I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Vận dụng qui tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng được qui tắc bàn tay trái khi biết trong 3 yếu tố : chiều dòng điện, chiều đường sức từ, chiều lực từ.
2.Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập xác định đường sức từ, chiều dòng điện, chiều đường sức từ.
3.Về thái độ
- Cá nhân cẩn thận tỉ mỉ biết cách hợp tác trong các hoạt động trên lớp.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- 1 ống dây điện khoảng 500 –700 vòng, đường kính của cuộn dây cỡ 3 cm, 1 giá thí nghiệm và 1 biến trở, 1 nguồn điện 6 vôn, 1 công tắc điện, 1 thanh nam châm. 5 đoạn dây nối.
2. Học sinh:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý 9 - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2013 tiết: 31 tuần: 16
Bài 30 BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ
QUY TẮC NẮM BÀN TAY TRÁI
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Vận dụng qui tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.
- Vận dụng được qui tắc bàn tay trái khi biết trong 3 yếu tố : chiều dòng điện, chiều đường sức từ, chiều lực từ.
2.Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập xác định đường sức từ, chiều dòng điện, chiều đường sức từ.
3.Về thái độ
- Cá nhân cẩn thận tỉ mỉ biết cách hợp tác trong các hoạt động trên lớp.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- 1 ống dây điện khoảng 500 –700 vòng, đường kính của cuộn dây cỡ 3 cm, 1 giá thí nghiệm và 1 biến trở, 1 nguồn điện 6 vôn, 1 công tắc điện, 1 thanh nam châm. 5 đoạn dây nối.
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 30
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
- Phát biểu quy tắc nắm bàn tay phải và quy tắc nắm bàn tay trái ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Hướng dẫn giải bài tập 2
Nhắc lại kí hiệu ·
- Chiếu đề bài
- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện
Hoạt động 2 : Hướng dẫn giải bài tập 3
-Yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu giải bài 3
- Đưa mô hình khung dây để HS hình dung mặt phẳng khung dây.
- Gọi 1 HS lên bảng giải
- Đọc đề bài
- Cá nhân thực hiện
- HS khác thảo luận nhận xét.
- Cá nhân giải bài 3
- Thảo luận , nhận xét
Bài tập 2 :
Bài tập 3 :
b.khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ.
c.Đổi chiều dòng điện,hoặc đổi từ cực của nam châm.
4.Củng cố:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập.
5.Dặn dò :
- Làm bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị bài 31 “ HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ ”
IV. Rút kinh nghiêm:
Ngày soạn: 30/11/2013 tiết: 32 tuần: 16
Bài 31 HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Làm được thí nghiệm dùng NC vĩnh cửu hoặc NC điện để tạo ra dòng điện cảm ứng.
- Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kính bằng NC vĩnh cứu hoặc NC điện.
- Sử dụng đúng 2 thuật ngữ mới, đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng từ.
2.Về kĩ năng:
- Quan sát và mô tả chính xác hiện tượng xảy ra.
3.Về thái độ
- Nghiêm túc, trung thực
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
1 cuộn dây có gắn bóng đèn LED, 1 thanh NC có trục quay vuông góc với thanh, 1 NC điện, 1 biến thế nguồn, 1 đinamô xe đạp có lắp bóng đèn, 1 đinamô XĐ bóc 1 phần vỏ ngoài để nhìn thấy NC và cuộn dây.
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 31
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
- Phát biểu nội dung quy tắc nắm bàn tay phải ?
3. Bài mới
Đặt vấn đề, ta đã biết muốn tạo ra dòng điện thì cần pin ,acquy có TH nào không cần nó mà vận có dòng điện không?
- Gợi ý: XĐ TQ không có pin, vậy bộ phận nào làm cho đèn sáng ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo hoạt động của đinamô xe đạp
- Yêu cầu HS quan sát hình 31,1 và chỉ ra các bô phận. Gọi HS đoán xem nó hoạt động như thế nào?
Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách dùng nam châm vĩnh cửu tạo ra dòng điện
- Yêu cầu HS nghiên cứu C1 ® Nêu dụng cụ làm thí nghiệm và các bước.
- Giao dụng cụ cho nhóm yêu cầu HS làm thí nghiệm trả lời câu hỏi SGK.
(Lưu ý: - Cuộn dây dẫn phải nối kín).
- Động tác nhanh, dứt khoát
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C2 và làm thí nghiệm dự đoán.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu cách dùng nam châm điện tạo ra dòng điện
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2 ® Nêu dụng cụ và cách tiến hành.
(Lưu ý: Lõi sắt của NC điện đưa sâu vào lồng cuộn dây).
- Khi đóng, ngắt mạch điện thì cường độ thay đổi như thế nào?
Hoạt động 5 : Tìm hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ
- Các trường hợp xuất hiện dòng điện ở 2 thí nghiệm là dòng điện cảm ứng (hiện tượng cảm ứng điện từ)
- Yêu cầu HS trả lời C4, C5
- (Đinamô xe đạp)
Quan sát hình vẽ ®Nêu cấu tạo (Là có 1 NC và cuộn dây có thể quay quanh trục).
- Dự toán hoạt động.
- Tìm hiểu C1, Nêu dụng cụ, các bước thí nghiệm.
- Nhận dụng cụ ® Tiến hành thí nghiệm
*Nhận xét:
HS trả lời dự đoán và làm thí nghiệm
Tìm hiểu thí nghiệm ® Nêu dụng cụ và cách tiến hành.
- Đại diện nhóm nêu kết quả: Trong khi đóng mạch điện thì 1 đèn LED sáng ngắt dòng điện thì đèn LED 2 sáng
- Cá nhân trả lời
- HS tìm hiểu SGK ® Trả lời câu hỏi.
- Trả lời C4 làm thí nghiệm ® Báo cáo kết quả.
I - Cấu tạo và hoạt động của đinamô xe đạp :
Hình 31.1 SGK
II – Dùng nam châm để chế tạo ra dòng điện
1-Dùng nam châm vĩnh cửu :
C1 : Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây kín ở TH: Di chuyển NC lần gần hoặc ra xa cuộn dây.
C2 : Trong cuộn dây có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
*Nhận xét 1 : (SGK)
2-Dùng nam châm điện.
C3 : Trong khi đóng mạch điện của nam châm điện.
-Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện.
Nhận xét 2: SGK
III-Hiện tượng cảm ứng điện từ
C4 : Trong cuộc dây có dòng điện cảm ứng xuất hiện .
C5 : Nhờ nam châm ta có thể tạo ra dòng điện.`
4.Củng cố:
- GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ.
- Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sách bài tập.
5.Dặn dò :
- Làm bài tập trong sách bài tập
Ký duyệt
Lương Ngọc Nam
- Chuẩn bị tiết 33 “ ÔN TẬP ”
IV. Rút kinh nghiêm:
Ký duyệt
Duong Bảo Minh
File đính kèm:
- vat li 9.tuan 16.doc