I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được vai trò và đặc điểm của nông nghiệp.
- Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH tới phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Phân biệt 1 số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
2. Kỹ năng
- Phân tích, nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi, khó khăn của các ĐKTN và KT- XH ở 1 địa phương đối với sự phát triển và phân bố NN.
- Nhận diện được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Một số hình ảnh minh họa về các vùng NN điển hình, về SD tiến bộ KHKT trong NN và các hình thức tổ chức lãnh thổ NN
- Sơ đồ hóa hệ thống kiến thức bài học
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 10 - Tiết 30 - Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch¬ng VII - §Þa lÝ n«ng nghiÖp
TiÕt 30 Bµi 27
Vai trß, ®Æc ®iÓm, c¸c nh©n tè ¶nh hëng
tíi ph¸t triÓn vµ ph©n bè n«ng nghiÖp. Mét sè h×nh thøc tæ chøc l·nh thæ n«ng nghiÖp.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
- Biết được vai trò và đặc điểm của nông nghiệp.
- Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và KT- XH tới phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Phân biệt 1 số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
2. Kỹ năng
- Phân tích, nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi, khó khăn của các ĐKTN và KT- XH ở 1 địa phương đối với sự phát triển và phân bố NN.
- Nhận diện được những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Một số hình ảnh minh họa về các vùng NN điển hình, về SD tiến bộ KHKT trong NN và các hình thức tổ chức lãnh thổ NN
- Sơ đồ hóa hệ thống kiến thức bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu KN về nguồn lực phát triển kinh tế? Các loại nguồn lực và vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế?
? Cơ cấu nền kinh tế là gì? Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế ?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Trong lịch sử phát triển của nhân loại, NN là ngành kinh tế ra đời sớm nhất. Để thấy rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
GV: Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi. Còn theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Sự phát triển của dân số TG bước đầu có sự ổn định từ khi con người biết trồng trọt và chăn nuôi và tạo được cơ sở LT – TP’.
Tất cả các nền văn minh cổ đại đều là nền văn minh nông nghiệp.
Ănghen đã khẳng định: NN là ngành có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ TG cổ đại và hiện nay NN càng có ý nghĩa như thế.
? NN có vai trò ntn đối với sx và đời sống của con người?
- Cách đây khoảng 1 vạn năm con người đã biết thuần dưỡng động vật hoang dã, trồng các loại cây rừng, biến chúng thành cây trồng, vật nuôi.
- NN cung cấp nguyên liệu cho ngành CN chế biến (TP’, đồ uống, dệt, da giày)
VD: Cà phê, cao su, tôm, cá
Hiện nay trên TG có > 40% lao động tham gia vào hoạt động sx NN. Trong đó nước phát triển < 10%, các nước đang phát triển từ 30-70% (Apganitxtan tới 74%) đóng góp 4% GDP toàn cầu.
VD: Việt Nam năm 2004 có 58% lao động trong nông nghiệp và đóng góp 22% trong GDP cả nước .
? Tại sao đối với các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sx nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu?
- Hầu hết các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu là NN.
- Hoạt động NN liên quan đến VL, thu nhập và đời sống của đa số dân cư gắn liền với phần lớn lãnh thổ QG. Vì thế, phát triển NN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, chính trị, XH của đất nước.
? Dựa vào SGK nêu đặc điểm của sản xuất NN?
* Đất trồng là TLSX chủ yếu và không thể thay thế được: Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt NN với CN và không thể sx NN nếu như không có đất đai (trong CN, đất đai chỉ là nơi XD nhà xưởng, giao thông)
=> Số lượng và chất lượng của đất đai ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sx và cả việc tổ chức lãnh thổ NN
=> Vì vậy, trong quá trình SD đất đai con người phải SD hợp lí, biết duy trì và nâng cao độ phì của đất -> sẽ SD lâu dài và tốt hơn.
Trong NN có 2 hình thức SD đất:
- Quảng canh: Tăng sản lượng do mở rộng diện tích (đặc trưng cho nền NN ở trình độ thấp, mức độ SD máy móc, phân bóntrên 1 đơn vị diện tích là rất ít). Phổ biến ở những nơi còn nhiều đất NN và bình quân đất trên đầu người còn cao.
