I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ 1 số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện.
2. Kỹ năng
Phân biệt được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ công, nông nghiệp Việt Nam
- Bản đồ tự nhiên, khí hậu, địa hình, phân bố dân cư Việt Nam (hoặc Châu Á)
- Phóng to các hình 2.2; Hình 2.3; Hình 2.4 trong SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ cần phải lưu ý các vấn đề nào? theo em, để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông cần phải SD những bản đồ nào?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 Bài 4
Thực hành: Xác định một số phương pháp
biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Ngày soạn: 22/8/2010
Ngày giảng: 24/8/2010
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu rõ 1 số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Nhận biết được những đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện.
2. Kỹ năng
Phân biệt được từng phương pháp biểu hiện ở các loại bản đồ khác nhau.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ công, nông nghiệp Việt Nam
- Bản đồ tự nhiên, khí hậu, địa hình, phân bố dân cư Việt Nam (hoặc Châu á)
- Phóng to các hình 2.2; Hình 2.3; Hình 2.4 trong SGK
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ cần phải lưu ý các vấn đề nào? theo em, để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông cần phải SD những bản đồ nào?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động: Cả lớp, nhóm
- Bước 1: GV nêu lên mục đích, yêu cầu của giờ thực hành
+ Hiểu rõ các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ bằng những phương pháp nào.
+ Biết được những đặc tính của đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ.
- Bước 2: Chia lớp thành 4 nhóm (tương ứng 4 tổ)
- Nhóm I: Phương pháp kí hiệu- Cho HS quan sát bản đồ công nghiệp TG theo các nội dung
+ Tên bản đồ
+ Nội dung bản đồ
+ Các phương pháp biểu hiện
+ Đặc tính của đối tượng
VD:
+ Dầu mỏ, khí đốt...
+ Bôxit, Niken...
+ Máy bay, hải cảng...
- Nhóm II: Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
(Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam hoặc bản đồ tự nhiên Châu á) hay biểu đồ 37.3 (trang 145 SGK)
HS nghiên cứu các mục theo thứ tự như của nhóm I.
- Nhóm III: Phương pháp chấm điểm (Cho HS quan sát bản đồ dân cư và đô thị lớn trên TG)
HS nghiên cứu các mục theo thứ tự như của nhóm II
- Nhóm IV: Phương pháp bản đồ- biểu đồ
(Cho HS quan sát bản đồ lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam )
+ Quy mô lâm nghiệp: Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên
+ Đánh bắt thủy sản: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ
+ Nuôi trồng thủy, hải sản: ĐB sông Cửu Long
1. Phương pháp kí hiệu
- Tên bản đồ: Bản đồ CN thế giới.
- Nội dung bản đồ:
+ CN trong cơ cấu GDP của thế giới -Năm 2004 (%)
+ GDP công nghiệp của thế giới qua các năm.
+ Các vùng CN trên thế giới
+ GDP công nghiệp năm 2000 (Tỉ USD)
- Các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ:
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu chữ
+ Kí hiệu tượng hình
- Đặc tính của đối tượng:
+ Trung tâm CN lớn và nhỏ
+ Sự phân bố các vùng CN
+ CN phân bố ven biển
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
- Tên bản đồ:
- ND bản đồ :
+ Hướng chuyển động của gió, bão.
+ Các dòng biển.
- Phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ: Đường chuyển động.
- Đặc tính của đối tượng:
+ Khối lượng vận chuyển.
+ Tần suất và số lượng cơn bão.
+ Hướng di chuyển.
3. Phương pháp chấm điểm
- Tên bản đồ: Dân cư và đô thị lớn trên thế giới.
- ND bản đồ:
+ Diện tích và dân số các châu lục (%).
+ Các kiểu tháp dân số.
+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên.
+ Mật độ dân số.
+ Các đô thị lớn.
- Phương pháp biểu hiện các đối tượng:
+ Phương pháp chấm điểm
+ Phương pháp khoanh vùng
- Đặc tính:
+ Sự phân bố các đô thị (dày hay thưa)
+ Mật độ DS (tập trung hay thưa thớt; lớn hay nhỏ)
+ Dân cư tập trung phần lớn ở ven biển
4. Phương pháp bản đồ- biểu đồ
- Tên bản đồ: Lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam
- ND bản đồ:
+ Tỉ lệ diện tích rừng
+ Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Phương pháp biểu hiện các đối tượng:
+ Biểu đồ
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu tượng hình
- Đặc tính:
+ Quy mô giá trị SX lâm nghiệp của các tỉnh.
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt (Quy mô đánh bắt và nuôi trồng).
IV. Củng cố
Dựa vào biểu đồ dân cư và đô thị trên thế giới hãy trình bày các bước tiến hành đọc bản đồ. Lấy VD cụ thể?
File đính kèm:
- Tiet 4 - Xac dinh 1 so PP bieu hien cac doi tuong dia li tren ban do.doc