I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh phát biểu được định ngĩa Lực, phép phân tích lực và tổng hợp lực
- Phát biểu được qui tắc Hình bình hành
- Hiểu được điều kiện cân bằng của chất điểm
2. Kỹ năng
- Thành thạo kỹ năng phân tích và tổng hợp lực.
- Vận dụng qui tắc HBH để giải các bài toàn về tổngv hợp và phân tích lực.
3. Thái độ:
- Rèn luyện kỹ năng thực hành vật lý.
- Tính cẩn thận, tỉ mỷ trong nghiên cứu khoa học
II. Chuẩn bị:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (cơ bản) - TrườngTHPT Hoà Vang - Tiết 16: Tổng hợp và phân tích lực. điều kiện cân bằng của chất điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TrườngTHPT Hoà Vang
GV: Lê Tài Trí Ngày soạn:.
TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh phát biểu được định ngĩa Lực, phép phân tích lực và tổng hợp lực
- Phát biểu được qui tắc Hình bình hành
- Hiểu được điều kiện cân bằng của chất điểm
2. Kỹ năng
- Thành thạo kỹ năng phân tích và tổng hợp lực.
- Vận dụng qui tắc HBH để giải các bài toàn về tổngv hợp và phân tích lực.
3. Thái độ:
- Rèn luyện kỹ năng thực hành vật lý.
- Tính cẩn thận, tỉ mỷ trong nghiên cứu khoa học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Các dụng cụn thí nghiệm cho hình 9.3 và 9.5
- Hình vẽ minh hoạ khổ lớn cho hình 9.6
2. Học sinh
- Ôn lại các kiến thức về lực đã học ở chương trình THCS, các kiến thức về đại số véc tơ và phép tính lượng giác.
NỘI DUNG GHI BẢNG
I. LỰC VÀ CÂN BẰNG LỰC
Lực là đại lượng vecto đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác kết quả là làm vật thu gia tốc hoặc biến dạng
Các lực cân bằng là các lực tác dụng đồng thời vào vật và không gây ra gia tốc cho vật
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật ,cùng giá cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau.
đường thẳng chứa Vecto lực gọi là giá của lực
II. TỔNG HỢP LỰC
- là các lực cân bằng.
(Vẽ hình 9.6)
- Lực phải là lực cân bằng với lực
Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một HBH thì đường cheóa kẻ từ điểm đồng qui biểu diễn hợp lực của chúng.
III.Điều kiện cân bằng của chất điểm
++=0
Muốn cho chất điểm cân bằng thì hợp các lực tác dụng lên nó phải bằng 0
- Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng như giống hệt như lực ấy. Các lực thay thế gọi là các lực thành phần
Hình vẽ SGK
* Chú ý : Muốn phân tichs lực cũng cần phải tuân theo qui tắc HBH và biết tác dụng cụ thể của lực theo hai phương nào thì phân tích lực theom phương ấy
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm lực và cân bằng lực:
T/gian
Hoạt động của GV
Hoạt động củav HS
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về lực đã học THCS
- Cho HS quan sát hình 9.1 và trả lời câu hỏi C1.
Gọi ý
- Hỏi: Vật thay đổi vận tốc có nghĩa là gì?
Gợi ý: Dây cung biến dạng , tên thay đổi vận tốc là do có lực tác dụng . Vậy lực là gi?
- Trình bày thí nghiệm như hình vẽ 9.3. cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi C2
- Đốt sợi dây và đặt câu hỏi vì sao quả cầu rơi xuống.
Hỏi: đặc điểm của 2 lực CB?
- Lực căng của dây có hướng dọc theo dây => đường thẳng chứa Vecto lực gọi là giá của lực
- Nhắc lại
Trả lời: Tay làm cung biến dạng, dây cung làm tên thay đổi vận tốc.Mũi tên bay theo hướng tác dụng của dây cung
- thu gia tốc
- Trả lời
Học sinh trả lời được câu hỏi C2
- Nhân biết được tác dụng của dây “ Triệt tiêu “ tác dụng của quả đất => Trọng lực cân bằng với lực căng dây.
Hoạt động 2:Tìm qui tắc tổng hợp hai lực:
T/gian
Hoạt động của GV
Hoạt động củav HS
Trình bày thí nghiệm trên hình 9.5 cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh chỉ ra các lực tác dụng vào vònh nhẫn. Nhận xét trạng thái của vòng nhẫn và đặc điểm của các lực.
- Trình bày hình vẽ 9.6
- Do , và là 3 lực cân bằng do đó có thể thay 2 lực, bằng một lực được không và lực phải có đặc điểm như thế nào.
- Thay đổi độ lớn của , và cho học sinh nhận xét
- Từ hình vẽ đua ra qui tắc xác định lực tổng hợp của hai lực thành phần: Qui tắc HBH
Cho học sinh viết điều kiện cân bằng của vòng nhẫn trong thí nghiệm trên
-Quan sát thí nghiệm
-Chỉ ra các lực tác dụng lên vòng nhẫn
+ Trạng thái của vòng nhẫn: Cân bằng
=> Các lực tác dụng là các lực cân bằng
Trả lời ; Ngược hướng với lực
++=0
+=
Hoạt động 3:Tìm hiểu qui tác phân tích lực
T/gian
Hoạt động của GV
Hoạt động củav HS
Cho học sinh đọc SGK và hướng dẫn cách tiếp cận như khi đưa ra phương pháp tổng hợp lực:
+ Giải thích lại điều kiện cân bằng của vòng nhẫn trong TN trên
+ Cho ví dụ về phân tích một lực thành hai lực theo 2 phương cho trước.
Hỏi học sinh cách phân tích một lực thành hai lực
Trả lời như SGK
Hoạt động 4:Cũng cố
T/gian
Hoạt động của GV
Hoạt động củav HS
-Xác định các giá trị của hợp lực khi hai lực thành phần cùng phương ngược chiều và cùng phương cùng chiều
- Sử dụng công thức lượng giác để xác định các giá trị của hợp lực trong trường hợp khác
Hoạt động 5: Ra bài tập về nhà và dặn dò
IV. RUT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- tiet 16.tong hop va phan tich luc.doc