- Thâm canh: Tăng sản lượng do tăng năng suất cây trồng, vật nuôi (đặc trưng nền NN tiên tiến, áp dụng tiến bộ KHCN, KT trong sx). Phổ biến ở những nơi hạn chế về diện tích, bình quân đất trên đầu người thấp.
* Đối tượng của sx NN là các cây trồng và vật nuôi: Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật luôn tuân theo QL sinh học, như sự nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của cây trồng hay thụ thai, sinh đẻ, phát triển của vật nuôiĐồng thời, quá trình phát triển của SV còn chịu tác động của QL tự nhiên (thời tiết, khí hậu, địa hình)
QL sinh học và QL tự nhiên tồn tại độc lập với ý thức của con người => Vì vậy, nhận thức và tác động phù hợp với QL sinh học và QL tự nhiên là yêu cầu quan trọng với bất kì 1 quá trình sx nào.
* SX nông nghiệp có tính mùa vụ: Do thời gian lao động không trùng với thời gian sx; Mặt khác, do ĐK khí hậu, thời tiết mỗi loại cây trồng có sự thích ứng khác nhau.
- Thời gian lao động: Thời gian lao động trực tiếp tác động tới việc hình thành SP’.
- Thời gian sx: Thời gian SP’ đang trong quá trình sx.
Do thời gian tăng trưởng của cây trồng và vật nuôi tương đối dài, không giống nhau, thông qua hàng loạt các GĐ kế tiếp => Sự tác động của con người vào các GĐ sinh trưởng của chúng là khác nhau => Có lúc bận rộn, có lúc lại nhàn rỗi (nông nhàn).
=> Để khắc phục tình trạng này cần XD cơ cấu NN hợp lí, đa dạng hóa sx (tăng vụ, xen canh gối vụ), phát triển các ngành nghề dịch vụ khác
* SX nông nghiệp phụ thuộc vào ĐKTN: Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗ đối tượng của sx NN là cây trồng và vật nuôi, chúng chỉ tồn tại và phát triển được khi có đủ 5 yếu tố cơ bản: Nhiệt, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng.
=> Chính những đặc điểm này, sx NN được tiến hành trên không gian rộng lớn, liên quan tới khí hậu, thời tiết, đất đai của từng vùng.
* Trong nền kinh tế hiện đại, NN trở thành ngành sx hàng hóa: Biểu hiện của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa NN và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm.
GV: Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố NN gồm 2 nhân tố: Tự nhiên và KT- XH
* Nhân tố tự nhiên
- ĐKTN và TNTN là tiền đề cơ bản để phát triển và phân bố NN
+ Sự phân đới NN trên TG phụ thuộc vào vào sự phân đới tự nhiên, sự tồn tại của các nền NN đặc trưng cho từng đới tự nhiên.
+ Tính mùa vụ trong sx, trong SD lao động và các nguồn lực khác, trong việc bán SP’ nông nghiệp.
+ Tính bấp bênh, không ổn định của NN do những tai biến thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt.
- Đất: Không có đất không có sx nông nghiệp, chúng phụ thuộc vào số lượng và chất lượng đất.
VD: Vùng ôn đới Châu Âu, châu Á gió mùa là những vùng lương thực lớn của TG.
- Khí hậu, nước: Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với ĐK khí hậu nhất định (trong ĐK đó cây trồng,vật nuôi mới sinh trưởng và phát triển bình thường), nếu không chúng sẽ chậm phát triển hoặc chết.
VD: Cây lúa nước ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ TB` từ 20-300C, nhiệt độ thấp nhất không < 120C. Trong quá trình sinh trưởng cần có nước ngập chân.
- Sinh vật: trong tự nhiên xưa kia SV là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi. Nguồn thức ăn, đồng cỏ là cơ sở thức ăn tự nhiên cho chăn nuôi.
=> Có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
VD: Chính sách khoán 10 từ năm 1998 (hộ nông dân được coi là 1 đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền SD ruộng đất lâu dài để phát triển sx: chính sách giao đất, giao rừng)
* Tiến bộ KHKT: Phân bón, giống mới.
