Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức đã học về 2 vùng Tây Nguyên, TD và MNBB.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.

- Phân tích số liệu để rút ra nhận xét cần thiết.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Bảng số liệu đã tính toán.

- Các biểu đồ đã vẽ theo bảng số liệu.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

? ĐKTN và KT-XH có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên?

? Hãy trình bày những ĐKTN và KT-XH đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các KV chuyên canh cà phê và biện pháp để có thể ổn định cây cà phê ở vùng này?

? CMR: Thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và là động lực cho sự phát triển KT-XH của vùng?

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý 12 - Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43 Bài 38 Thực hành: so sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng tây nguyên với trung du và miền núi bắc bộ Ngày soạn: Ngày giảng: I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Củng cố kiến thức đã học về 2 vùng Tây Nguyên, TD và MNBB. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ. - Phân tích số liệu để rút ra nhận xét cần thiết. II. Phương tiện dạy học - Bảng số liệu đã tính toán. - Các biểu đồ đã vẽ theo bảng số liệu. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? ĐKTN và KT-XH có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên? ? Hãy trình bày những ĐKTN và KT-XH đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các KV chuyên canh cà phê và biện pháp để có thể ổn định cây cà phê ở vùng này? ? CMR: Thế mạnh về thuỷ điện của Tây Nguyên đang được phát huy và là động lực cho sự phát triển KT-XH của vùng? 3. Bài mới * Bài tập I Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng cây CN lâu năm – năm 2005 (Đơn vị: nghìn ha) Loại cây Cả nước TD và MNBB Tây Nguyên Cây CN lâu năm 1633.6 91.0 634.3 Cà phê 497.4 3.3 445.4 Chè 122.5 80.0 27.0 Cao su 482.7 - 109.4 Các cây khác 531.0 7.7 52.5 a. Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích cây CN lâu năm của cả nước, TD và MNBB, Tây Nguyên – năm 2005. HĐ: - Cho HS thảo luận cách vẽ. - GV thống nhất cách vẽ: Có thể theo 2 kiểu + Biểu đồ cột chồng. + Biểu đồ hình tròn. Lưu ý: Do sự chênh lệch lớn về quy mô diện tích cây CN lâu năm giữa cả nước với TD và MNBB -> Vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp hơn cả. GV: Để vẽ được biểu đồ hình tròn, trước hết phải xử lí số liệu. Bảng xử lí số liệu: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây CN lâu năm – năm 2005 (Đơn vị %) Loại cây Cả nước TD và MNBB Tây Nguyên Cây CN lâu năm 100% 100% 100% Cà phê 30.4 3.6 70.2 Chè 7.5 87.9 4.3 Cao su 29.5 - 17.2 Các cây khác 32.6 8.5 8.3 * Vì có sự chênh lệch về quy mô do đó phải tính bán kính cho biểu đồ. (Chú ý: Cho HS lấy biểu đồ có kích thước nhỏ nhất ứng với vùng có diện tích cây CN nhỏ nhất). Lấy bán kính đó làm chuẩn (giá trị so sánh = 1). * So sánh kích thước biểu đồ (R) Có: RTDMNBB = 1 cm RTây Nguyên = 1= 2.65 cm RCả nước = 1= 4.2 cm Vùng Tổng diện tích cây CN lâu năm (Nghìn ha) So sánh giá trị So sánh bán kính biểu đồ TD và MNBB 91.0 1 1 Tây Nguyên 634.3 7 2.65 Cả nước 1633.6 17.95 4.2 - Từ số liệu về cơ cấu diện tích và bán kính yêu càu HS vẽ biểu đồ vào vở. - Gọi 2 HS lên bảng vẽ. - GV treo biểu đồ đã vẽ sẵn để so sánh. Biểu đồ thể hiện diện tích cây Công nghiệp lâu năm của cả nước, TD và MNBB, Tây Nguyên – Năm 2005 TD và MNBB Tây Nguyên Cả nước Chú giải: b. Nhận xét và giải thích về sự giống và khác nhau trong SX cây CN lâu năm giữa 2 vùng TDMNBB và Tây Nguyên. * Giống nhau: Cả 2 vùng đều có thế mạnh trong vấn đề