Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ

I-Mục tiêu

Sau bài học HS cần:

- Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì và nắm được ý nghĩa của hai dạng: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

- Biêt cách đo khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước trên bản đồ.

II-Các thiết bị dạy học cần thiết

1. Bản đồ tỉ lệ lớn trên 1:200000.

2. Bản đồ tỉ lệ nhỏ 1:1000000.

3. Bản đồ tỉ lệ trung bình.

III-Tiến trình bài gảng

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Bản đồ là gì ? Dựa vào bản đồ ta có thể biết được những điều gì?

- Để vẽ được bản đồ người ta làm như thế nào ?

3. Bài mới :

 Mở bài (SGK-Tr 12)

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4 Ngày soạn: 16/09/2008 Tiết: 4 Ngày giảng : 18/09/2008 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ I-Mục tiêu Sau bài học HS cần: - Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì và nắm được ý nghĩa của hai dạng: tỉ lệ số và tỉ lệ thước. - Biêt cách đo khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước trên bản đồ. II-Các thiết bị dạy học cần thiết 1. Bản đồ tỉ lệ lớn trên 1:200000. 2. Bản đồ tỉ lệ nhỏ 1:1000000. 3. Bản đồ tỉ lệ trung bình. III-Tiến trình bài gảng 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Bản đồ là gì ? Dựa vào bản đồ ta có thể biết được những điều gì? - Để vẽ được bản đồ người ta làm như thế nào ? 3. Bài mới : Mở bài (SGK-Tr 12) Hoat động của GV+HS Nội dung học tập GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK. - Tỉ lệ bản đồ là gì? - ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? GV: Dựa vào H8 và H9 SGK em hãy cho biết tỉ lệ số được thể hiện như thế nào ? HS: Quan sát H8 và H9 Trả lời . GV: Chuẩn xác kiến thức. - Tỉ lệ thước được thể hiện như thế nào ? HS: Trả lời. HS: Quan sát H 8 và H 9 GV: Chuẩn xác kiến thức. - Ưu điểm của mỗi loại tỉ lệ là gì ? HS: Trả lời. Chuyển ý : có rất nhiều bản đồ do đó người ta chia bản đồ thành 3 cấp độ khác nhau mỗi cấp độ được đánh giá như thế nào ? GV: Thông bào về cách chia 3 cấp độ bản đồ. - Em hiểu như thế nào về 3 cấp độ bản đồ này ? HS: Trả lời. GV: Trong hai loại bản đồ tỉ lệ lớn và tỉ lệ nhỏ bản đồ nào thể hiện rõ các đối tượng hơn, loại bản đồ nào thể hiện được diện tích lớn hơn? HS: Quan sát bản đồ trả lời. Chuyển ý: Vận dụng tỉ lệ số và tỉ lệ thước chúng ta đo khoảng cách trên bản đồ để tìm khoảng cách ngoài thực tế. GV: hướng dẫn học sinh HS cách đo theo tỉ kệ thước và tỉ lệ số. Chia lớp thành 4 nhóm, giao việc cho các nhóm: - Nhóm 1: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân – khách sạn Thu Bồn. - Nhóm 2: Đo và tính khoảng cách thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hoà Bình – khách sạn Sông Hàn. - Nhóm 3: Đo và tính chiều dài của đường Phan Bội Châu ( đoạn từ đường Trần Quý Cáp - đường Lý Tự Trọng). - Nhóm 4: Đo và tính chiều dài của đường Nguyễn Chí Thanh ( đoạn từ đường Lí Thường Kiệt - đường Quang Trung). GV: Tổng kết bài. 1.Tỉ lệ bản đồ. - Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. - Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa. a. Có hai dạng thể hiện là tỉ lệ số và tỉ lệ thước. - Tỉ lệ số là một phân số có tử số luôn bằng 1. VD:1:100000 có nghĩa là cứ 1 Cm trên bản đồ bằng 100000 (1Km) trên thực tế . - Tỉ lệ số cho ta biết khoảng cách trên bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế . - Tỉ lệ thước được thể hiện như một thước đo được tính sẵn mỗi đoạn trên thước được ghi độ dài tương ứng trên thực tế . b. Có 3 cấp bậc. - Tỉ lệ lớn (Trên 1:200000). - Tỉ lệ trung bình (Từ 1:200000 đến 1:1000000) - Tỉ lệ nhỏ 1:1000000. 2. Đo khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số trên bản đồ. - Gọi khoảng cách trên thực tế là S - Gọi khoảng cách trên bản dồ là l - Gọi mẫu ssố tỉ lệ bản đồ là a S=l.a Ta có 4. Củng cố, đánh giá: - Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà các em học bài trả lời câu hỏi SGK và TBĐ.

File đính kèm:

  • docTiet 4- Ti le ban do.doc