Bài soạn môn học Địa lý 10 - Tiết 22 đến tiết 31

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nắm vững khái niệm thuỷ quyển

- Hiểu và trình bày về vòng tuần hoàn của nước trên trái đất

- Nhận biết sự hình thành nước ngầm, vai trò của nước ngầm đối với đời sống và sản xuất

- Hiểu rõ nguồn gốc đặc điểm và quá trình phát triển của hồ

- Phân tích hình ảnh nhận biết vòng tuần hoàn nước, sự phát triển của hồ, đầm

- Ý nghĩa bảo vệ rừng bảo vệ nước sạch

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Phóng to các hình trong sgk

- Các bản đồ: tự nhiên châu Âu, tự nhiên châu Á

- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: câu hỏi sgk

3. Bài mới

 

doc19 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn học Địa lý 10 - Tiết 22 đến tiết 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chương V Thuỷ quyển Tiết 22 Bài 19 Thuỷ quyển. Tuần hoàn của nước trên trái đất. Nước ngầm, hồ I. mục tiêu bài học - Nắm vững khái niệm thuỷ quyển - Hiểu và trình bày về vòng tuần hoàn của nước trên trái đất - Nhận biết sự hình thành nước ngầm, vai trò của nước ngầm đối với đời sống và sản xuất - Hiểu rõ nguồn gốc đặc điểm và quá trình phát triển của hồ - Phân tích hình ảnh nhận biết vòng tuần hoàn nước, sự phát triển của hồ, đầm - ý nghĩa bảo vệ rừng bảo vệ nước sạch II. thiết bị dạy học - Phóng to các hình trong sgk - Các bản đồ: tự nhiên châu Âu, tự nhiên châu Á - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. iii. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: câu hỏi sgk 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1 : Cả lớp - Em nêu khái niệm thuỷ quyển ? * Giáo viên chuẩn kiến thức HĐ 2: Cá nhân h/s dựa vào h19.1 làm phiếu h/t số 1 So sánh phạm vi, quá trình diễn ra của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Tìm mối quan hệ giữa 2 vòng tuần hoàn. Nêu ví dụ cụ thể Vòng tuần hoàn của nước Vòng tuần hoàn nhỏ Vòng tuần hoàn lớn Các giai đoạn Các giai đoạn 1 2 Phân loại 1 Phân loại 2 1 2 3 4 1 2 3 4 5 * H/s trình bày GV chuẩn kiến thức HĐ 3: Cả lớp dựa vào sgk trả lời nội dung: - nguồn gốc nước ngầm - phân tích điều kiện hình thành nước ngầm - tại sao nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi ảnh hưởng đến mực nước ngầm - nêu biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm * h/s trả lời giáo viên chuẩn kiến thức HĐ 4: Cá nhân - dựa vào nguồn gốc hình thành và tính chất của nước hồ có thể phân thành mấy loại ? kể tên ? cho ví dụ. * cho h/s trả lời, giáo viên lấy ví dụ và chuẩn kiến thức HĐ 5 : Cả lớp giải thích quá trình hình thành đầm lầy ? lấy ví dụ minh hoạ? kể 1 số hồ lớn trên thế giới ? I. Thuỷ quyển. Thuỷ quyển là lớp nước trên trái đất, bao gồm nước trên các biển, các đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. II. Tuần hoàn của nước trên trái đất. 1. Vòng tuần hoàn nhỏ.(SGK) 2. Vòng tuần hoàn lớn. Tham gia 4 giai đoạn : bốc hơi, ngưng tụ, nước rơi và dòng chảy mặt hoặc 5 giai đoạn bốc hơi, ngưng tụ, nước rơi, ngấm, dòng chảy ngầm III. Nước ngầm. 1. Nguồn gốc. nước ngầm do nước trên bề mặt đất ngấm xuống 2. Điều kiện. * Nước ngầm phụ thuộc vào - Nguồn cung cấp nước và lượng nước bốc hơi - Địa hình - Cấu tạo của đá - Lớp phủ thực vật 3. ý nghĩa. phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất IV. Hồ 1. phân loại. * Dựa vào nguồn gốc hình thành - Hồ móng ngựa - Hồ băng hà - Hồ núi lửa - Hồ kiến tạo - Hồ gió(hoang mạc) * Dựa vào tính chất của nước - Hồ nước mặn - Hồ nước ngọt 2. Quá trình phát triển. trong quá trình phát triển hồ cạn dần biến thành đầm lầy IV. Đánh giá Vì sao nước ngầm, hồ giữ vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất ? V. hoạt động nối tiếp - Về nhà làm phần