Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: Phương pháp kí hiệu, PP kí hiệu đường chuyển động, PP chấm điểm, PP bản đồ-biểu đồ.

2. Kỹ năng

Nhận biết được một số PP phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlat: Xác định được các đối tượng địa lí và PP biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên, kinh tế và Atlat.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ hành chính Việt Nam

- Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp, khí hậu, tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ phân bố dân cư Châu Á.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Ngày soạn:15/8/2010 Ngày giảng:17/8/2010 I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: Phương pháp kí hiệu, PP kí hiệu đường chuyển động, PP chấm điểm, PP bản đồ-biểu đồ. 2. Kỹ năng Nhận biết được một số PP phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlat: Xác định được các đối tượng địa lí và PP biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ tự nhiên, kinh tế và Atlat. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp, khí hậu, tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ phân bố dân cư Châu á. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm về các kinh tuyến, vĩ tuyến, các KV chính xác và kém chính xác trong PP chiếu hình nón đứng? ? Nêu đặc điểm về các kinh tuyến, vĩ tuyến, các KV chính xác và kém chính xác trong PP chiếu hình trụ đứng? 3. Bài mới Đặt vấn đề ở bài trước chúng ta đã học 1 số phương pháp chiếu hình bản đồ cơ bản. Nhưng chúng ta cũng biết bản đồ thì nhỏ mà số lượng các đối tượng biểu hiện trên bản đồ lại rất lớn. Vậy có cách nào để biểu hiện đầy đủ các đối tượng trên bản đồ mà vẫn giữ được tính trực quan, dễ đọc và dễ quan sát. Chúng ta sẽ học trong bài hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV khẳng định: Các kí hiệu là 1 bộ phận của ngôn ngữ bản đồ. * Hoạt động: GV yêu cầu HS xem các bản đồ trong SGK và trả lời ? Theo em để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ có thể SD các phương pháp nào? - Phương pháp kí hiệu - Phương pháp kí hiệu đường chuyển động - Phương pháp chấm điểm - Phương pháp bản đồ, biểu đồ - Phương pháp khác: kí hiệu theo đường, phương pháp khoanh vùng. ? Quan sát H-2.1 (Trang 9) hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào? - Kí hiệu hình học - Kí hiệu chữ - Kí hiệu tượng hình ? Dựa vào H-2.2 (trang 10) CMR: phương pháp kí hiệu không chỉ nêu được tên, vị trí của đối tượng mà còn thể hiện cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ? - Thấy được các nhà máy thủy điện ở Hòa Bình, Thác Bà (Yên Bái), Đa Nhim (Ninh Thuận) - Các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu - Thấy được các trạm 220 Kv và 550 Kv - Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào SX và những nhà máy còn đang xây dựng * Hiện tượng tự nhiên như: Hướng di chuyển của gió, bão, tần suất gió, bão * Hiện tượng KT- XH như: luồng di cư, xuất cư, nhập cư, luồng vận chuyển hàng hóa ? Theo em với phương pháp kí hiệu đường chuyển động thì khả năng biểu hiện của nó ntn? ? Quan sát H-2.3 cho biết: phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm của gió, bão trên bản đồ? - Hướng chuyển động của các loại gió, bão. - Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta (Số lượng, chất lượng). ? Quan sát H-2.4 cho biết các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào? Mỗi chấm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu người? - Phương pháp kí hiệu hình học ( Thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và 5-8 triệu) - Phương pháp chấm điểm thể hiện sự phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi chấm tương ứng 500.000 người. ? Quan sát H-2.5 và cho nhận xét? - Biểu đồ về sản lượng lúa và diện tích lúa năm 2000 của Việt Nam. - Cột xanh: Diện tích trồng lúa - Cột đỏ: Sản lượng lúa Như vậy: Với hệ thống kí hiệu trên bản đồ đã giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát, đồng thời hiểu đối tượng được dễ hơn. Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ 1. Phương pháp kí hiệu a. Đối tượng biểu hiện biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố. b. Các dạng kí hiệu 3 dạng: Hình học, chữ và tượng hình c. Khả năng biểu hiện - Vị trí của đối tượng - Số lượng của đối tượng - Chất lượng của đối tượng 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động a. Đối tượng biểu hiện Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và KT- XH b. Khả năng biểu hiện - Hướng di chuyển của đối tượng - Khối lượng của đối tượng di chuyển. - Chất lượng của đối tượng di chuyển. 3. Phương pháp chấm điểm a. Đối tượng biểu hiện Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau. b. Khả năng biểu hiện - Sự phân bố của các đối tượng - Số lượng của các đối tượng 4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ a. Đối tượng biểu hiện Biểu hiện giá trị của các đối tượng phân bố trên 1 đơn vị lãnh thổ (hành chính) bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó b. Khả năng biểu hiện - Số lượng của đối tượng - Chất lượng của đối tượng - Cơ cấu của đối tượng IV. Củng Cố Các đối tượng địa lí trên hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện những nội dung nào của đối tượng địa lí? Hình 2.3 thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?

File đính kèm:

  • docTiet 2 - Mot so pp bieu hien cac doi tuong dia li tren ban do.doc
Giáo án liên quan