* Thị trường trong và ngoài nước
GV: Chính quá trình CNH đã tạo ra yêu cầu khách quan cho phát triển nông sản hàng hóa, tạo ĐK cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển.
-> Trang trại với việc sx hàng hóa nông phẩm xuất hiện đầu tiên ở Tây Âu -> Bắc Mĩ -> Châu Á.
* Đặc điểm của trang trại:
+ Tư liệu sx (đất đai) thuộc quyền sở hữu của 1 người chủ độc lập
+ Quy mô đất đai và vốn tương đối lớn (VD: Hoa Kì 180 ha; Anh 7,1 ha; VN 6,3 ha)
+ Cách thức sx tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa, tập trung sx nông sản có lợi thế so sánh.
+ Thuê lao động.
* Đặc điểm của thể tổng hợp NN
- SX hàng hóa dựa trên ĐK thuận lợi về vị trí địa lí, ĐKTN và kinh tế.
- Các xí nghiệp NN và CN hạt nhân với những mối quan hệ lại với nhau.
VD: thể tổng hợp NN ngoại thành, xung quanh các thành phố lớn và các TTCN (trong đó yếu tố nhu cầu đóng vai trò chủ yếu)
VD: 7 vùng NN của Việt Nam
- Trung du và miền núi phía Bắc
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
I. Vai trò và đặc điểm của NN
1. Vai trò
Rất quan trọng, không thể thay thế được.
- Cung cấp LT – TP’ phục vụ nhu cầu cơ bản của con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN, tiểu thủ CN, tạo thêm việc làm cho dân cư (40% lao động).
- Tạo ra những mặt hàng có giá trị XK cao, thu ngoại tệ.
2. Đặc điểm
a. Đất trồng là tư liệu sx chủ yếu và không thể thay thế.
b. Đối tượng của sx NN là các cây trồng và vật nuôi
c. Sản xuất NN có tính mùa vụ: Là đặc điểm điển hình của sx NN, nhất là trong trồng trọt.
d. SX nông nghiệp phụ thuộc vào ĐKTN
e. Trong nền kinh tế hiện đại, NN trở thành ngành sx hàng hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
1. Nhân tố tự nhiên
a. Đất
Ảnh hưởng đến quy mô, năng suất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi.
b. Khí hậu
Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khả năng tăng vụ, xen canh gối vụ, mức độ ổn định của nông sản.
c. Sinh vật
Ảnh hưởng đến mức độ phong phú của giống cây trồng, vật nuôi; Khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
2. Nhân tố KT- XH
a. Dân cư – lao động
Là lực lượng sx trực tiếp và nguồn tiêu thụ SP’.
b. Sở hữu ruộng đất
Ảnh hưởng đến việc thực hiện đường lối, các hình thức tổ chức sx.
c. Tiến bộ KHKT
Ảnh hưởng đến năng suất chất lượng và sản lượng NN.
d. Thị trường tiêu thụ
Ảnh hưởng đến giá cả nông sản, qua đó điều tiết sx và hướng chuyên môn hóa
III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ NN
1. Vai trò
Tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm SD hợp lí các ĐKTN và KT- XH
2. Một số hình thức
a. Trang trại
- Là sự phát triển tất yếu của nền NN trong quá trình CNH
- Mục đích là sx nông phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường
- SD lao động làm thuê
b. Thể tổng hợp NN
Có sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp NN và CN trên 1 lãnh thổ, trong đó có cả các hoạt động dịch vụ.
c. Vùng nông nghiệp
- Hình thức tổ chức lãnh thổ NN cao nhất
- Là những lãnh thổ sx NN tương đối đồng nhất về các ĐKTN
- Hình thành các vùng chuyên môn hóa NN.
IV. CỦNG CỐ
1. Vai trò và đặc điểm của sx nông nghiệp?
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp?
3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ NN?
File đính kèm:
- Tiet 30 - Vai tro, dac diem, cac nhan to anh huong toi ptr va pb NN...doc