câu hỏi và bài tập sgk (bài 3) - Hướng dẫn h/s chuẩn bị bài mới (tiết 23 - bài 20 Ngày soạn: Tiết 23 Bài 20 Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất i. mục tiêu bài học - Hiểu được nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước của sông - Biết cách phân loại sông - ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ hồ chứa sông ngòi ii. thiết bị dạy học: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ tự nhiên thế giới - Tập bản đồ thế giới và khu vực - Đoạn phim về sông ngòi thế giới iii. hoạt động dạy học : 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi sgk 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1 : Nhóm Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông. * H/s trình bày, bổ sung GV chuẩn kiến thức HĐ 2 : Nhóm Dựa vào kiến thức sgk để hoàn thành nội dung: - Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy - Giải thích vì sao địa thế, thực vật, hồ, đầm lại ảnh, hưởng đến sự điều hoà chế độ nướcsông ? - Tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn ? - Chế độ nước sông có ảnh hưởng gì tới việc xây dựng cầu đường ? - Vai trò của sông trong đời sống va sản xuất ? HĐ 3: Cả lớp Dựa vào kiến thức sgk và át lát thế giới để hoàn thành nội dung : - Xác định một số sông lớn trên thế giới - Xác định một số lưu vực sông lớn trên thế giới * Đại diện h/s trình bày, bổ sung GV chuẩn kiến thức I. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông. 1. Độ dốc dòng sông. độ chênh của mặt nước càng nhiều, tốc độ dòng chảy càng lớn 2. Chiều rộng của dòng sông. II. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. 1. Chế độ mưa, băng tuyết nước ngầm. - Nguồn nước cung cấp chủ yếu là mưa - Nước ngầm có vai trò điều hoà chế độ nước sông - Nước sông do băng tuyết cung cấp nên mùa xuân là mùa lũ 2. Địa thế thực vật, hồ, đầm. - Địa hình - Thực vật - Hồ, đầm : điều hoà chế độ nước sông III. Một số sông lớn trên trái đất 1. Phân loại sông theo nguồn tiếp nước. - Nước ngầm và mưa - Tuyết và băng tan - Nước ngầm và mưa + tuyết và băng tan 2. Một số sông lớn trên trái đất. (giáo viên hướng dẫn nghiên cứu trên sgk + bản đồ TN thế giới) IV. đánh giá - Tốc độ dòng chảy chịu ảnh hưởng những nhân tố nào ? nêu một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông ? 5. hoạt động nối tiếp - Làm phần bài tập sgk - Chuẩn bị bài mới (tiết 24 - bài 21) Ngày soạn: Tiết 24 Bài 21 Nước biển và đại dương i. mục tiêu bài học - Nhận biết sự thay đổi một số tính chất của nước biển và đại dương, hiểu rỏ nguyên nhân của sự thay đổi đó - Thấy rõ mối quan hệ giữa các yếu tố với các tính chất của nước biển, đặc biệt là yếu tố vĩ độ - Biết cách giải thích các mối quan hệ nhân quả - Hiểu được vai trò của biển và đại dương - ý thức bảo vệ môi trường biển ii. thiết bị dạy học - Bản đồ tự nhiên thế giới - Tập bản đồ thế giới và các châu lục - Phim về vai trò của biển và đại dương iii. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: câu hỏi sgk 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân Trình bày một số tính chất của nước biển và đại dương : - Thành phần nước biển - Tỉ trọng nước biển * H/s trình bày, bổ sung; GV chuẩn kiến thức HĐ 2: Cả lớp Dựa vào hình 21.1, nhận xét về sự giảm nhiệt độ của nước biển qua các độ sâu: 0m à 100m; 100m à 300m; 300m à 1000m. * Các nhóm thảo luận, góp ý, giáo viên chuẩn kiến thức HĐ 3: Tập thể Biển và đại dương có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? * Học sinh thảo luận, góp ý; Giáo viên chuẩn kiến thức I. Một số tính chất của nước biển và đại dương. 