I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau bài học HS cần:
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
- Biết rừng nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp, diện tích rừng tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng.
- Biết được MT ở vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm nhanh.
- Thấy được vừa khai thác vừa bảo vệ.
2. Kỹ năng:
-Đọc biểu đồ, lược đồ, vẽ biểu đồ đường.
- Phân tích mối quan hệ nhân quả việc phát triển lâm nghiệp thủy sản với tài nguyên và môi trường.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Địa lý lớp 9 - Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9
Ngày dạy: BÀI 9:
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau bài học HS cần:
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta; vai trò của từng loại rừng.
- Trình bày được sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản.
- Biết rừng nước ta có nhiều loại, có nhiều tác dụng, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp, diện tích rừng tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng.
- Biết được MT ở vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm nhanh.
- Thấy được vừa khai thác vừa bảo vệ..
2. Kỹ năng:
-Đọc biểu đồ, lược đồ, vẽ biểu đồ đường.
- Phân tích mối quan hệ nhân quả việc phát triển lâm nghiệp thủy sản với tài nguyên và môi trường.
3. Thái độ:
-Ý thức bảo vệ tài nguyên trê cạn và dưới nước.
- Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
-Bản đồ kinh tế Việt Nam.
2. Học sinh:
-Tập bản đồ Địa lí 9 – bài soạn
III. Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan -đàm thoại gợi mở
-Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, cặp, cá nhân
IV.Tiến trình:
1.Oån định lớp: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập
2.Kiểm tra bài cũ:
? Hiện nay ở nước ta hình thức chăn nuôi gia súc lấy sữa là kiểu: (3 điểm)
a. Chăn nuôi ở các đồng cỏ tốt
b. Chăn nuôi kiểu gia đình, các vành đai thành phố lớn.
c. Chăn nuôi tại các nông trường hiện đại
? Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta (7 điểm)
-Câu b
-Lúa được trồng ở khắp nơi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng – sông Cửu Long.
-Đồng bằng màu mỡ – phù sa do sông bồi đắp, dân tập trung đông.
3 Giảng bài mới:
Khởi động: GV yêu cầu HS nêu những thuận lợi và khó khăn của 2 ngành lậm nghiệp- thủy sản. Sau đó chốt lại các vấn đề cơ bản và nói: Ngành lậm nghiệp- thủy sản phát triển như thế nào, phân bố ở đâu? Các vấn đề tồn tại và những giải pháp.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân (GDMT)
? Dựa vào bảng 9.1 và H 9.2 cho biết:
-Độ che phủ rừng của nước ta là bao nhiêu? Tỷ lệ này cao hay thấp? Vì sao
-Nuớc ta có những loại rừng nào? Cơ cấu các loại rừng
-Vai trò của từng loại rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta.
GDMT: Em hãy cho biết ý nghĩa của việc
trồng và bảo vệ rừng ở đia phương ta?
GV chuyển ý
Hoạt động 2: Cặp
? Khai thác lâm sản tập trung chủ yếu ở đâu? Tên các trung tâm chế biến gỗ
? Trồng rừng đem lại những lợi ích gì? Tại sao phải vừa khai thác, vừa bảo vệ rừng
? Hướng phấn đấu của ngành lâm nghiệp
HS phát biểu
GV chuẩn xác kiến thức
GV chuyển ý
Hoạt động 3: Cặp (GDMT)
? Dựa vào H9.2 đọc tên 4 ngư trường lớn của nước ta
? Nêu những thuận lợi và khó khăn của ngành thủy sản
? Hiện nay vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức, là một học sinh cần có những biện pháp nào?
Hoạt động 4: Nhóm
? Dựa vào bảng 9.2 + H9.2
-Nhận xét về sự phát triển các ngành thủy sản – Giải thích
-Đọc tên các tỉnh có sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản nước ta.
-Tiến bộ của xuất khẩu thủy sản có ảnh hưởng gì đến phát triển ngành.
I. NGÀNH LÂM NGHIỆP
1. Tài nguyên rừng
-Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm diện tích thấp.
- Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung du
- Vai trò của các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và mô hình nông lâm kết hợp.
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
- Trồng rừng: tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp.
II. NGÀNH THỦY SẢN
1. Nguồn lợi thủy sản
* Thuận lợi:
-Có 4 ngư trường lớn (trọng điểm): bãi tôm, cá nhiều
-Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản nhiều.
-Khó khăn: hay bị thiên tai, vốn ít
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
-Phát triển mạnh, trong đó sản lượng khai thác chiếm tỉ trọng lớn.
-Phân bố chủ yếu ở duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ
-Xuất khẩu tăng nhanh à thúc dẩy ngành phát triển
4. Củng cố và luyện tập:
? Làm bài tập 3 SGK/37
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 9.
Chuẩn bị bài 10: “Thực hành”
? Học kỹ kiến thức ngành trồng trọt, chăn nuôi
? Mang dụng cụ: thước kẻ, compa, máy tính, màu, bút chì
V.Rút kinh nghiệm
1/Nội dung:
+Ưu điểm: +Tồn tại:..
CHướng khắc phục.
2/Phương pháp:
+Ưu điểm:..
+Tồn tại:
CHướng khắc phục
3/Hình thức tổ chức
+Ưu điểm:
+Tồn tại:
CHướngkhắc phục
File đính kèm:
- Su phat trien va phan bo lam nghiep thuy san.doc