phát triển cây CN lâu năm (cà phê, chè, cao su), ngoài ra, ở mỗi vùng còn trồng các cây CN đặc trưng cho mỗi vùng: Quế, điều, hồ tiêu... - TD và MNBB: + Đất: Feralit, phù sa cổ (trung du). + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, ảnh hưởng của địa hình núi cao => Phát triển cây CN nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới (chè, quế, hồi...) - Tây Nguyên: + Đất: ba dan màu mỡ (60% cả nước), phân bố tập trung, ngoài ra còn có đất feralit + Khí hậu: Cận XĐ, phân hoá theo mùa, ngoài ra, còn do ảnh hưởng của địa hình (nhất là các cao nguyên cao > 1000m) => Trồng cây CN có nguồn gốc nhiệt đới (Cà phê, cao su, hồ tiêu...) và cận nhiệt (chè)... * Khác nhau: Khác nhau TD và MNBB Tây Nguyên Quy mô sx Nhỏ (91.000 ha = 14,3% Tây Nguyên và 5,6 % cả nước) Lớn (634,3 nghìn ha, gấp 7 lần TD và MNBB và bằng 38,3% cả nước). Các sp’ chính và tỉ trọng của chúng trong cơ cấu - SP’ chính: Chè, cà phê và các sp’ khác (Quế, hồi...) - Chè: Tỉ trọng cao nhất (87,9%) tương ứng 80.000 ha = 65,3% diện tích trồng chè cả nước). - Cà phê: chỉ chiếm 3,6% - Các cây khác: 8,5% Lưu ý: Diện tích cây cà phê mấy năm nay phát triển ở Sơn La -> Tỉ trọng trong tổng diện tích cây CN là không đáng kể. - SP’: Cà phê, chè, cao su và các sp’ khác (bông, điều, hồ tiêu...). - Cà phê (70,2% diện tích cây CN của vùng), tương ứng 445,4 nghìn ha = 89,5% diện tích trồng cà phê cả nước. - Cao su (17,2% diện tích trồng cây CN vùng), tương ứng 109,4 nghìn ha = 22,% diện tích trồng cao su cả nước. - Chè: 4,3% - Các cây khác: 8,3% Bài 2: Cho bảng số liệu: Số lượng trâu, bò năm 2005 (Đơn vị: Nghìn con) Cả nước TD và MNBB Tây Nguyên Trâu 2922.2 1679.5 71.9 Bò 5540.7 899.8 616.9 a. Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò của cả nước, TDMNBB và Tây Nguyên. HĐ: - Yêu cầu HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm từng bàn. - Tính được tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò của cả nước, TDMNBB và Tây Nguyên. Tỉ trọng đàn trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò của cả nước, TDMNBB và Tây Nguyên (Đơn vị %) Cả nước TD và MNBB Tây Nguyên Trâu 34.5 65.1 10.4 Bò 65.5 34.9 89.6 Tổng 100% 100% 100% b. Dựa vào bản đồ nông – lâm – thuỷ sản (hoặc Atlat địa lí VN) và kiến thức đã học cho biết: * Tại sao TD và MNBB và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc: Diện tích đồi núi, cao nguyên lớn, có nhiều đồng cỏ (chủ yếu ở các cao nguyên TB 600-700m), điều kiện khí hậu thuận lợi => phát triển nuôi trâu, bò, ngựa, dê... * Thế mạnh này được thể hiện trong tỉ trọng của 2 vùng so với cả nước. HĐ: Yêu cầu HS tính tỉ trọng của đàn trâu, bò của từng vùng so với cả nước - Đơn vị % Cả nước TD và MNBB Tây Nguyên Trâu 100% 57.5 2.46 Bò 100% 16.2 11.1 - Đàn trâu: + TD và MNBB chiến trên 1/2 tổng số đàn trâu cả nước (57,5%) tương ứng 1679,9 nghìn con (trong tổng số khoảng 2900 nghìn con cả nước). + Tây Nguyên: Đàn trâu không đáng kể (2,46% cả nước). - Đàn bò: + TD và MNBB: Chiếm 16,2% cả nước (tương ứng 899,8 nghìn con). + Tây Nguyên: Chiếm 11,1 % cả nước (tương ứng 616,9 nghìn con) tuy nhỏ hơn so với TDMNBB nhưng so với tổng đàn trâu của Tây Nguyên thì nhiều hơn. * TD và MNBB trâu được nuôi nhiều hơn vì: Trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét giỏi hơn, dễ thích nghi với ĐK chăn thả trong rừng. * Bò nuôi nhiều hơn trâu ở Tây Nguyên vì: Tây Nguyên có khí hậu nóng, khô hơn nuôi bò phát triển hơn (nhất là ở những KV có đồng cỏ rộng và tốt) IV. Củng cố Hoàn thiện các bước tính toán, xử lí số liệu và vẽ biểu đồ.

File đính kèm:

  • docTiet 43 - Bai 38 - Thuc hanh SS ve cay CN lau nam va chan nuoi gia suc lon giua TNguyen voi TDMNBB.doc