1. Thành phần nước biển. a. Thành phần. * Thành phần: gồm chất muối, chất khí và chất hữu cơ * Độ muối - Độ muối tb nước biển : 34 phần nghìn - Độ muối đại dương thay đổi theo vĩ độ. + Dọc xích đạo độ muối: 34,5 phần nghìn + Vùng chí tuyến: 34,5 phần nghìn + Gần hai cực độ muối: 34,5 phần nghìn 2. Tỉ trọng của nước biển. Nước biển có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt. độ muối càng cao tỉ trọng càng lớn 3. nhiệt độ của nước biển. a. Giảm dần theo độ sâu b. Thay đổi tuỳ theo mùa trong năm c. Giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao II. Vai trò biển và đại dương. - Điều hoà khí hậu cho trái đất - Là kho tài nguyên sinh vật phong phú - Là kho tài nguyên khoáng sản khổng lồ - Là cái cầu nối các lục địa với nhau - Là nguồn cung cấp năng lượng vô tận - Là nơi nghỉ mát du lịch hấp dẫn IV. đánh giá : Nhiệt độ nước biển 0 -> 100 100 - > 300 300 - 1000 ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... V. hoạt động nối tiếp : - Chuẩn bị bài mới (tiết 25 - bài 22) Ngày soạn: . Tiết 25 Bài 22 Sóng- Thuỷ triều- Dòng biển i. mục tiêu bài học - Hiểu khái niệm về sóng biển và nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng - Hiểu rõ tương quan giữa vị trí mặt trăng, mặt trời và trái đất đã ảnh hưởng đến thuỷ triều như thế nào ? - Nhận biết được phân bố các dòng biển trên trái đất - Biết phân tích hình vẽ, tranh ảnh và bản đồ để đi đến nội dung bài học - Giải thích được nguyên nhân sinh ra thuỷ triều ? vận dụng hiện tượng thuỷ triều vào trong cuộc sống ii. thiết bị dạy học - Vẽ hình sgk - Đoạn phim về hiện tượng thuỷ triều iii. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: câu hỏi sgk 3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Tập thể Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học để trả lời nội dung : - Sóng là gì ? - Nguyên nhân gây ra sóng ? - Kể các loại sóng, phân biệt sự khác nhau giữa các loại sóng ? * Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. Giáo viên chuẩn kiến thức HĐ 2: Cả lớp Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học để trả lời nội dung: - Thuỷ triều là gì ? - Nguyên nhân gây ra thuỷ triều ? - Lúc nào dao động thuỷ triều lớn nhất và nhỏ nhất ? lúc đó ở trái đất nhìn thấy mặt trăng như thế nào ? - Nghiên cứu về thuỷ triều có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt ? HĐ 3: Nhóm ( 4 nhóm) Dựa vào kiến thức sgk để trả lời nội dung của 4 phiếu h/t sau : - Gv đưa nội dung 4 phiếu lên bảng bảng 1 Bán cầu T/c dòng biển Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Bắc Nóng bảng 2 Bán cầu T/c dòng biển Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Bắc Lạnh bảng 3 Bán cầu T/c dòng biển Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Nam Nóng bảng 4 Bán cầu T/c dòng biển Tên gọi Nơi xuất phát Hướng chảy Nam Lạnh * Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. giáo viên chuẩn kiến thức * Gv sử dụng hình 16.4 để củng cố kiến thức cho h/s kết hợp bản đồ khí hậu thế giới. I. Sóng biển 1. Khái niệm Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng 2. Nguyên nhân Chủ yếu là do gió 3. Sóng thần - Có chiều cao và tốc độ rất lớn. - Chủ yếu do động đất gây ra II. Thuỷ triều 1. Khái niệm Là hiện tương chuyển động lên xuống thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương 2. Nguyên nhân Được hình thành chủ yếu do sức hút mặt trăng và mặt trời 3. Đặc điểm - Khi mặt trời, mặt trăng, trái đất cùng nằm trên đường thẳng. thì dao động thuỷ triều lớn nhất - Khi mặt trời, mặt trăng, trái đất cùng nằm vuông góc với nhau thì dao động thuỷ triều nhỏ nhất III. Dòng biển 1. Phân loại Có 2 loại - Dòng nóng - Dòng lạnh 2. Phân bố - Các dòng biển nóng thường phát sinh từ xích đạo chảy về hướng 2 cực - Các dòng biển lạnh thường phát sinh từ khoảng Vĩ tuyến 30 -> 400 chảy về phía xích đạo - ở Bắc bán cầu có những dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ tây các đại dương chảy về phía xích đạo - ở vùng gió mùa thường xuất hiện dòng nước đổi chiều theo mùa - Các dòng biển nóng và lạnh chảy đối xứng qua 2 bờ của các đại dương IV. đánh giá - Vẽ hình và nhận xét, giải thích về hiện tượng thuỷ triều vào các ngày: ngày sóc, ngày vọng, ngày hạ huyền, ngày thượng huyền. V. hoạt động nối tiếp: - H/s về làm bài tập sgk - Chuẩn bị bài mới (tiết 26 - bài 23 thực hành) Ngày soạn: 28/10/2009 Tiết 26 Bài 23: Thực hành Phân tích chế độ nước sông hồng I. mục tiêu bài học - Biết phân tích chế độ của nước sông hồng qua bảng số liệu lưu lượng nước qua các tháng trong năm ở sơn tây. - Biết tính toán để xác định mùa lũ và mùa cạn. - Biết cách tính lưu lượng mùa lũ, lưu lượng mùa cạn và tỉ trọng lưu lượng mùa lũ và mùa cạn . - Thông qua số liệu đã tính toán, rút ra kết luận về chế độ nước của sông hồng II. Thiết bị dạy học - Bản đồ tự nhiên việt nam (treo tường ). - Bảng đồ lưu lượng nước sông Hồng các tháng trong năm ở Sơn Tây (phóng to). III. Hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ câu hỏi sgk 3. Bài mới Bài tập 1 Dựa vào bảng số liệu: - Xác định các tháng mùa lũ: bao nhiêu tháng? chiếm bao nhiêu % lưu lượng dòng chảy cả năm? Lưu lượng tháng cao nhất và tháng thấp nhất của mùa lũ. - Xác định các tháng mùa cạn: bao nhiêu tháng? chiếm bao nhiêu % lưu lượng dòng chảy cả năm? Lưu lượng tháng cao nhất và tháng thấp nhất của mùa cạn. Bài tập 2: Từ kết quả tính toán trong bài tập 1, rút ra nhận xét về chế độ nước sông Hồng: HĐ 1: Cả lớp GV nêu nhiệm vụ của bài tập 1. hướng dẫn HS cách xác định các tháng mùa lũ (gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hoặc bằng lưu lượng dòng chảy cả năm), theo bảng số liệu đó là các tháng 6, 7, 8, 9, 10. Còn lại là các tháng mùa cạn. HĐ 2: Cá nhân Bước1: Yêu cầu hs dựa vào bảng số liệu, thực hiện các nội dung sau: gv ghi các yêu cầu lên bảng hoặc sử dụng đèn chiếu máy vi tính kết nối để đưa bảng số liệu lên bảng Liệt kê các tháng mùa lũ Tổng lưu lượng các tháng mùa lũ Tổng lưu lượng nước cả năm Tỉ trọng lưu lượng mùa lũ so với cả năm Lưu lượng tháng lũ cao nhất ? Lưu lượng tháng lũ thấp nhất ? Lưu lượng tháng lũ cao nhất gấp bao nhiêu lần tháng lũ thấp nhất ? Liệt kê các tháng mùa cạn . Tỉ trọng lưu lượng mùa cạn so với cả năm ? Bước 2: Yêu cầu 2 hs lên bảng ghi kết quả đã tính. GV ghi chuẩn xác kiến thức hướng dẫn Liệt kê các tháng mùa lũ : 6, 7, 8, 9,10. Tổng lưu lượng các tháng mùa lũ : 32736 m3/s Tổng lưu lượng nướccả năm : 43591 m3/s Tỉ trọng lưu luợng mùa lũ so với cả năm: 75% Lưu lượng tháng lũ cao nhất: 9246 ms/s Lưu lượng tháng lũ thấp nhất: 4122 m3/s Lưu lượng tháng lũ cao nhất gấp bao nhiêu lần tháng lũ thấp nhất: 2,2 Liệt kê các tháng mùa cạn : 11 , 12, 1 ,2, 3, 4 ,5. Tỉ trọng lưu lượng mùa cạn so với cả năm: 25% HĐ 3: Nhóm Bước 1: Dựa vào kết quả đã tính, thảo luận, rút ra nhận xét về chế độ nước sông Hồng. lưu ý : ngoài việc dựa vào kết quả đã tính toán để nhận xét, hs có thể tính thêm số lần chênh lệch của lưu lượng nước giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất trong năm để bổ sung cho phần nhận xét. Bước 2: Đại diện các nhóm trên trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. - Chế độ nước của sông hồng rất thường và phức tạp + Lưu lượng nước mùa lũ và mùa cạn chênh lệch rất lớn: 3 lần + Ngay trong mùa lũ, tháng có đỉnh lũ cao nhất và tháng có đỉnh lũ thấp nhất, chênh lệch đến 2,2 lần + Mùa lũ bắt đầu vào tháng 6, tăng dần và lên đến đỉnh điểm vào tháng 8 sau đó giảm dần đến cuối mùa lũ (tháng 10) + Mùa khô kéo dài 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5 + Chênh lệch giữ lưu lượng tháng cao nhất (tháng 8) và tháng thấp nhất (tháng 3) trong năm là vô cùng lớn: 10 lần * Có thể bổ sung các câu hỏi sau: + Kể tên các phụ lưu và chi lưu chính của sông hồng + Thử tìm hiểu nguyên nhân vì sao lũ sông Hồng thường dâng lên rất đột ngột, người dân ở đồng bằng sông Hồng có thể “sống chung với lũ” như những người dân ở đồng bằng sông Cửu Long? họ đã dùng biện pháp gì để chống chọi với thiên tai? hãy giải thích vì sao trận chiến giữa sơn tinh và thuỷ tinh vẫn còn tiếp diễn. IV. đánh giá Hoàn chỉnh đoạn văn sau Chế độ nước sông Hồng rất ........... và ........... mùa lũ kéo dài ............tháng, đó là tháng .................................. Mùa cạn gồm .......tháng, đó là tháng................. tổng lưu lượng nước trong năm là: .............. V. hoạt động kế tiếp - Về nhà học bài cũ - Chuẩn bị bài 24 Ngày soạn: 29/10/2009 Chương IV: Thổ nhưỡng và sinh quyển Tiết 27 Bài 24: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng I. mục tiêu bài học - Trình bày được các khái niệm thổ nhưỡng, độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển - Biết và hiểu được các nhân tố hình thành đất - Rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu, giải thích kênh hình, xác lập mối quan hệ với các nhân tố với sự hình thành đất - ý thức được việc cần thiết phải bảo vệ tài nguyên đất ii. thiết bị dạy học - Scan hình trong sgk - Đoạn phim về việc khai thác tài nguyên đất - Có hộ trợ máy vi tính iii. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học để trả lời nội dung: - Trình bày các khái niệm: thổ nhưỡng, độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển - Vì sao nói đất là vật thể tự nhiên độc đáo? * Giáo viên chuẩn kiến thức HĐ 2: Nhóm Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học để trả lời nội dung: (6 nhóm) Nhóm 1, 2:nhân tố đá mẹ và khí hậu có vai trò như thế nào trong hình thành đất ?lấy ví dụ. Nhóm 3,4: nhân tố sinh vật và địa hình có vai trò gì trong quá trình hình thành đất? cho ví dụ. Nhóm 5, 6: nhân tố thời gian và con người có vai trò như thế nào trong hình thành đất? Lấy ví dụ. * Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. giáo viên chuẩn kiến thức I. Thổ nhưỡng - Thổ nhưỡng: lớp vật chất mền, xốp trên bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì - Độ phì: là khả năng cung cấp nước, khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển - Thổ nhưỡng quyển: lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp trên bề mặt các lục địa II. Các nhân tố hình thành đất 1. Đá mẹ. - Là những sản phẩm phong hoá từ đá gốc - Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khóang vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất lý hoá của đất. 2. Khí hậu. - Các yếu tố nhiệt, ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất: nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá huỷ trở thành sản phẩm phong hoá; hoà tan – rửa trôi, tích tụ, phân giải tổng hợp chất hửu cơ 3. Sinh vật: (đóng vai trò chủ đạo) - Thực vật: cung cấp xác vật chất hửu cơ cho đất, phá huỷ đá - Vi sinh vật: phân giải xác vật chất nhửu cơ và tổng hợp thành mùn - Động vật: góp phần làm thay đổi 1 số tính chất vật lý của đất 4. Địa hình - ảnh hưởng gián tiếp đến việc hình thành đất thông qua sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm 5. Thời gian. thời gian hình thành đất là tuổi đất 6. Con người. Hoạt động sản xuất của con người có thể làm gián đọan hoặc thay đổi hướng phát triển của đất IV. đánh giá - Lập sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành đất V. hoạt động nối tiếp - Hướng dẫn h/s chuẩn bị bài mới (tiết 28 - bài 25) Ngày soạn: 31/10/2009 Tiết 28 Bài 25. Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật i. mục tiêu bài học - Trình bày khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn, vai trò của sinh quyển - Hiểu và trình bày được vai trò của từng nhân tố vô cơ, sinh vật và con người đến sự phân bố sinh vật - Hiểu, phân tích, nhận xét các hình vẽ bản đồ để rút ra những kết luận cần thiết - Xác lập mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và con người đối với sinh vật ii. thiết bị dạy học - Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất trên trái đất - Đoạn phim về thảm thực vật thế giới - Có máy vi tính hổ trợ iii. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/ nhóm Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức sgk để trả lời nội dung: - Sinh quyển là gì ? - Lấy ví dụ minh hoạ khái niệm HĐ 2: Cả lớp Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức SGK để trình bày vai trò của sinh quyển ? HĐ 3 : Nhóm Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức SGK để trả lời nội dung:(4 nhóm) Nhóm 1: Nhân tố khí hậu ảnh hưởng gì đến sinh vật? Ví dụ? Nhóm 2: Nhân tố đất và địa hình ảnh hưởng gì đến sinh vật? Ví dụ? Nhóm 3: Nhân tố sinh vật và con người ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật? Ví dụ? Nhóm 4: Nhận xét mối quan hệ tổng hợp giữa các nhân tố? Ví dụ? * Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. giáo viên chuẩn kiến thức I. Sinh quyển. 1. Khái niệm. - Là quyển chứa toàn bộ các sinh vật sống 2. Vai trò của sinh quyển. - Tạo ra oxy tự do trông qua quá trình quang hợp - Tham gia vào quá trình hình thành 1 số loại đá, mỏ đá, mỏ quạng, khoáng sản: than bùn, than đá... - Đóng vai trò chủ đạo đối với sự hình thành đất - ảnh hưởng tới thuỷ quyển qua quá trình trao đổi vật chất giữa môi trường và môi trường sống II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. 1. Khí hậu. - Nhiệt độ : ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật - Sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ dẫn đến sự thay đổi thực vật theo vĩ độ - ánh sáng ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật 2. Đất. - ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố sinh vật 3. Địa hình. - Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi. thực tế vành đai sinh vật thay đổi theo độ cao - Lượng nhiệt ẩm của các sườn khác nhau -> có nhiều vành đai khác nhau 4. Sinh vật. - Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của động vật - Mối quan hệ giữa động vật và thực vật rất chặt chẻ + Thực vật là nơi cư trú của động vật + Thức ăn của động vật IV. đánh giá Lập sơ đồ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật V. hoạt động kế tiếp - Hướng dẫn h/s chuẩn bị bài mới (tiết 29 - bài 26) Ngày soạn: 05/11/2009 Tiết 29 Bài 26: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất i. mục tiêu bài học - Nhận xét được sự phân bố của sinh vật và đất theo vĩ độ khác nhau - Biết nhận xét, phân tích bản đồ, lược đồ để rút ra kết luận ii. thiết bị dạy học - Bản đồ các thảm thực vật và các nhóm đất chính trên thế giới - Phim về cảnh quan trên thế giới - Máy vi tính hổ trợ (nếu có) iii. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ. HĐ 1: Nhóm Chia lớp thành 6 nhóm Bước 1: H/s dựa vào bảng thống kê trang 88 sgk, h 26.1, 26.2 trả lời nội dung - Nhóm 1, 2 tìm hiểu về thảm thực vật và đất ở đài nguyên, ôn đới - Nhóm 3, 4 tìm hiểu về thực vật và đất ở cận nhiệt - Nhóm 5, 6 tìm hiểu về thực vật và đất ở nhiệt đới Bước 2: H/s trình bày kết quả giáo viên chuẩn kiến thức Hình 26.2 II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao. HĐ 2: Cá nhân/ cặp Quan sát hình vẽ và trả lời nội dung: - Xác định các vành đai thực vật và đất từ chân núi lên đỉnh núi - Nguyên nhân của sự thay đổi đó ? * Giáo viên cho đại diện