I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Kỹ năng
Nhận xét tác động của nội lực qua tranh ảnh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tự nhiên TG
- Các hình vẽ uốn nếp, dịa lũy, địa hào
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Bài 8
Tác động của nội lực đến địa hình
bề mặt Trái đất
Ngày soạn:09/9/2010
Ngày giảng:11/9/2010
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân của chúng. Biết được tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
2. Kỹ năng
Nhận xét tác động của nội lực qua tranh ảnh.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam, tự nhiên TG
- Các hình vẽ uốn nếp, dịa lũy, địa hào
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Mô tả cấu trúc Trái đất? Vỏ lục địa và vỏ đại dương khác nhau như thế nào? Phân biệt thạch quyển và vỏ Trái đất?
? Trình bày những nội dung chính của thuyết “ Kiến tạo mảng”? Khi 2 mảng nền tách ra xa nhau thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Như các em đã biết bề mặt Trái đất của chúng ta không đồng nhất: Nơi là lục địa, nơi là đại dương, nơi là đồng bằng, nơi là đồi núi Sự hình thành các dạng địa hình này có vai trò rất lớn của nội lực. Vậy nội lực là gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Vật chất trong lòng Trái đất luôn luôn hoạt động do năng lượng bên trong lòng Trái đất. Những hoạt động như thế gọi là nội lực => Làm cho cấu tạo Trái đất thay đổi và bề mặt thạch quyển cũng thay đổi theo.
Những vận động sinh ra từ trong lòng đất chủ yếu sinh ra do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất hay sự phân hủy các chất phóng xạ, năng lượng từ các phản ứng hóa học, sự sắp xếp lại vật chất trong lòng Trái đất
(GV: Vẽ phác họa sự chuyển động của các dòng đối lưu vật chất trong bao Manti)
Chuyển ý: Vậy nội lực gồm những vận động nào? Chúng tác động như thế nào đến địa hình bề mặt Trái đất. Chúng ta tìm hiểu trong phần II.
? Dực vào nội dung trong SGK, hãy cho biết nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua những vận động nào?
GV: Vận động kiến tạo làm cho lớp vỏ Trái đất có những biến đổi lớn: Nơi được nâng lên, nơi hạ xuống, nơi nứt nẻ, đứt gãy Liên quan tới các vận động này là hiện tượng mắc ma phun trào, núi lửa.
Các vận động nâng lên hạ xuống đã sinh ra lục địa và đại dương => Những vận động nay được gọi là vận động tạo lục.
Nguyên nhân chủ yếu: Do sự chuyển động của các dòng đối lưu vật chất trong lớp Manti. Nơi các dòng đối lưu đi lên -> Vỏ Trái đất được nâng lên; Nơi dòng đối lưu đi xuống, vỏ Trái đất hạ xuống
? Hãy nêu biểu hiện và những hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng?
- Biển thoái: Mặt đất được nâng lên, có những phần đáy biển bị cạn đi => Diện tích lục địa mở rộng, còn diện tích đại dương thu hẹp.
- Biển tiến: Mặt đất bị thu hẹp, có những phần lục địa bị ngập nước => Diện tích lục địa thu hẹp, còn diện tích đại dương được mở rộng.
VD:
+ Những nơi hiện nay vẫn đang được nâng lên như: Thụy Điển, Phần Lan
+ Những nơi đang bị hạ thấp: Hà Lan (XD hệ thống đê khổng lồ để lấn biển); Một số đảo, quần đảo trong các biển và đại dương.
? Quan sát hình 8.1, cho biết những biểu hiện của hiện tượng uốn nếp?
- Xảy ra những KV đá có độ dẻo cao.
- Khi vỏ Trái đất có vận động uốn nếp (vận động tạo núi) sẽ xuất hiện đồng thời 2 quá trình nén ép ở KV này và tách dãn ở KV khác.
+ Ban đầu cường độ nén ép còn yếu => Chỉ làm cho các đá thay đổi thế nằm đầu tiên thành các uốn nếp.
+ Khi cường độ nén ép tăng dần lén => Toàn bộ KV bị nén ép dâng cao (Nhất là khi có sự va chạm giữa 2 mảng kiến tạo), cùng với thời gian dưới tác động của ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ => Trở thành miền núi uốn nếp.
* Hiện tượng đứt gãy
Xuất hiện ở những KV tách dãn của KV hay của các mảng kiến tạo
+ Khi cường độ còn yếu: Các đá chỉ bị nứt nẻ.
+ Khi cường tách dãn tăng mạnh, các đá đứt gãy, dịch chuyển ngược hướng nhau gần như thẳng đứng hoặc nằm ngang => Tạo thành các hẻm vực hay thung lũng => Đứt gãy kiến tạo (Đứt gãy đoạn tầng)
VD: Đứt gãy sông Hồng, đứt gãy Đông Phi
KV đứt gãy do sự chuyển dịch của các dòng đối lưu -> Bộ phận trồi lên tạo thành Địa lũy; KV đi xuống (sụt xuống) tạo thành Địa hào.
VD:
+ Địa hào ngập nước ( Biển Đỏ – Hồng Hải - Đông Phi)
+ Địa lũy: Dãy con Voi - Việt Nam (kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy).
I. Nội lực
- KN: Là lực phát sinh từ bên trong lòng Trái đất.
- Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng Trái đất.
II. Tác động của nội lực
Tác động đến địa hình bề mặt Trái đất thông qua các vận động kiến tạo, các hoạt động núi lửa, động đất
Bao gồm 2 vận động chính:
- Vận động theo phương thẳng đứng.
- Vận động theo phương nằm ngang.
1. Vận động theo phương thẳng đứng
- KN: Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái đất theo phương thẳng đứng.
- Biểu hiện:
+ Diễn ra trên 1 diện tích rộng lớn.
+ Thu hep, mở rộng diện tích lục địa 1 cách chậm chạp và lâu dài, sinh ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.
2. Vận động theo phương nằm ngang
Làm cho vỏ Trái đất bị nén ép, tách dãngây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
a. Hiện tượng uốn nếp
- Do tác động của lực nằm ngang (nén ép).
- Đất đá bị uốn nếp nhưng không phá vỡ tính chất liên tục.
- Khi cường độ nén ép mạnh, cùng tác động của ngoại lực -> tạo thành miền núi uốn nếp.
b. Hiện tượng đứt gãy
- Do tác động của lực nằm ngang (tách dãn) xảy ra những vùng đá cứng, làm cho đất đá bị đứt gãy, dịch chuyển ngược hướng nhau tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
- Sự dịch chuyển với biên độ lớn sinh ra địa lũy, địa hào
iv. Củng cố
Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?
Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái đất?
File đính kèm:
- Tiet 8- Tac dong cua noi luc den dia hinh be mat TD.doc