Bài soạn môn Luyện từ và câu
Bài dạy : Tiết 39 Mở rộng vốn từ : Công dân
I/ Mục tiêu
1Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
2/ Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
II Đồ dùng dạy học
-Đèn chiếu.
-Sử dụng giáo án điện tử.
-Tư liệu tham khảo
-Sách giáo khoa.
-Phiếu học tập của học sinh.
-Từ điển Tiếng Việt
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4166 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Luyện từ và câu tiết 39: Mở rộng vốn từ : Công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn môn Luyện từ và câu
Bài dạy : Tiết 39 Mở rộng vốn từ : Công dân
I/ Mục tiêu
1Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
2/ Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
II Đồ dùng dạy học
-Đèn chiếu.
-Sử dụng giáo án điện tử.
-Tư liệu tham khảo
-Sách giáo khoa.
-Phiếu học tập của học sinh.
-Từ điển Tiếng Việt
III/ Hoạt động dạy và học.
1/ Kiểm tra bài cũ: ( 4’)
+GV nêu câu hỏi:
-Có những cách nào để nối các vế của câu ghép ? ( 1HS)
-Nêu một câu ghép mà em đã viết trong đoạn văn của tiết học trước.(HS nêu và phân tích cách sử dụng nối vế câu.) (1HS)
-GV nhận xét ghi điểm cho HS.
2/ Dạy học bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Giáo viên hỏi HS về chủ điểm của tuần học.
GV nêu từ trong Tiếng việt rất đa dạng và phong phú để mở rộng vồn từ và biết cách sử dụng một số từ thuộc chủ điểm Công dân các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay mở rộng vốn từ :Công dân .(GV ghi đề bài lên bảng)
-GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
-Đọc SGK , sử dụng từ điển để tra cứu nghĩa các từ.
-Đọc và phân tích kĩ đề bài , vận dụng vốn hiểu biết của mình để thảo luận nhóm và làm bài.
Để hiểu rõ hơn về chủ điểm người công dân, trước hết các em phải biết nghĩa của từ công dân, vậy từ công dân có nghĩa như thế nào ta tìm hiểu qua bài tập 1.
* Hoạt động 1/ Làm việc theo nhóm 2.(5’)
Bài tập 1/
Mục tiêu:
-HS biết được nghĩa của từ công dân.
-Biết đặt câu với từ công dân.
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
+Bước 1/
-Cho HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
+Bước hai:
-Thảo luận nhóm đôi.
- HS tra từ điển tìm nghĩa cửa từ công dân sau đó trao đổi trong nhóm để chọn đáp án đúng .
+Bước 2/
-GV chiếu slides 1 có 3 phương án để HS chọn 1 phương án đúng bằng thẻ màu.
Đáp án đúng:
b/ Người dân của một nước ,có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước mình.
-Cho 2 HS nhắc lại nghĩa của từ công dân.
+Bước 3/
Cho HS đặt câu với từ công dân.
-Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
-Là công dân em phải có trách nhiệm và bổn phận với đất nước.
-GV nhận xét và kết luận.
- GV cho HS nêu một số từ có chứa tiếng công .
Ví dụ : công bằng, công kích…(cho HS nêu tự do).
- 1HS đọc đề bài 1.
-Nêu yêu cầu của đề bài.
-Gọi 2 HS đặt câu với từ công dân.
-Lớp nhận xét câu của bạn vừa đặt.
-HS nêu một số từ có tiếng công.
(cho HS nêu tự do để thấy được sự đa dạng của từ.)
-GV nêu : Trong Tiếng Việt có rất nhiều từ có chứa tiếng công như các em vừa nêu, để hiểu rõ nghĩa của một số từ các em sẽ tìm hiểu qua bài tập 2.
Bài tập 2
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4.(15’)
Mục tiêu: - Tìm được nghĩa của một số từ có chứa tiếng công .
- Biết đặt câu với một số từ đó.
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
15’
Bước 1/
-Cho HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài tập số 2.
+GV nêu yêu cầu:
-Làm việc theo nhóm 4.
-Tra từ điển, tìm nghĩa của các từ có trong bài tập.
-Trao đổi , thảo luận trong nhóm để xếp các từ : công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công ngiệp, công chúng, công minh, công tâm vào ba nhóm thích hơp đúng như yêu cầu của đề bài.
-GV phát phiếu học tập .
-Phát bảng nhóm.
-Bước 2/
-Các nhóm thảo luận.
-Ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập.
-Cho 2 nhóm làm trên bảng nhóm.
-Bước 3/
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-Cho HS nêu nghĩa của các từ.
-GV nhận xét- kết luận
-Kết quả đúng:
+Công có nghĩa “của nhà nước, của chung : công cộng, công dân, công chúng
+Công có nghĩa “không thiên vị”
Công bằng, công lí, công tâm.