h/s trả lời và chuẩn kiến thức Độ cao(m) Vành đai thực vật Đất 0 - > 500 500 - > 1200 1200 - > 1600 1600 - > 2000 2000 - > 2800 Rừng sồi Rừng dẻ Rừng lãnh sam Đồng cỏ anpha Đỏ cận nhiệt Nâu sẩm Potdon Đất đồng cỏ núi Vách đá Nguyên nhân: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi của các thảm thực vật và đất * Cho H/s xem phim để minh hoạ (nếu có) IV. đánh giá - Trình bày đặc điểm phân bố của thực vật và đất theo vĩ độ và độ cao - Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố thảm thực vật và đất theo vĩ độ V. hoạt động kế tiếp - H/s làm bài tập câu hỏi số 3 sgk - Chuẩn bị bài mới (tiết 30 - bài 27) Ngày soạn: 10/11/2009 Ngày dạy: . Tiết 30 Bài 27: Thực hành Phân tích mối quan hệ giữa khí hậu, sinh vật và đất I. mục tiêu bài học - Củng cố các kiến thức đã học về sự phân bố của sinh vậtvà đất trên thế giới - Giải thích sự thay đổi của các thảm thực vật, đất theo vĩ độ và độ cao - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật, đất - Biết nhận xét phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh thực vật và đất - Biết đối chiếu, so sánh các bản đồ khí hậu, thực vật ii. thiết bị dạy học - Biểu đồ các kiểu khí hậu đại diện cho từng đới khí hậu - Bản đồ thảm thực vật và các nhóm đất chính trên trái đất - Phim về thảm thực vật đại diện cho từng đới khí hậu iii. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HĐ 1: Cặp/ nhóm Dựa vào H26.1, H26.2 và kiến thức đã học hoàn thành bài tập 1 * Bắt thăm 1 nhóm bất kì trình bày, các nhóm còn lại thảo luận, bổ sung, giáo viên chuẩn kiến thức. Thảm thực vật(1) Khí hậu (2) Nhóm đất chính 1. Đài nguyên 2. Rừng lá kim 3. Thảo nguyên 4. Rừng lá cứng và cây bụi Địa Trung Hải 5. Xa van 6. Rừng nhiệt đới ẩm 1. Cận cực, cực đới 2. ôn đới lạnh 3. ôn đới lục địa 4. Cận nhiệt Địa Trung Hải 5. Cận xích đạo 6. Nhiệt đới ẩm 1. Chua, nghèo dinh dưỡng 2. Đất potdon 3. Đất đen 4. Đất nâu đỏ 5. Đất đỏ 6. Đất đỏ vàng tươi xốp HĐ 2: Cá nhân - Học sinh làm bài tập 2 SGK * Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức IV. đánh giá - Cho H/s đổi bài cho bạn bên cạnh để cùng nhau tự đánh giá kết quả bằng thang điểm 10 - Giáo viên tổng kết bài học V. Hoạt động kế tiếp - Về nhà tiếp tực làm bài nếu chưa hoàn chỉnh - Chuẩn bị bài mới (tiết 31 - bài 28) Ngày soạn: 10/11/2009 Ngày dạy: . chương vii: một số quy luật của lớp vỏ địa lý tiết 31 bài 28: Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý I. mục tiêu bài học - Xác định được thành phần cấu tạo lớp vỏ địa lý, mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lý - Trình bày được khái niệm, biểu hiện, nghĩa của quy luật; giải thích được nguyên nhân tạo nên quy luật - Nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý trong việc sử dụng bảo vệ tự nhiên ii. thiết bị dạy học - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Kênh hình SGK Scan(ứng dụng máy vi tính) iii. hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân/cặp H/s đọc SGK, nghiên cứu H28 hoàn thành phiếu học tập: Lớp vỏ địa lý Khái niệm Phạm vi Đặc điểm ................ ................ ................ ................ ................ ................ * Khi H/s trình bày xong, giáo viên yêu cầu dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, nêu một ví dụ về mối quan về mối quan hệ giữa địa hình & sông ngòi, giữa địa hình và khí hậu * Yêu cầu H/s nhận xét về bề dày của lớp vỏ địa lí & lớp vỏ Trái đất (ở đại dương & lục địa). GV hỏi: - Phải chăng các thành phần tự nhiên trên trái đất luôn bất biến? Nêu ví dụ. - Con người có vai trò quyết định trong sự thay đổi của tự nhiên? HĐ 2: Cả lớp GV yêu cầu hs đọc

File đính kèm:

  • doctiet 22 den tiet 30 dia ly 10 nang cao.doc
Giáo án liên quan