Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (cơ bản) - TrườngTHPT Hoà Vang - Bài 2: Chuyển động thẳng đều

I. Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều.

- Vận dụng công thức để xác định phương trình chuyển động và tính quảng đường đi được trong chuyển động thẳng đều ở một số bài toán.

b) Kỹ năng:

- Giải được một số bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau.

- Vẽ được đồ thị x-t.

- Từ đồ thị xác định được các thông tin cần thiết.

- Nhận biết được một số chuyển động thẳng đều trong thực tế gặp phải.

c) Thái độ:

- Có hứng thú trong học tập bộ môn vật lý và vận dụng vào đời sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (cơ bản) - TrườngTHPT Hoà Vang - Bài 2: Chuyển động thẳng đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TrườngTHPT Hoà Vang GV: Lê Tài Trí Ngaìy soaûn:. BÀI 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU I. Mục tiêu: a) Kiến thức: - Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. - Vận dụng công thức để xác định phương trình chuyển động và tính quảng đường đi được trong chuyển động thẳng đều ở một số bài toán. b) Kỹ năng: - Giải được một số bài toán về chuyển động thẳng đều ở các dạng khác nhau. - Vẽ được đồ thị x-t. - Từ đồ thị xác định được các thông tin cần thiết. - Nhận biết được một số chuyển động thẳng đều trong thực tế gặp phải. c) Thái độ: - Có hứng thú trong học tập bộ môn vật lý và vận dụng vào đời sống. II. Chuẩn bị: a) Giáo viên: - Tham khảo SGK vật lý lớp 8. - Chuẩn bị đồ thị tọa độ trên giấy bìa. - Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm (máng nghiêng ,bọt khí chuyển động trong ống thủy tinh,hoặc như SGK) -Một số bài tập vận dụng. b)Học sinh: - Làm TN trước ở nhà như hướng dẫn của GV và các kết quả thu nhận từ thí nghiệm NỘI DUNG GHI BẢNG I. Chuyển động thẳng đều. 1) Tốc độ trung bình: vtb = s/t Đơn vị : m/s; km/h 2) Định nghĩa chuyển động thẳng đều: (SGK) 3) Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều: s = v.t II. Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = xo+ v.t * Qui ước: xo, v > 0 khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động và ngược lại. -Trường hợp tổng quát : x = x0 + v(t + t0) t: thờI điểm t. t0: thờI điểm ban đầu. III. Phương pháp: - Đặt vấn đề- TN minh họa- rút ra kết luận. IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ: T/gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 phút - Nêu câu hỏi: 1)Chuyển động thẳng,vận tốc trung bình,vận tốc tức thời. 2) Cách xác định vị trí một vật chuyển động trên đường thẳng. - Trả lời câu hỏi 2. HĐ 2: Tạo tình huống có vấn đề: T/gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 phút - Gọi 1 vài HS lên bảng ghi lại số liệu đo đạt trong TN ở nhà. - Yêu cầu HS nhận xét dựa vào các số liệu trong các TN đó. - Tiến hành ghi kết quả TN - Tốc độ chuyển động không đổi. 3. HĐ 3: Tiến hành thí nghiệm xử lí kết quả đo: T/ gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15 phút - Tiến hành TN. Nhờ HS đo kết quả. - Yêu cầu HS nhận xét. - GV có thể nêu bài toán tổng quát như trong SGK rồi yêu cầu HS xác định quảng đương đi được, thời gian chuyển động và tốc độ trung bình. - Dẫn dắt để đi đến khái niệm chuyển động thẳng đều. - Yêu cầu HS tính quảng đường đi được theo công thức -HS tính toán dựa trên các số liệu TN hoặc theo yêu cầu của GV - Rút ra định nghĩa chuyển động thẳng đều. - HS trả lời câu hỏi 4. HĐ 4: Xây dựng phương trình chuyển động và vẽ đồ thị tọa độ thời gian(x - t) T/ gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10 phút -Nêu bài toán tổng quát trong SGK hoặc tương tự. - Yêu cầu HS xác định tọa độ của chất điểm sau thời gian chuyển động t. - Đặt vấn đề xác định đồ thị x – t bằng một bài toán. Sau đó yêu cầu tất cả hs dựa vào bảng (x,t) trong SGK để lập nên một bảng số liệu từ bài toán. - Gọi một vài HS bất kì lên bảng vẽ đồ thị tọa độ thời gian theo bảng số liệu của mình theo thứ tự từ HS yếu- TB - khá - Tính quảng đường đi được s = v.t. - x = xo + s = xo + vt - Hs ghi bài toán vào vở sau đó lập bảng và xác định các số liệu. - Tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV 5.HĐ 5: Vận dụng củng cố T/gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 phút - Câu hỏi: Nếu trong bài tập trên chọn chiều dương của trục tọa độ theo chiều ngược lại thì đồ thị sẽ có dạng như thế nào? - Sau đó GV đưa ra các loại đồ thị khác nhau và gọi HS nhận xét, trả lời các câu hỏi. -Nêu trường hợp tổng quát để đi đến biểu thức : x = x0 + v (t + t0) - HS quan sát và nhận xét các đồ thị của GV đưa ra và trả lời các câu hỏi. 6.HĐ6:Hướng dẫn về nhà . T/ gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 phút Hướng dẫn các bài tập củng cố. Hướng dẫn cách làm thí nghiệm về chuyển động thẳng biến đổi đều. -Làm các bài tập củng cố - Tiến hành thí nghiệm . V. RUÏT KINH NGHIÃÛM

File đính kèm:

  • doctiet 2.chuyen dong thang deu.doc
Giáo án liên quan