+Công có nghĩa”thợ, khéo tay”:công nhân, công nghiệp
-GV hỏi thêm :
+Cho một HS nêu nghĩa của từ công cộng.
+Em hãy kể một vài nơi công cộng.
-Đặt câu với từ công cộng
-GV nhận xét.
+Tìm từ trái nghĩa với từ công bằng.
-Đặt câu với từ công bằng.
-GV nhận xét.
-Nêu nghĩa của từ công nhân .
-Đặt câu với từ công nhân.
-GV nhận xét.
-GV Gợi ý :để hiểu rõ nghĩa của các từ có chứa tiếng công các em cần hiểu nghĩa của tiếng kết hợp vơí tiếng công .
-GV nêu vài từ gợi ý Vd : công quỹ, thủ công.
-quỹ = tiền bạc
-thủ =tay…
-Thảo luận nhóm 4
-Nhận nhiệm vụ thảo luận.
-Nhận phiếu học tập.
-Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn tra từ điển, nắm nghĩa của từ sau đó xếp các từ đó vào ba nhóm.
-Hai nhóm làm bảng nhóm sau đó gắn kết quả thảo luận lên bảng lớp.
-Đại diện nhóm trao đổi .
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS kể : công viên, rạp hát, sở thú, đường phố…
-HS đặt câu.
(Chúng ta phải giữ vệ sinh nơi công cộng.)…
-Lớp nhận xét.
-HS : thiên vị, bất công…
-Đặt câu: Thầy giáo rất công bằng với chúng em.
-Lớp nhận xét.
-HS nêu nghĩa của từ công nhân.
-Đặt câu: Bố em là công nhân làm ở nhà máy xe lửa.
-Lớp nhận xét.
3/Bài tập 3.
Hoạt động 3 :Làm việc cá nhân. 5’
Mục tiêu:
- Học sinh tìm được từ đồng nghĩa với từ công dân.
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
Bước 1/
HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
Bước 2/
GV cung cấp nghĩa của các từ cho HS.
Chiếu Slides cho HS đọc thầm nghĩa các từ: đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc, dân, nông dân , công chúng
-GV gợi ý : Dựa vào nghĩa của các từ em chọn những từ nào có nghĩa gần giống nhau dể chọn là từ đồng nghĩa với từ công dân.
Bước 3 / GV kết luận:Từ đồng nghĩa với từ công dân là: nhân dân, dân, dân chúng.
- 1 HS đọc đề nêu yêu cầu của đề bài.
-Lớp nên nhận xét.
4/Bài tập 4/
Hoạt động 4/ 6’
-Mục tiêu: Biết cách sử dụng từ đồng nghĩa với từ công dân .
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
6’
Bước 1
HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
-Cho HS nhắc lại các từ đồng nghĩa với từ công dân.
Bước 2.
-GV cho HS thay từ công dân bằng các từ đồng nghĩa: dân, nhân dân, dân chúng vào câu nói của nhân vật Thành.
-GV gợi ý:
-Tìm từ trái nghĩa với từ nô lệ # tự do.
-Hướng HS nhận thấy hàm ý trái nghĩa của từ nô lệ với nghĩa của từ công dân (Người dân một nước tự do )
-HS trao đổi nhóm 2 trả lời yêu cầu của bài tập
-GV kết luận: không thể thay thế được vì từ công dân có hàm ý “ người dân một nước độc lập” khác với các từ nhân dân, dan chúng, dân.Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
-HS thảo luận nhóm 2.
-Tìm đáp án đúng.
Giải thích được vì sao.
-HS thay các từ vào trong câu.
-Nhận xét ý của các câu có gì không phù hợp.
-Trao đổi trước lớp.
4/Trò chơi ô chữ.
Hoạt động 4./ Cả lớp tham gia trò chơi ô chữ. (4’)
Mục tiêu: Củng cố lại một số kiến thức đã học.
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
4’
1’
-Hướng dẫn cách chơi.
-Có 5 câu hỏi ứng với 5 câu trả lời đúng với số chữ cái của ô chữ.
- HS chọn câu hỏi tuỳ ý.
-Đọc nội dung câu hỏi, tìm câu trả lời đúng với số ô chữ cái trên màn hình.
-Có thể trả lời từ chìa khoá nếu biết.
-Mỗi nhóm được chọn 1câu, 1 câu giành cho một HS hoạt động tốt nhất trong tiết học.
-GV điều khiển máy.
GV tổng kết tiết học.
-Dặn dò:
-Học lại bài.
-Chuẩn bị bài :Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
-HS lắng nghe.
-HS tham gia trò chơi.
File đính kèm:
- Mo rong von tu cong dan.doc