Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (cơ bản) - TrườngTHPT Hoà Vang - Tiết 49: Quá trình đẳng nhiệt định luật bôi - Lơ – ma - ri - ốt

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết được các khái niệm trạng thái và quá trình.

 - Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.

 - Phát biểu và nêu được biểu thức của định luật Bôi - lơ – Ma - ri- ốt.

 - Nhận biết được dạng đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V).

 2. Kỉ năng:

 - Vận dụng được phương pháp xử lí các số liệu thu được bằng thí nghiệm vào việc xác định mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt.

 - Vận dụng được định luật Bôi - lơ – Ma - ri- ốt để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên:

 - Thí nghiệm 29.1 và 29.2 SGK.

 2. Học sinh:

 - Mỗi HS một tờ giấy kẻ ô li khổ 15x15 cm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 (cơ bản) - TrườngTHPT Hoà Vang - Tiết 49: Quá trình đẳng nhiệt định luật bôi - Lơ – ma - ri - ốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TrườngTHPT Hoà Vang GV: Lờ Tài Trớ Ngày soạn: 8 - 2 - 2009. Tiết 49 quá trình đẳng nhiệt định luật Bôi - lơ – ma - ri - ốt I. Mục tiêu 1. Kiến thức : - Nhận biết được các khái niệm trạng thái và quá trình. - Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. - Phát biểu và nêu được biểu thức của định luật Bôi - lơ – Ma - ri- ốt. - Nhận biết được dạng đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V). 2. Kỉ năng: - Vận dụng được phương pháp xử lí các số liệu thu được bằng thí nghiệm vào việc xác định mối liên hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt. - Vận dụng được định luật Bôi - lơ – Ma - ri- ốt để giải các bài tập trong bài và các bài tập tương tự. II. Chuẩn bị  1. Giáo viên : - Thí nghiệm 29.1 và 29.2 SGK. 2. Học sinh: - Mỗi HS một tờ giấy kẻ ô li khổ 15x15 cm. III. Tiến trình dạy học  1. ổn định lớp: 2. Nội dung bài dạy: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Câu hỏi 1: Trình bày nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử. Câu hỏi 2: áp suất của một lượng khí xác định phụ thuộc vào các yếu tố nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu các khái niệm trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: CH1: Kể tên các thông số trạng thái của một lượng khí. CH2: Quá trình biến đổi trạng thái là gì? CH3: Đẳng quá trình là gì? I- Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái - Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số: thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T. - Quá trình biến đổi trạng thái: là quá trình làm thay đổi các thông số trạng thái. - Đẳng quá trình: là quá trình biến đổi trạng thái trong đó hai thông số biến đổi, còn một thông số không đổi.I- Trạng thái và Hoạt động 3: Thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt và phát biểu định luật Bôi - lơ – Ma - ri ốt HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: CH4 : Thế nào là quá trình đẳng nhiệt? - Đặt vấn đề: Xét quá trình đẳng nhiệt, tìm mối quan hệ giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định. I. Quá trình - Khảo sát định tính: thí nghiệm với bơm tiêm để HS có nhận xét sơ bộ V giảm thì p tăng và dự đoán p tỉ lệ nghịch với V. - Đặt vấn đề: Thể tích giảm thì áp suất tăng. Nhưng liệu áp suất có tăng tỉ lệ nghịch với thể tích hay không? - Thông báo để khảo sát định lượng quan hệ giữa p và V tiến hành thí nghiệm sau: - Mô tả thí nghiệm và nêu cách tính thể tích và áp suất khí trong xi lanh. - Kẻ bảng ghi kết quả thí nghiệm. - Gọi 2 HS lên bảng: + 1 HS tiến hành thí nghiệm: cho pít tông dịch chuyển để thay đổi thể tích của khí theo bảng và đọc giá trị áp suất tương ứng. + 1 HS: ghi lại và xử lí số liệu đo. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: CH5 : Từ kết quả đo V và p làm thế nào nhận biết quan hệ giữa V và p? + Trợ giúp : Nếu tích pV = hằng số thì p và V tỉ lệ nghịch. Nếu thương p/V = hằng số thì p và V tỉ lệ thuận. - Yêu cầu HS tính tích pV và ghi vào cột để trống ở bảng kết quả thí nghiệm. - Thông qua bảng kết quả thí nghiệm, yêu cầu HS nêu nhận xét tích pV và rút ra kết luận về mối quan hệ giữa p và V. - Thông báo kết quả này đã được nhà vật lí người Anh có tên là Bôi - lơ tìm ra vào năm 1662, và năm 1676 nhà vật lí người Pháp có tên là Ma - ri - ốt cũng tìm ra một cách độc lập. Người ta lấy tên của hai ông làm tên của định luật. - Yêu cầu HS phát biểu định luật Bôi - lơ – Ma - ri - ốt. - Yêu cầu HS viết hệ thức định luật cho 2 trạng thái của một lượng khí xác định. - Thông báo hằng số của tích pV phụ thuộc vào khối lượng và nhiệt độ của khí. II. Quá trình đẳng nhiệt - Quá trình đẳng nhiệt: SGK III. Định luật Bôi - lơ – Ma - ri - ốt - Thí nghiệm: + Xét một lượng khí xác định, có nhiệt độ không đổi. + Dụng cụ đo áp suất. + Dụng cụ đo thể tích. - Kết quả thí nghiệm Trạng thái Thể tích V= h. S (cm3) áp suất p (105 Pa) 1 3.S 2 3,5.S 3 2,5.S 4 2.S - Kết luận: pV = hằng số hay p ~ a - Định luật Bôi - lơ – Ma - ri - ốt : SGK - Hệ thức : Viết cho 2 trạng thái của một lượng khí xác định Hoạt động 4: Tìm hiểu đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIấN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: CH 6: Đường đẳng nhiệt là gì? - Yêu cầu HS dùng các số liệu trong bảng kết quả thí nghiệm để vẽ đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V) theo tỉ lệ: + Trên trục hoành : 1 ô ứng với 0,5S. + Trên trục tung : 2 ô ứng với 0,5 .105 pa ứng với 2 ô. - Yêu cầu HS nêu dạng đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V). - Thông báo tên gọi của đường cong đẳng nhiệt. - Yêu cầu HS chứng minh đường đẳng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn đường đẳng nhiệt ở dưới. IV- Đường đẳng nhiệt - Định nghĩa: SGK. - Trong hệ tọa độ (p, V) đường đẳng nhiệt là đường hypebol. - ứng với nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đương đẳng nhiệt khác nhau. Đường đẳng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn đường đẳng nhiệt ở dưới. 3. Củng cố và hướng dẫn về nhà - Củng cố: Cho HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập 5 đ 7/159 SGK. - Hướng dẫn về nhà: Xem trước bài “ Quá trình đẳng tích - Định luật Sác lơ”. IV. đánh giá V. rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiet 48.qua trinh dang nhiet.doc
Giáo án liên quan