chừng mực nhất định, nhóm nhân tố bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng => Được hiểu như các nhân tố với tư cách là nguồn lực bên ngoài lãnh thổ. Trong 1 số trường hợp, nguồn lực bên ngoài chi phối mạnh mẽ, thậm chí mang tính chất quyết định đối với TCLTCN nào đó. Bao gồm 2 nhân tố quan trọng: Thị trường và sự hợp tác quốc tế. - Thị trường: ảnh hưởng tới sự lựa chọn vị trí các XN (Đặc biệt các ngành hướng tới XK): các SP’ dệt may,TP’, thuỷ sản, da giày... - Hợp tác quốc tế: ở 1 số lĩnh vực chủ yếu. + Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước kinh tế phát triển: Làm xuất hiện ở các nước đang phát triển 1 số ngành CN mới, KCN tập trung và mở mang ngành nghề truyền thống. + Chuyển giao kỹ thuật và công nghệ: Quyết định đến tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng, phân bố sx cũng như các hình thức TCLTCN và bộ mặt kinh tế của đất nước. + Chuyển giao kinh nghiệm tổ chức, quản lí: Giúp các doanh nghiệp làm ăn phát đạt, còn mở ra cơ hội cho sự hợp tác chặt chẽ với nhau -> Sự liên kết trong 1 hệ thống sx kinh doanh. Là tiền đề để hình thành không gian CN cũng như TCLTCN. ? Căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu các hình thức TCLTCN? - Điểm CN - Khu CN - Trung tâm CN - Vùng CN * HĐ nhóm: 4 nhóm Hình thức TCLTCN Đặc điểm 1.Khái niệm TCLTCN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sx CN trên 1 lãnh thổ nhất định để SD hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt KT-XH và môi trường. 2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN. a. Các nhân tố bên trong * Vị trí địa lí. * TNTN: Khoáng sản, nguồn nước, Tài nguyên khác. * Điều kiện KT-XH: - Dân cư và lao động. - Trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị. - ĐK khác: Vốn, nguyên liệu... b. Các nhân tố bên ngoài * Thị trường: * Hợp tác quốc tế: Vốn, công nghệ, tổ chức quản lí. 3. Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ CN. Hình thức TCLTCN Đặc điểm Mở rộng Điểm CN - Hình thức đơn giản nhất. - Đồng nhất với 1 điểm dân cư với 1-2 xí nghiệp. - Phân bố ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu với chức năng khai thác, sơ chế nguyên liệu hoặc ở những vùng nguyên liệu nông sản. VD: nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản - Các XN phân bố lẻ tẻ, phân tán, ít có mối liên hệ, các XN độc lập về kinh tế và công nghệ. - Có tính cơ động, dễ ứng phó với các sự cố, dễ thay đổi thiết bị, không ràng buộc và không ảnh hưởng đến các XN khác. - ở nước ta có nhiều điểm CN. Các điểm CN đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi của Tây Bắc, Tây Nguyên. - VD: Chế biến chè Mộc Châu (Sơn La); Cà Phê (Buôn Mê Thuột), Apatit (Lào Cai) Khu CN (Khu CN tập trung) - Hình thức mới được thành lập từ những năm 90 của thế kỉ XX. - Do chính phủ hoặc cơ quan chức năng được chính phủ uỷ nhiệm quyết định thành lập. - Có ranh giới rõ ràng, cơ sở hạ tầng phát triển, có các loại hình DV hỗ trợ, không có dân cư sinh sống. - Ngoài ra, còn gần cảng biển, quốc lộ, sân bay...diện tích lớn (vài chục -> vài trăm ha) tập trung nhiều XN CN; Có khả năng hợp tác sx cao. - Ngoài KCN, ở nước ta còn có KCX và khu công nghệ cao -> gọi chung là KCN. Đến tháng 8-2007, nước ta có 150 KCN tập trung, KCX và khu công nghệ cao. - Các KCN tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. VD: Các KCN tập trung nhiều nhất ở ĐNB -> ĐBSH -> DH miền Trung -> các vùng khác việc hình thành các vùng CN tập trung còn hạn chế. GV: Tuy mới được thành lập nhưng các KCN đã và đang đem lại hiệu quả cao về KT-XH cũng như được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước và các địa phương. XD và phát triển các KCN, KCX và khu công nghệ cao được coi là 1 phương thức đem lại hiệu quả đối với nước ta hiện nay. Tổng diện tích đất tự nhiên là trên 32,3 nghìn ha. Trong số này có 90 khu đã đi vào hoạt động (gần 19,8 nghìn ha) và 60 khu đang trong GĐ giải phóng mặt bằng, XD cơ bản. VD: + KCX: Tân Thuận, Linh Trung 1,2 (TP.HCM), + KCN: Cái Lân (Q.Ninh), Sài Đồng, Bắc Thăng Long (HNội), Đình Vũ (Hải Phòng) + Khu công nghệ cao: Hoà Lạc - Hà Nội, TPHCM. GV: Các KCN đã thu hút được khoảng 2600 dự án từ nước ngoài, tổng vốn đầu tư 24,3 tỉ USD và gần 2800 dự án trong nước, tổng số vốn 136000 tỉ đồng -> tạo việc làm cho 90 vạn lao động trực tiếp và khoảng 2 triệu lao động gián tiếp. Trung tâm CN * Là hình thức TCLTCN ở trình độ cao gắn với đô thị vừa và lớn. * Dựa vào vai trò của trung tâm đối với sự phân công lao động theo lãnh thổ, chia ra: - Các TT có ý nghĩa quốc gia: HN và TP HCM. - Các TT có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ... - Các TT có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang... * Phân theo giá trị sx CN, chia ra: - Các TT rất lớn: TP HCM - Các TT lớn. - Các TT trung bình. ? Quan sát H 26.2 (Atlat Địa lí VN), xác định các trung tâm CN rất lớn và lớn, nêu cơ cấu ngành của mỗi TT? - TT lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu... - TT trung bình: Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ... - Ngoài ra, còn có các TT nhỏ: Hải Dương, Nam Định, Vinh, Quy Nhơn... Vùng CN * Là hình thức cao nhất của TCLTCN, phân bố trên 1 vùng lãnh thổ rộng lớn. * Cả nước được phân thành 6 vùng CN. - Vùng 1: Các tỉnh thuộc TD&MNBB (trừ Q.Ninh). - Vùng 2: Các tỉnh thuộc ĐBSH và các tỉnh Q.Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Vùng 3: Các tỉnh từ Q.Bình -> N.Thuận. - Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng). - Vùng 5: Các tỉnh ĐNB, Bình Thuận và Lâm Đồng. - Vùng 6: Các tỉnh thuộc ĐBSCL. IV. Củng cố Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp? So sánh các hình thức tổ chức lẫnh thổ CN ở nước ta.

File đính kèm:

  • docTiet 32 - Bai 28 - Van de TCLTCN.doc