Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

I-Mục tiêu

Sau bài học HS cần:

- Nắm được vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Cách chia và tính múi giờ ở các múi giờ khác nhau trên Trái Đất.

- Tính được giờ của một khu vực giờ khi biết giờ gốc và ngược lại.

- Nắm được hệ quả của sự chuyển động quanh trục của Trái Đất.

II-Thiết bị dạy học

- Các hình 19,20,21 SGK phóng to.

- Bản đồ thế giới.

III-Tiến trình baì giảng

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ (Không )

3. Mở bài (SGK)

Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 6 - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9 Ngày soạn : 21/10/2008 Tiết: 9 Ngày giảng : 23/10/2008 Bài 7 : sự vận động tự quay quanh trục của trái đất Và các hệ quả I-Mục tiêu Sau bài học HS cần: - Nắm được vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Cách chia và tính múi giờ ở các múi giờ khác nhau trên Trái Đất. - Tính được giờ của một khu vực giờ khi biết giờ gốc và ngược lại. - Nắm được hệ quả của sự chuyển động quanh trục của Trái Đất. II-Thiết bị dạy học - Các hình 19,20,21 SGK phóng to. - Bản đồ thế giới. III-Tiến trình baì giảng 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ (Không ) 3. Mở bài (SGK) Bài mới Hoạt động của GV+HS Nội dung học tập GV: Cho HS quan sát quả Địa cầu - Tại sao quả địa cầu có một trục nghiêng, trục này có tác dụng gì ? HS: Quan sát quả Địa cầu, trả lời. GV: Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục một vòng hết một ngày một đêm . Một ngày, một đêm là bao nhiêu giờ? HS: Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi. GV: Giới thiệu về cách chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ (Khu vực giờ ) - Dựa vào số kinh tuyến trên quả địa cầu em hãy cho biết mỗi một múi giờ có bao nhiêu kinh tuyến ? HS: Thực hiện phép tính. GV: Người ta chọn múi giờ nào làm múi giờ gốc ? HS: Quan sát H.20 trả lời GV: như vậy khu vực giờ gốc được tính từ kinh tuyến nào đến kinh tuyến nào? khu vực giờ tiếp theo được tính như thế nào? HS: Thảo luận nhóm trả lời. GV: Hướng dẫn HS tính giờ khu gốc ra giờ hiện tại và ngược lại. + Trường hợp 1: Khi GMT+KVG cần xác định ≥ 24 GKVCần xác định= (GMT+ KVG cần xác định )-24 + Trường hợp 2:Khi (GMT+ KVG cần xác định ) ≤ 24 GKVCần xác định =24- (GKV+ KVG cần xác định ) - Cho HS lên bảng làm bài tập (SGK-Tr 22). các HS khác làm bài tập vào giấy nháp. HS: Làm bài tập. Gọi một HS nhận xét bài làm của bạn. chuyển ý : Ngoài việc chia ra các múi giờ chuyển động tự quay còn sinh ra các hiện tượng sau: GV: dùng quả địa cầu xoay cho HS quan sát chuyển động đồng thời dùng đèn chiếu vào cho HS nhìn thấy hiện tượng các điểm trên quả địa cầu lần lượt có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau. - Do Trái Đất hình cầu nên cùng một lúc ánh sáng mặt trời có chiếu sáng được khắp bề mặt Trái Đất hay không? HS:Quan sát trả lời. GV: khi trái đất tự quay quanh trục hiện tượng ngày đêm diễn ra như thế nào ? HS: Trả lời. GV: ngoài sinh ra hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đât còn sinh ra một hiện tượng là các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng. - Dựa vào H22 em hãy cho biết các vật chuyển động từ phía nam lên phía bắc bị lệch về hướng nào? HS: Quan sát H22 nhận xét. GV: Khi vật chuyển động từ phía bắc xuống phía nam sẽ bị lệch về hướng nào ? 1. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất - Hướng tự quay: Từ Tây sang đông. - Thời gian tự quay 24h/vòng. - Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ . Mỗi khu vực có một giờ riêng thống nhất gọi là giờ khu vực. - Giờ gốc: Khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa là khu vực giờ gốc và đánh số 0 ( Giờ quốc tế )(GMT) 2.Hệ quả sự vân động tự quay quanh trục của Trái Đất - Ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất. - Vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng. + Từ bắc xuống nam vật chuyển động lệch về bên phải. + Từ nam lên bắc vật chuyển động lệch về bên trái. 4. Củng cố - Sự phân chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ có thận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời sống? - Tại sao có hiện tượng ngày đem kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi tren bề mặt Trái Đất ? 5. Hướng dẫn HS về nhà - Về nhà các em học bài trả lời các câu hỏi SGK và làm bài tập TBĐ bài số 7 nghiên cứu trước bài số 8 ở nhà.

File đính kèm:

  • docTiet 9- Su van dong tu quay quanh truc cua Trai Dat va cac he qua.doc